BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang36/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   67

Trả lời (tại công văn số 5952/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2006-2010, được Trung ương giao trong kế hoạch hàng năm. Ngoài ra, những xã đặc biệt khó khăn đồng thời là xã biên giới Việt - Lào sẽ được đầu tư thêm từ nguồn vốn theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế – xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cămpuchia đến năm 2010.

Về đề nghị bổ sung 158,359 tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn nằm dọc tuyến biên giới Việt - Lào: hiện nay để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngân sách nhà nước chưa có nguồn để bổ sung; đề nghị tỉnh chủ động sử dùng các nguồn vốn theo chương trình 135 và Quyết định 160 đã được Nhà nước giao và chủ động huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận kiến nghị của tỉnh và sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ thêm khi cân đối được nguồn vốn.

3/ Cử tri tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Nam, Điện Biên, Cao Bằng kiến nghị:

Hiện nay, ở miền núi nhiều xã còn chưa có trụ sở, nơi có thì quá chật hẹp, không đủ chỗ làm việc cho các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, trang bị cơ sở vật chất và phương tiện làm việc rất thiếu, thiết kế và đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Đề nghị Chính phủ bố trí ngân sách để các xã địa phương miền núi nhất là vùng cao, các xã khó khăn xây dựng trụ sở làm việc chung của cơ quan đảng ủy, ủy ban, các ngành và đoàn thể.

Trả lời (tại công văn số 5950, 5949, 5937, 5933, 5951, 5952/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Kiến nghị của cử tri đối với việc xây dựng trụ sở, trang bị cơ sở vật chất cho các cơ quan cấp xã là rất xác đáng và cần thiết. Chính phủ đã nắm được tình hình đó nên đã đồng ý về chủ trương và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án về hoàn thiện trụ sở xã trên cả nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng đề án. Hiện nay, dự thảo đề án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng xong, đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo dự thảo đề án, việc xây dựng đồng bộ trụ sở làm việc cấp xã sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2009 - 2012 bằng 2 nguồn vốn: Nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.



4/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, hỗ trợ vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ để tỉnh Hòa Bình đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng (đầu tư các tuyến đường liên huyện, liên xã, hỗ trợ các địa phương trong tỉnh thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, chống sạt lở và các công trình khắc phục hậu quả thiên tai).

Trả lời (tại công văn số 5951/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Từ năm 2006, nhằm giúp tỉnh thực hiện mục tiêu đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng (đầu tư các tuyến đường liên huyện, liên xã, hỗ trợ các địa phương trong tỉnh thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, chống sạt lở và các công trình khắc phục hậu quả thiên tai), Chính phủ đã phát hành nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và giao cho tỉnh Hòa Bình 519,3 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các dự án đường ô tô đến xã 147,5 tỷ đồng, thủy lợi và đê kè khắc phục lũ lụt 190 tỷ đồng, bệnh viện tuyến huyện 56 tỷ đồng, kiên cố hóa trường lớp học 125,8 tỷ đồng…



Đối với các dự án chống sạt lở sau thủy điện Hòa Bình:

+ Năm 2007, Ngân sách Trung ương đã bố trí 60 tỷ đồng từ nguồn dự phòng Trái phiếu Chính phủ để đầu tư kè bờ sông Đà và cứng hóa mặt đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình (văn bản số 1614/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ), đến nay đó đảm bảo bố trí đủ vốn cho dự án này với mức vốn đầu tư đó được phê duyệt là 198 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ là 170 tỷ đồng.

+ Đối với dự ỏn đầu tư vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình đó được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt với tổng mức đầu tư là 385 tỷ đồng (Quyết định 672/QĐ-UBND ngày 2/4/2007). Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp dự án này vào kế hoạch đầu tư các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung trong đợt điều chỉnh tới.

+ Trong năm 2007, ngân sách Trung ương đó tạm ứng 50 tỷ đồng để đầu tư kè chống sạt lở bờ sông Đà, đoạn xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn.

+ Trong năm 2008, Chính phủ đang xem xét để tiếp tục tạm ứng 20 tỷ đồng đầu tư xử lý cấp bách Kè bờ sông Đà, phường Đồng Tiến và xã Sủ Ngòi- thuộc Dự án hạ lưu sông Đà.

Trong những năm tiếp theo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ để tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, y tế, thủy lợi và đường giao thông đến xã chưa có đường đến trung tâm xã ở tỉnh Hòa Bình.



5/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Câu hỏi 1:Về hỗ trợ vốn cho dự án tiêu úng vùng màu 3 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị: đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ vốn.

Trả lời (tại công văn số 5950/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc hỗ trợ vốn đầu tư cho Dự án tiêu úng vùng màu 3 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu là xác đáng và cần thiết nhằm tăng nhanh diện tích gieo trồng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân ở 3 huyện này.

Trước mắt, đề nghị Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo các bên liên quan, hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ thực hiện dự án khi cân đối được nguồn vốn./.

Câu hỏi 2: Đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí cho tỉnh nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn, bao gồm đầu tư các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách địa phương, hỗ trợ phần vốn đối ứng của các dự án, địa phương đảm nhận kinh phí và thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Đối với những công trình dự án quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, sau khi huy động các nguồn trong nước mà không đáp ứng được thì thực hiện theo cơ chế Chính phủ vay về cho địa phương vay lại để thực hiện.

Trả lời (tại công văn số 5950/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, cùng với các nguồn vốn khác, vốn ODA đã góp phần quan trọng vào xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thuỷ lợi, y tế, trường học... và xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

a) Theo Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thời kỳ 2006-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 290 ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực sau:

(1) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo;

(2) Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;

(3) Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác);

(4) Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

(5) Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

Nếu căn cứ vào những lĩnh vực ưu tiên trên thì các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương nêu trên là phù hợp. Tuy nhiên, ngoài cố gắng của Chính phủ, việc huy động nguồn vốn ODA cho các chương trình, dự án mà các địa phương đề xuất còn tùy thuộc vào mức độ quan tâm và chính sách viện trợ của nhà tài trợ.

b) Về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA, hiện này Chính phủ chỉ có chính sách hỗ trợ vốn đối ứng đối với các vùng khó khăn và các tỉnh nghèo.

c) Việc huy động vốn ODA thực hiện theo từng chương trình, dự án cụ thể trên cơ sở điều ước quốc tế cụ thể ký kết với nhà tài trợ nên không thể áp dụng cơ chế Chính phủ cho các địa phương vay lại nguồn vốn này cho các dự án trong nước khi thiếu vốn.

Câu hỏi 3: Trong điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp, đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng cầu bắc qua sông Lam để đảm bảo điều kiện đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay, hiện tượng xói lở hai bên bờ sông Lam làm mất nhiều diện tích đất sản xuất và thường xuyên đe dọa tính mạng người dân, đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả nhằm giúp nhân dân yên tâm sản xuất và ổn định đời sống.

Trả lời (tại công văn số 5950/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

1. Trong những năm qua cùng với phát triển kinh tế-xã hội cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân qua sông Lam ngày càng tăng nhanh, vì vậy việc bắc thêm cầu qua sông Lam là rất cần thiết. Hơn nữa, việc tăng cường kết cấu hạ tầng là một việc làm hết sức quan trọng, tạo tiền đề để thành phố Vinh trở thành thành phố loại I vào thời gian tới.

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tích cực, đa dạng hoá nguồn vốn để tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có các công trình cầu đường giao thông. Cầu bắc qua sông Lam đang được các cơ quan trách nhiệm nghiên cứu và sẽ sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai.

2. Việc xói lở hai bên bờ sông Lam làm mất nhiều diện tích đất sản xuất và thường xuyên de doạ tính mạng người dân, trước mắt, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan chủ động bố trí nguồn ngân sách do địa phương quản lý để khắc phục những yêu cầu bức xúc nhất, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ thêm khi cân đối được nguồn vốn.



Câu hỏi 4: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bố trí vốn thực hiện đầu tư hai bệnh viện vùng và hai trường dạy nghề ở Con Cuông thuộc tuyến đường 7 và Nghĩa Đàn thuộc tuyến đường 48 để phục vụ đồng bào miền núi ; giao tỉnh lập dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (riêng 2 bệnh viện dùng vốn trái phiếu Chính phủ).

Trả lời (tại công văn số 5950/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tại thông báo số 111/TB-VPCP ngày 5/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép tỉnh Nghệ An thành lập 2 thị xã vùng tại Con Cuông và Thái Hoà, tỉnh cần chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu từ nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị và các nguồn khác, Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ thêm khi cân đối được nguồn vốn.

Việc đầu tư mới 2 bệnh viện vùng ở 2 thị xã này là cần thiết, đề nghị Tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư (thuộc thẩm quyền của Tỉnh) và làm việc với Bộ Y tế đưa vào Quy hoạch mạng lưới bệnh viện Việt Nam, trên cơ sở đó ngân sách trung ương sẽ có cơ sở để hỗ trợ đầu tư.

Việc đầu tư 2 trường dạy nghề ở 2 vùng sẽ góp phần nâng cao tay nghề và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy vậy, để được xác định là trường vùng, trường trọng điểm đề nghị Tỉnh làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét đưa vào quy hoạch. Theo Luật Ngân sách nhà nước, các trường địa phương sẽ do ngân sách địa phương tự cân đối vốn đầu tư, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua Chương trình tăng cường năng lực dạy nghề. Phần hỗ trợ của ngân sách trung ương sẽ được thực hiện thông qua kế hoạch hàng năm, phụ thuộc vào khả năng cân đối của Ngân sách trung ương hoặc sử dụng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.



Câu hỏi 5: Về các công trình hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm theo quyết định 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan xem xét hỗ trợ vốn theo kế hoạch.

Trả lời (tại công văn số 5950/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Ngày 30/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa Vùng Bắc Trung Bộ.

Trước đó, ngày 02/6/2003, Bộ Chính trị cũng đã có kết luận số 20-KL/TW về một số chủ trương phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vinh đến năm 2005 và 2010.

Ban Thường vụ tỉnh Nghệ An đã có Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 về đưa thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá Bắc Trung Bộ và UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 3/12/2006 về kế hoạch triển khai các chương trình trọng điểm nêu trong Nghị quyết của Tỉnh ủy.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành và Tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện Quyết định 239, bao gồm cả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và nguồn vốn ODA. Đề nghị Tỉnh chủ động huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác như quỹ đất, đầu tư nước ngoài (FDI)… để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định 239.

Câu hỏi 6: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xem xét:

- Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương để thực hiện đầu tư đường trung tâm từ Vinh đi Cửa Lò: đây là dự án ưu tiên, cần huy động nhiều nguồn vốn (kể cả khai thác quỹ đất theo hình thức BT),

- Hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng đê và đường ven sông Lam từ Cửa Hội lên thị trấn Nam Đàn.

Trả lời (tại công văn số 5950/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

1. Đường từ trung tâm thành phố Vinh đi Cửa Lò là công trình giao thông quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các vùng phụ cận. Việc sớm đầu tư con đường này là rất cần thiết. Vì vậy, trước mắt đề nghị tỉnh Nghệ An huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp tích cực khai thác quỹ đất để đẩy nhanh tiến độ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ thêm khi cân đối được nguồn vốn.

2. Đường và đê ven sông Lam từ Cửa Hội đi Nam Đàn là dự án nhóm A, tổng mức đầu tư là 747 tỷ đồng, ngân sách trung ương đã hỗ trợ 50% (374 tỷ đồng) từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010. Đề nghị Tỉnh chủ động khai thác quỹ đất hai bên đường và các nguồn vốn khác để bố trí cho dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ dự án khi có nguồn vốn.

6/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị : Đề nghị Chính phủ tăng cường nguồn vốn đầu tư ưu tiên phát triển sản xuất đối với các thôn đặc biệt khó khăn, các thôn vùng 3 của xã vùng 2, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các chương trình 134, 135 và 120 tạo điều kiện cho nhân dân tại các xã được thụ hưởng có điều kiện tốt hơn phát triển kinh tế và ổn định đời sống. Tăng mức đầu tư công trình “điện, đường, trường, trạm” cho nhân dân các thôn, bản thuộc xã vùng 3.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với các thôn bản đặc biệt khó khăn, các thôn vùng 3 của xã vùng 2: Uỷ ban Dân tộc đã có Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 về việc phê duyệt danh sách thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng 2 vào diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II bao gồm 3.149 thôn, bản, làng, phum, sóc, ấp,...; trong đó diện được Trung ương hỗ trợ đầu tư là 3.015 và thuộc ngân sách địa phương đầu tư là 134. Riêng tỉnh Lạng Sơn có 47 thôn thuộc diện được Trung ương hỗ trợ đầu tư.

Nguồn vốn cho thực hiện các Quyết định 135, 120 sẽ vẫn được Trung ương cân đối bố trí trong kế hoạch hàng năm.

Đối với nguồn vốn 134: Trong kế hoạch năm 2008, Trung ương đã cân đối bố trỉ đủ 98,948 tỷ đồng theo Đề án của tỉnh.

Việc đẩy mạnh đầu tư thông qua tăng mức đầu tư công trình “điện, đường, trường, trạm” cho nhân dân các thôn, bản thuộc xã vùng 3 để tạo điều kiện cho nhân dân tại các xã được thụ hưởng có điều kiện tốt hơn để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống là việc làm cần thiết. Đề nghị tỉnh chủ động dùng nguồn vốn được giao trong kế hoạch hàng năm để thực hiện các dự án này.

7/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị :

Câu hỏi 1:Đề nghị tăng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ để thực hiện hoàn thành các công trình thuỷ lợi đã được thực hiện giai đoạn 1 và bố trí triển khai các công trình giai đoạn 2; bố trí vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ quốc gia để kiên cố hoá kênh mương trong tỉnh, nâng cao năng lực tưới để phục vụ sản xuất cho nhân dân được thuận lợi

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Về tiếp tục bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2 cho các công trình thuỷ lợi đã thực hiện giai đoạn 1: Hiện nay, Chính phủ chưa có chủ trương phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để bổ sung cho các dự án, đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đã được giao tại Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, chủ động sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư.

- Về sử dụng vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ quốc gia để kiên cố hoá kênh mương trong tỉnh, nâng cao năng lực tưới: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 ban hành một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, theo đó kênh mương loại I do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư; kênh mương loại II do Ngân sách địa phương đầu tư và kênh mương loại III do người hưởng lợi tự xây dựng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chủ động huy động nguồn vốn từ ngân sách của địa phương để tiến hành đầu tư. Ngoài ra, tỉnh có thể xem xét, sử dụng nguồn vốn tín dụng thông qua Ngân hàng phát triển hàng năm cho vay ưu đãi theo cơ chế hướng dẫn tại thông tư số 72/2000/TT-BTC ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính để tiến hành đầu tư.

Câu hỏi 2: Đề nghị quan tâm bố trí vốn xây dựng các dự án kè chống xói lở bờ sông Bằng và sông Hiến, đặc biệt là đoạn từ ngã ba suối Củn và sông Bằng ngược lên thượng nguồn dài 6,8 km.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, nhiệm vụ đầu tư các công trình chống sạt lở bờ sông suối và các công trình khắc phục hậu quả thiên tai thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương, ngân sách Trung ­ương chỉ hỗ trợ thêm một phần khi quy mô vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

Trong các năm qua, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh để đầu tư các công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Cụ thể: các năm 2006, 2007 và 2008 mỗi năm hỗ trợ 10 tỷ đồng để xử lý sạt lở, đê, kè, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Ngoài số vốn đã được Trung ương hỗ trợ, đề nghị tỉnh chủ động huy động các nguồn lực của địa phương để thực hiện, bảo đảm an toàn phòng, chống lụt, bão. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để đầu tư các công trình chống sạt lở khi có điều kiện về nguồn vốn.

Câu hỏi 3:Đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng Trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn của tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 950/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng các Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực trọng điểm để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tốt hơn.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Năm 2008, tỉnh Cao Bằng đã được bố trí 56 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho 13 bệnh viện huyện của tỉnh. Đề nghị UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt kế hoạch vốn năm 2008, tạo cơ sở để bố trí vốn đầu tư theo Quyết định 47/2008/QĐ-TTg ngày 2/4/2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về phê duyệt đề án xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010.



Câu hỏi 4: Hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007-2010 theo Quyết định số 1402/2007/QĐ-TTg ngày 15/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007-2010.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện tỉnh Cao Bằng: tại Điều 2, Nghị quyết Quốc hội số 18/2008/QH10 ngày 03/06/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân có đề cập “Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chỉnh phủ để đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, bệnh viện tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc miền núi, khó khăn; Đề nghị UBND tỉnh làm việc trực tiếp với Bộ Y tế để thống nhất về chủ trương và qui mô đầu tư cho bệnh viện tỉnh và các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó, được tổng hợp vào nhu cầu vốn chung trong các Đề án của Bộ Y tế, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.



8/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị bổ sung một số tuyến đường (như tuyến Càng Nàng- Phú Lệ...) và đưa Dự án đầu tư hệ thống 61 cầu treo miền núi của Thanh Hóa được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Trả lời (tại công văn số 5948/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Tuyến đường Càng Nàng-Phú Lệ gồm 2 dự án: Đường Càng Nàng-Phú Lệ và cầu Càng Nàng bắc qua sông Mã, thuộc các tuyến đường giao thông phía Tây Thanh Hóa, dài 44 km, đi qua 2 huyện miền núi là Quan Hoá và Bá Thước, nối các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa với vùng Tây Bắc, là tuyến đường huyết mạch phục vụ chiến trường miền Nam trước đây nhưng hiện nay theo báo cáo của Tỉnh, đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, ô tô chỉ đi lại được vào mùa khô trong năm. Đầu tư xây dựng lại đường Càng Nàng-Phú Lệ có ýý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện điều kiện đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 334/QĐ-CT ngày 28/01/2005 phê duyệt dự án đầu tư công trình đường Càng Nàng-Phú Lệ theo tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, tổng mức đầu tư là 85,87 tỷ đồng. Dự án cầu Càng Nàng đã được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2006 nhưng đường Càng Nành-Phú Lệ vẫn chưa được đầu tư xây dựng.

Việc đầu tư đường Càng Nàng-Phú Lệ và dự án đầu tư hệ thống 61 cầu treo miền núi Thanh Hóa là cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận và sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác khi cân đối được nguồn vốn.

Câu hỏi 2: Đề nghị đưa dự án xây dựng một số cầu vượt sông lớn (sông Mã, sông Chu) của Thanh Hóa như cầu Thiệu Khánh, cầu Định Tân, cầu Cẩm Lương, cầu Kẹm, cầu Hoằng Xuân...) được sử dụng nguồn vốn ODA.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

a) Theo Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thời kỳ 2006-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 290 ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực sau:

1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo;

2. Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác);

4. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

5. Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

Nếu căn cứ vào những lĩnh vực ưu tiên trên thì các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương nêu trên là phù hợp. Tuy nhiên, ngoài cố gắng của Chính phủ, việc huy động nguồn vốn ODA cho các chương trình, dự án mà các địa phương đề xuất còn tùy thuộc vào mức độ quan tâm và chính sách viện trợ của nhà tài trợ. Việc huy động vốn ODA thực hiện theo từng chương trình, dự án cụ thể trên cơ sở điều ước quốc tế cụ thể ký kết với nhà tài trợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận với kiến nghị của cử tri và sẽ tổng hợp danh mục dự án, tiến hành vận động các nhà tài trợ xem xét đầu tư các dự án này cho Tỉnh.

9/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

Câu hỏi 1: Việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo quy định tại các điểm 30, 31, 32, 33, 34 thuộc các khoản V, mục B, mục lục I của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006 thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu từ là rất khó thực hiện đối với tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn. Đề nghị Chính phủ xem xét đưa lĩnh vực này vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư, đồng thời ban hành cơ chế riêng hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các tỉnh khó khăn về sản xuất công nghiệp, trong đó có hỗ trợ vốn đầu tư phát triển khu - cụm - điểm công nghiệp nhỏ tại địa phương.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương