BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang39/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   67

Trả lời (tại công văn số 5934/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ kiềm chế lạm phát, tại điều 2 mục 1 có ghi : Không điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước năm 2008 đã giao cho các địa phương; địa phương chủ động sắp xếp lại vốn đầu tư theo hướng đình hoãn khởi công những công trình không nằm trong quy hoạch và không hiệu quả, đình hoãn các dự án xây dưng trụ sở các cơ quan, hội trường, nhà bảo tàng ... Giãn tiến độ những công trình và dự án không bố trí đủ vốn theo tiến độ. Không xử lý tạm ứng vốn cho địa phương chưa thực hiện rà soát, sắp xếp lại vốn đầu tư theo Quyết định này.

Thực hiện Quyết định 390/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập 11 Đoàn đi kiểm tra các địa phương và các Bộ, hiện nay đang tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh Ninh Thuận đã triển khai Quyết định 390/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đình hoãn 69 dự án với tổng vốn đầu tư 58,389 tỷ đồng, dãn tiến độ 4 dự án với tổng vốn đầu tư 22,5 tỷ đồng. Ninh Thuận là tỉnh nghèo nên đầu năm 2008, ngân sách Trung ương đã tạm ứng cho Tỉnh 30 tỷ đồng để triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án Thoát nước thành phố Phan Rang- Tháp Chàm.

Câu hỏi 2: Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, có chính sách ưu tiên tăng nguồn vốn hỗ trợ trái phiếu Chính phủ cho các tỉnh nghèo như Ninh Thuận. Trước mắt để thực hiện các chương trình kiên cố hoá trường lớp, xây dựng hệ thống y tế tuyến huyện và cơ sở. Đồng thời đưa vào danh mục các công trình trọng điểm của tỉnh đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ như dự án đường Phú Thọ - Mũi Dinh, Đập hạ lưu sông Dinh và hệ thống thoát nước thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Trả lời (tại công văn số 5934/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Tại Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010 cho tỉnh Ninh Thuận tổng số là 416 tỷ đồng, trong đó chương trình đường ô tô đến xã 6 dự án 135 tỷ, chương trình thủy lợi 2 dự án 160 tỷ, chương trình y tế huyện 3 dự án 50 tỷ, giáo dục 71,7 tỷ và đã thông báo trong năm 2008 là 283,5 tỷ đồng. Đối với các dự án đường ven biển Phú Thọ - Mũi Dinh, Đập hạ lưu Sông Dinh, hệ thống Thoát nước thành phố Phan Rang Tháp Chàm; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục tổng hợp tìm nguồn vốn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.



Câu hỏi 3: Trong kế hoạch năm 2008, tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ bố trí nguồn vốn đối ứng 21 tỷ đồng, đồng thời thu hồi vốn đối ứng Tỉnh đã tạm ứng trong năm 2007 là 21 tỷ đồng. Như vậy trong năm 2008, tỉnh Ninh Thuận không còn nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA. Kiến nghị Chính phủ không thu hồi vốn đối ứng năm 2007 của Ninh Thuận và cấp bổ sung vốn đối ứng của kế hoạch năm 2008 là 60 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện các dự án ODA theo đúng tiến độ cam kết với nhà tài trợ.

Trả lời (tại công văn số 5934/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3720/VPCP-KTTH ngày 05/6/2008 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý hoãn thu hồi 21 tỷ đồng hỗ trợ ngân sách tỉnh Ninh Thuận đã tạm ứng từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2007 để có nguồn thực hiện các dự án ODA trên địa bàn. Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi số vốn trên vào dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Ninh Thuận năm 2009.

Về việc tỉnh Ninh Thuận đề nghị cấp bổ sung vốn đối ứng của kế hoạch năm 2008 là 60 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện các dự án ODA theo đúng tiến độ cam kết với nhà tài trợ, hiện nay Ngân sách trung ương chưa có nguồn để bổ sung, đề nghị tỉnh chủ động cân đối trong khả năng ngân sách của tỉnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận kiến nghị để tổng hợp, cân đối báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi có nguồn vốn.

23/ Cử tri thành phố Hải Phòng và các tỉnh Phú Thọ, Bình Phước, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri kiến nghị vẫn còn quá nhiều đất nông nghiệp quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp nhưng vẫn bị bỏ hoang hoặc hiệu quả sử dụng rất thấp; các dự án sân golf cấp phép quá nhiều dẫn đến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, người nông dân không có đất để sản xuất, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Nhà nước cần hạn chế việc quy hoạch diện tích đất trồng lúa và chỉ đạo thu hồi những diện tích đất sử dụng không hiệu quả, tăng cường chính sách đảm bảo an ninh lương thực, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo nhằm mang lại lợi ích cho cả người nông dân và đất nước.

Trả lời (tại công văn số 6166, 6165, 6164, 6163, 6162, 6161/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về vấn đề quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp (KCN)

Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp được phân kỳ đầu tư thành các giai đoạn khác nhau, thường là từ 5 đến 10 năm, có trường hợp từ 10 đến 20 năm hoặc thực hiện theo phương thức cuốn chiếu, nghĩa là có nhà đầu tư tới đâu thì sẽ xây dựng hạ tầng tới đó. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát hiện nay, nhiều dự án xây dựng hạ tầng KCN dù đã được phê duyệt hoặc đã triển khai, nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên phải giãn hoặc hoãn tiến độ triển khai. Chính vì vậy, đất mặc dù đã được đưa vào quy hoạch xây dựng kcn, nhưng không có nghĩa là phải bàn giao ngay toàn bộ diện tích quy hoạch đó cho nhà đầu tư, mà được tiến hành theo lộ trình từng bước và trong thời gian chưa xây dựng KCN, người dân vẫn được phép canh tác trên mảnh đất đó. điều này đã giảm thiểu việc bỏ hoang đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch xây dựng KCN.

Mặt khác, để hạn chế thấp nhất việc sử dụng lãng phí đất nông nghiệp, tại quyết định số 391/QĐ-TTG ngày 18/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về việc hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp tại các địa phương, không xét duyệt quy hoạch chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện sử dụng các loại đất khác. Trường hợp cần thiết phải chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc đối với các dự án có ảnh hưởng đến khu vực sản xuất đất nông nghiệp liền kề thì phải có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và đảm bảo tính khả thi, an toàn cho sản xuất nông nghiệp trong khi thực hiện dự án. đồng thời, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt dự án.

Cũng tại văn bản số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008 nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006-2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng trên địa bàn của mỗi địa phương.

Tiếp theo đó, tại văn bản số 2693/BKH-KCN&KCX ngày 16/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kcn đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình chỉ đạo xây dựng đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch KCN cũng như triển khai thực hiện các KCN đã có cần lưu ý về nguyên tắc không sử dụng đất trồng lúa có năng suất ổn định để phát triển KCN, đảm bảo chính sách an ninh lương thực.

Như vậy, về mặt chủ trương, thủ tướng chính phủ và bộ kế hoạch đầu tư đã có những chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Về quy hoạch phát triển sân golf và tình hình cấp phép, chủ trương đầu tư đối với các dự án có mục tiêu sân golf:

Trước đây, số lượng các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf tại việt nam không nhiều và được xem xét cấp phép theo một quy trình chặt chẽ, có sự đánh giá, thẩm định của nhiều bộ ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tính tới ngày 01/7/2006, khi Luật Đầu tư có hiệu lực, cả nước mới có 38 dự án được cấp phép, trong đó chỉ có 13 dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Do đó, vấn đề lập quy hoạch phát triển sân golf với tính chất là một quy hoạch ngành chưa được đặt ra. Tới nay, trên phạm vi cả nước cũng như trên từng địa phương đều chưa có bất kỳ quy định nào về quy hoạch phát triển sân golf.

Theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, phần lớn các dự án được phân cấp về cho các UBND cấp tỉnh, các ban quản lý khu kinh tế, khu thương mại đặc biệt và ban quản lý khu công nghiệp xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư (trừ các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí, các dự án BT, BOT, BTO và các dự án đầu tư ra nước ngoài vẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư). Từ ngày 01/7/2006-04/6/2008, trên cả nước đã có thêm 106 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf được cấp phép hoặc duyệt chủ trương thực hiện.

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, cơ quan cấp phép chủ trương đầu tư đối với dự án chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kinh doanh sân golf không thuộc nhóm danh mục các dự án cấm hay hạn chế đầu tư và cũng không thuộc diện nhóm dự án phải tuân thủ quy hoạch ngành (thực tế là cũng chưa cho quy hoạch phát triển đối với các dự án sân golf); do đó, không có cơ sở để hạn chế hay cấm các nhà đầu tư không được đầu tư vào các lĩnh vực này. Hiện nay, cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương xem xét cấp phép hay cấp chủ trương thực hiện đầu tư sân golf trên địa bàn là căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương đã được duyệt và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt. Trong quá trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với một số dự án có mục tiêu sân golf (thường chỉ thực hiện đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và có quy mô lớn), một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Long An có gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi xem xét cấp. Trước đây, theo quy định của luật đầu tư nước ngoài, các dự án có sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên hoặc đất khác từ 50 ha trở lên đều phải báo cáo Thủ Tướng Chính phủ và do các dự án sân golf đều sử dụng diện tích đất lớn nên đều thuộc nhóm phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi cấp phép. Hiện nay không còn quy định này nên các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất để cấp phép.

Do chưa có quy hoạch phát triển sân golf nên hiện nay cũng chưa có quy hoạch sử dụng đất được lập riêng cho mục đích kinh doanh sân golf. Quỹ đất được sử dụng cho các dự án loại này thường được lấy trong nhóm đất quy hoạch phát triển du lịch, công viên cây xanh đã được duyệt. (Có một số trường hợp chưa có trong quy hoạch thì chính quyền địa phương đưa vào trong tờ trình xin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trình Chính phủ phê duyệt). Theo báo cáo của các tỉnh, chính quyền địa phương chỉ cấp chủ trương cho khảo sát địa điểm dự án, chuẩn bị đầu tư đối với các dự án chưa có trong quy hoạch sử dụng đất. việc cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ được xem xét tiến hành sau khi tờ trình xin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua) được Chính phủ chấp thuận.

Xuất phát tình hình các địa phương trong thời gian qua đã cấp phép hoặc đồng ý chủ trương cho một số lượng lớn các dự án đầu tư có mục tiêu kinh doanh sân golf, lấy đi nhiều đất rừng, đất nông nghiệp và đất trồng lúa gây bức xúc trong dư luận; mặt khác, bản thân việc duy trì bảo dưỡng sân golf bằng hóa chất cũng là một trong các nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ:

a) Không xem xét cấp thêm chủ trương đầu tư các dự án có sử dụng đất trồng lúa hai vụ (gồm cả các dự án sân golf, dự án khu du lịch, khu đô thị, khu hoặc cụm công nghiệp,...);

b) Đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương, trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cần phải xem xét cụ thể, cân nhắc tính toán hiệu quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất so với hiện trạng và phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khi xem xét từng trường hợp cụ thể phải lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi quyết định. Việc xem xét cấp thêm các dự án kinh doanh có mục tiêu sân golf, cần cân nhắc sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và cần lưu ý tới nhu cầu sử dụng và khả năng thu hút khách du lịch của địa phương, tránh gây ra các vấn đề phức tạp khi thu hồi đất để cấp cho các dự án sân golf.

Mặc dù các địa phương đều cho rằng diện tích đất cấp cho các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đều thuộc quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ, nhưng thực tế cho thấy sân golf chỉ phục vụ một số đối tượng khách du lịch cao cấp và người nước ngoài. Do đó, trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương, yêu cầu phải đánh giá và bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển các khu du lịch nhằm thu hút đông đảo lượng khách du lịch nước ngoài./.



24/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị Chính phủ nên quy hoạch các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp tại các vùng trung du, vùng núi nơi đất rộng người thưa, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, nhằm khắc phục tình trạng thu hồi đất nông nghiệp màu mỡ ở đồng bằng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trả lời (tại công văn số 6167/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc đề nghị Chính phủ nên quy hoạch các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp tại các vùng trung du, vùng núi nơi đất rộng người thưa, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, nhằm khắc phục tình trạng thu hồi đất nông nghiệp màu mỡ ở đồng bằng như kiến nghị của cử tri phần nào cũng xuất phát từ thực trạng hiện nay khi xây dựng các khu công nghiệp (KCN) ở các địa phương. Tuy nhiên, việc quy hoạch các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp tại các vùng trung du, vùng núi nơi đất rộng người thưa sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí hiệu quả sẽ rất thấp. Mặc dù đã có sự hỗ trợ không nhỏ từ ngân sách Trung ương cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (phần lớn các địa bàn này thuộc vùng trung du, miền núi) (thực hiện theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 60 tỷ đồng/1 khu, mỗi tỉnh được 1 khu và mới đây là Quyết định 24, 25, 26, 27/2008/QĐ-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó mỗi tỉnh được hỗ trợ thêm 70 tỷ đồng cho khu thứ hai hoặc cho phát triển các cụm công nghiệp). Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù đã có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong việc xây dựng hạ tầng KCN, nhưng nhìn chung, khả năng cạnh tranh và tốc độ thu hút đầu tư vào các KCN thuộc địa bàn trung du miền núi còn kém xa các KCN thuộc địa bàn có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi khác, dù các KCN này không nhận được bất cứ hỗ trợ nào. Dưới đây là một số lý do dẫn đến tình trạng trên:

- Việc xây dựng, phát triển các KCN thuộc vùng trung du miền núi không thuận lợi và không có hiệu quả cao. Tại những địa bàn này do việc đi lại khó khăn, hạ tầng yếu kém, chi phí xây dựng cao đẩy suất đầu tư cao hơn các địa bàn khác, khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư kém đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp.

- Nhà đầu tư thứ cấp cũng không muốn xây dựng nhà máy tại các KCN thuộc địa bàn trung du miền núi vì ngoài những lý do tương tự như trên, việc không gần các sân bay, bến cảng làm doanh nghiệp chịu thêm khoản chi phí không nhỏ cho vận chuyển hàng hoá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp phải khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao.

Do vậy, khó tìm được nhà đầu tư hạ tầng cũng như các nhà đầu tư thứ cấp mặn mà với việc đầu tư tại các KCN thuộc địa bàn trung du miền núi bởi nếu không có hiệu quả kinh tế cao hoặc tỷ suất lợi nhuận thấp, họ sẽ không đầu tư. Để có thể phát triển các KCN tại các vùng trung du, miền núi, phải có sự đầu tư rất lớn của nhà nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ và các hỗ trợ khác về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, tất cả đều cần có kinh phí và thời gian, mà trong điều kiện hiện nay thì do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên chưa thể thực hiện được.

Câu hỏi 2: Việc thu hút đầu tư vào nước ta hiện nay chưa phát huy hiệu quả vì phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp nước ngoài được mang ra nước ngoài; phần lợi nhuận còn lại của nước ta thực chất là tiền cho thuê đất nên không mang lại giá trị lớn. Đề nghị nghiên cứu ban hành chính sách để phát huy hơn nữa hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư vào những nơi mà nền kinh tế còn nhiều khó khăn cần phát triển.

Trả lời (tại công văn số 6167/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan träng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đóng góp tích cực vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.

Trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ usd (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD(trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005, năm 2007 thu ngân sách đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo một "sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội đó ban hành Luật Đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đó có chính sách ưu đặc đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và mặt nước và các chính sách hỗ trợ đầu tư như chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng...

Tuy nhiên, thực tiễn thu hút đầu tư nước ngoài trong các năm qua cho thấy mặc dù Chính phủ đã có chính sách với nhiều ưu đãi cho các vùng có điều kiện địa lý - kinh tế khó khăn nhưng thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa bàn này còn rất thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư trước hết họ phải tính đến lợi ích thu được từ dự án đầu tư, do đó họ thường tập trung vào các thành phố lớn, những địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, có hệ thống đường bộ, cảng biển, cảng hàng không thuận lợi. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, lại chưa có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tốt nên chưa được các nhà đầu tư quan tâm nhiều.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút đầu tư vào những vùng mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cần tập trung các giải pháp theo hướng:

- Tếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, đặc biệt tại các khu vực miền núi và các vùng kinh tế chậm phát triển.

- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.

- Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.

- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng. Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ đã cam kết khi gia nhập WTO (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không). Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.

- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án đầu tư nước ngoài, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và quá trình triển khai dự án đầu tư tại các địa phương.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện các giải pháp nêu trên, các yếu tố vùng, miền sẽ được quan tâm khi xác định hướng ưu tiên, đặc thù phát triển phù hợp thực tế để thúc đẩy phát triển ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.



25/ Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Hiện nay các tỉnh có hội chứng đua nhau làm khu công nghiệp mặc dù có quyết định 1107 phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015, nhưng khi Việt Nam vào WTO một số tỉnh tự hình thành các cụm công nghiệp biến cụm công nghiệp thành “khu công nghiệp chui” để tranh thủ cơ hội thu hút các nhà đầu tư. Đề nghị Chính phủ xem xét lại.

Trả lời (tại công văn số 6168/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc hình thành các cụm công nghiệp, biến cụm công nghiệp thành “khu công nghiệp chui” là một thực tế hiện nay đang diễn ra ở một số địa phương. Vì vậy, nhà nước cần phải có chế tài đầy đủ trong việc quản lý nhà nước đối với việc hình thành các cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tại các địa phương.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) đã nằm trong quy hoạch quốc gia và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương và cho phép thành lập, có trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN của cả nước.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành thì chức năng quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp, điểm công nghiệp cấp huyện thuộc Bộ Công thương.

Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị với Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động các cụm công nghiệp, tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình phát triển các cụm công nghiệp trên cả nước, tránh xảy ra tình trạng cụm công nghiệp biến thành KCN chui như hiện nay.

26/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Hiện nay đời sống của các hộ dân cư trong vùng dự án thủy điện Hòa Bình vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là còn khoảng 600 hộ cần phải được sắp xếp lại dân cư, trên 1.700 hộ có diện tích sản xuất dưới 2000 m2/khẩu và khoảng 1.400 hộ còn nhà ở tạm... Để có điều kiện giải quyết triệt để những khó khăn, ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi công trình thủy điện hòa bình đề nghị Chính phủ cho tỉnh Sơn La tiếp tục rà soát, lập dự án đầu tư trình Chính phủ phê duyệt, bổ sung nguồn vốn để tổ chức thực hiện đảm bảo ổn định đời sống và tạo điều kiện phát triển cho các hộ dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương