BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang38/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   67

Trả lời (tại công văn số 5940/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân vùng Nam bộ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng của các địa phương trong vùng, ngân sách trung ương đã tích cực hỗ trợ các địa phương vùng Nam bộ thông qua kế hoạch hàng năm, các chương trình mục tiêu và các dự án quan trọng. Riêng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, ngân sách trung ương đã đầu tư cho toàn vùng trên 21 nghìn tỷ đồng (trung ương quản lý 12 nghìn tỷ, địa phương quản lý trên 8,2 nghìn tỷ đồng), trong đó có: 2.670 tỷ đồng đầu tư đường đến trung tâm xã, 1.373 tỷ đồng làm thuỷ lợi, 2.700 tỷ đồng làm các công trình giao thông địa phương quản lý, 804 tỷ đồng đầu tư xây dựng trung tâm y tế cấp huyện và trên 1.000 tỷ đồng để kiến cố hoá trường học.

Gần đây, ngày 05/2/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xó hội đối với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, theo đó sẽ tập trung đầu tư mạnh cho giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, nhà ở… của toàn vùng.

Các tỉnh trong vùng cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trung ương, tích cực triển khai giải phóng mặt bằng và các công việc liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án… nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng nhanh hơn, nâng cao mức sống người dân, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng sâu và vùng xa.



17/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị:

Câu hỏi 1: Trong phân bổ vốn đầu tư xây dựng năm 2009, đề nghị Chính phủ quan tâm đến các tiêu chí của những tỉnh có quy mô dân số lớn (đông dân), nguồn thu ngân sách thấp do các nguồn thu còn khó khăn, hạn hẹp.

Trả lời (tại công văn số 5973/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010, trong đó về dân số gồm 2 tiêu chí: số dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số người dân tộc thiểu số; về trỡnh độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương... Như vậy, các kiến nghị của cử tri Nam Định đó được quy định trong Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ.



Câu hỏi 2: Ngày 17/6/2007, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 768/TTg-CN đồng ý về chủ trương xây dựng tuyến đường bộ mới Phủ Lý-Nam Định; năm 2008 Trung ương đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đề nghị Chính phủ quan tâm dành nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho công trình này.

Trả lời (tại công văn số 5973/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng tuyến đường bộ mới Phủ Lý - Nam Định, trong các năm tới, theo khả năng nguồn ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ có mục tiêu cho dự án này để tỉnh Nam Định triển khai. Riêng về đề nghị dành nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, trỡnh Thủ tướng Chính phủ xem xột trong tổng thể chung.



Câu hỏi 3: Do nguồn lực đầu tư phát triển của tỉnh còn rất khó khăn, vốn đầu tư xây dựng ngân sách Trung ương bố trí cho tỉnh còn thấp, vì vậy nhiều công trình lớn trọng điểm đang thi công, chưa có vốn bố trí; đề nghị UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành quan tâm, cân đối giải quyết bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng một số công trình lớn, trọng điểm của tỉnh như: Nâng cấp đường 498 từ cầu Lạc Quần đi huyện Giao Thuỷ, đường 490 từ cầu Nam Định đi thị trấn Đông Bình (huyện Nghĩa Hưng), vốn cho dự án đường 51B, dự án đường 12, dự án du lịch vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, dự án du lịch quần thể Phủ Dầy,

Trả lời (tại công văn số 5973/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về các dự án nâng cấp đường 498 từ cầu Lạc Quần – huyện Giao Thủy, đường 490 từ cầu Nam Định đi thị trấn Đông Bình (huyện Nghĩa Hưng), đường 12..., theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Riêng các dự án như đường 51 B, dự án du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, dự án du lịch quần thể Phủ Dầy... hiện đang được ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo các dự án phát triển hạ tầng du lịch..., Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục xem xét, hỗ trợ tỉnh theo các chương trình có mục tiêu theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm.



18/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

Câu hỏi 1: Hiện nay nguồn vốn trong tổng Dự án thuộc chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là quá thấp, đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư, đặc biệt là hỗ trợ cho các hộ dân phải di dời

Trả lời (tại công văn số 5939/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Kiến nghị của cử tri về việc tăng mức đầu tư, đặc biệt là hỗ trợ cho các hộ dân phải di dời trong tổng Dự án thuộc chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ là chính đáng. Tuy nhiên, khả năng cân đối hàng năm của Ngân sách trung ương là có hạn, chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần. Đề nghị ngân sách địa phương chủ động cân đối để bố trí, thực hiện các mục tiêu của dự án.



Câu hỏi 2: Thực hiện Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cấp hệ thống bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan triển khai kịp thời quyết định của Thủ tướng Chính phủ tăng cường bổ sung nguồn vốn để bảo đảm tiến độ, đồng thời bố trí nguồn kinh phí cho công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ có chuyên môn cao để Đề án thực hiện được đồng bộ. Đồng thời tăng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư cho các Trạm y tế xã để đảm bảo điều kiện phục vụ công tác khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trả lời (tại công văn số 5939/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Năm 2008, tỉnh Yên Bái đã được bố trí 68 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho 08 bệnh viện huyện của tỉnh. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ban ngành triển khai thực hiện tốt kế hoạch vốn năm 2008, tạo cơ sở để bố trí vốn đầu tư theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện trong những năm tiếp theo.

Về vốn đầu tư xây dựng các trạm y tế xã: đề nghị Tỉnh làm việc trực tiếp với Bộ Y tế để thống nhất về chủ trương và qui mô đầu tư cho các trạm Y tế trên địa bàn tỉnh, tổng hợp nhu cầu vốn trong Đề án xây dựng các trạm Y tế xã thuộc vùng khó khăn thực hiện Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 27/7/2007, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

19/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị tăng vốn đầu tư hàng năm và tăng mức hỗ trợ để thực hiện nhằm đạt các chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vì hàng năm Hà Tĩnh chỉ được đầu tư 5-7 tỷ đồng cho chương trình này là quá ít (thực tế mỗi năm cần 20-30 tỷ đồng), mặt khác mức hỗ trợ cho nhân dân để xây dựng công trình theo thông tư liên tịch số 80/2007/TTLB-BTC-BNN là quá thấp, rất khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Trả lời (tại công văn số 5938/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc cử tri kiến nghị tăng vốn đầu tư hàng năm và tăng mức hỗ trợ cho chương trỡnh mục tiờu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là hoàn toàn chính đáng.

Tuy nhiên, việc cân đối vốn đầu tư các chương trỡnh mục tiờu quốc gia hàng năm cho các địa phương dựa trờn nhu cầu và khả năng cân đối của ngõn sỏch nhà nước hàng năm. Thực tế thời gian qua, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước hàng năm vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của các địa phương về đầu tư cho các chương trình.

Trong thời gian tới, tùy thuộc vào khả năng cân đối Ngân sách chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tăng mức hỗ trợ cho địa phương.



Câu hỏi 2: Đề nghị bố trí vốn để triển khai một số dự án trọng điểm:

- Dự án xây dựng cơ sở vật chất Trường đại học Hà Tĩnh: dự kiến tổng mức giai đoạn I là 120 tỷ đồng, đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư trong kế hoạch 2008 là 40 tỷ đồng.

- Đường ngang tránh lũ thành phố Hà Tĩnh- Kẻ Gỗ-Hương Khê, nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A (Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương tại các thông báo 119/TB-VPCP và 179/TB-VPCP): tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng, đề nghị xem xét bố trí từ nguồn trái phiếu Chính phủ thời gian tới.

- Hệ thống kênh trục chính sông Nghèn và cống Đức Xá: tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Đề nghị bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2008 là 150 tỷ đồng

- Dự án Hồ chứa nước Khe Giao quy mô sức chứa 10 triệu m3, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Đề nghị bố trí vốn cho dự án từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 100 tỷ đồng.

- Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn triển khai đầu tư một số công trình trong kế hoạch năm 2008: nâng cấp Quốc lộ 15A (tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng), nâng cấp quốc lộ 8A (tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng).

- Đề nghị bổ sung các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê sông, đê biển vào danh mục dự án đầu tư sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới: Tỉnh lộ 9 (đoạn từ cầu Hộ Độ đến thị trấn Lộc Hà): 204 tỷ đồng; Tỉnh lộ 3:90 tỷ đồng; Đường từ thị trấn Gia Lách đến mộ Nguyễn Du: 120 tỷ đồng; Nâng cấp Tỉnh lộ 1 (đoạn từ Xuân Hải-Xuân Hội): 31 tỷ đồng; Hồ Khe Táy: 55,5 tỷ đồng; Đê Tả Nghèn (K26-K35+700): 47,8 tỷ đồng; Đê Hữu Nghèn (K1-K20): 70 tỷ đồng; Đê biển Hội Trống (K5-K12): 70 tỷ đồng; Đê biển Lộc Hà: 75 tỷ đồng

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế xem xét, cân đối vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án : bệnh viên đa khoa tỉnh: 42 tỷ đồng; bệnh viện huyện Lộc Hà:142 tỷ đồng và nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện khoảng 150 tỷ đồng

Trả lời (tại công văn số 5938/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc đầu tư xây dựng Trường Đại học của địa phương chủ yếu do ngân sách địa phương đảm bảo, ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ một phần. Kế hoạch năm 2008 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007, trong đó Trường Đại học Hà Tĩnh đã được hỗ trợ 16 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Tĩnh và sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ thêm.

- Về dự án Xây dựng đường ngang tránh lũ TP Hà Tĩnh-Kẻ Gỗ- Hương Khê, nối đường Hồ Chí Minh với QL1A bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Theo quy định hiện hành, dự án này thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Đề nghị Tỉnh chủ động cân đối trong ngân sách được giao hàng năm để bố trí. Hiện nay vì mục tiêu kiềm chế lạm phát nên chưa có chủ trương phát hành thêm nguồn trái phiếu Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận với kiến nghị của cử tri và sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi có chủ trương phát hành Trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới.

- Về Hệ thống kênh trục chính sông Nghèn và cống Đức Xá: Đây là dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Hiện nay công trình chưa có dự án đầu tư được duyệt nên chưa có cơ sở bố trí vốn đầu tư. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1007/TTg-NN ngày 25/7/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo lập và phê duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bố trí vốn đầu tư cho dự án.

- Về đề nghị bố trí vốn cho dự án từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho Dự án Hồ chứa nước Khe Giao và các công trình thuỷ lợi, đê sông, đê biển: Hiện nay Chính phủ chưa có chủ trương bổ sung thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đề nghị tỉnh sử dụng nguồn vốn đã được giao và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các đoạn cấp bách, đảm bảo an toàn phòng, chống lụt, bão. Khi có chủ trương phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Bố trí nguồn vốn triển khai đầu tư một số công trình trong kế hoạch 2008: nâng cấp QL15A, QL8A. Theo quy định hiện hành các công trình này thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư, quản lý vận hành và bố trí vốn của Bộ Giao thông Vận tải, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh làm việc với Bộ Giao thông Vận tải xem xét giải quyết.

- Về vốn đầu tư cho bệnh viện tỉnh: tại Điều 2, Nghị quyết Quốc hội số 18/2008/QH10 ngày 03/06/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân có đề cập “Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chỉnh phủ để đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, bệnh viện tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc miền núi, khó khăn”. Để triển khai nhiệm vụ này, Bộ Y tế đang soạn thảo Chương trình hành động trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó có nội dung “Bộ Y tế chủ trì phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện chuyên khoa Lao, Tâm thần, Ung bướu, Nhi ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2009-2012. Đề nghị UBND tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Y tế để thống nhất về chủ trương, qui mô của bệnh viện xây mới, trên cơ sở đó, đăng ký vào danh mục dự án được hỗ trợ trong đề án nói trên.

- Năm 2008, tỉnh Hà Tĩnh đã được bố trí 93 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho 12 bệnh viện huyện của tỉnh (trong đó có bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà xây mới). Đề nghị UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt kế hoạch vốn năm 2008, tạo cơ sở để bố trí vốn đầu tư theo Quyết định 47/2008/QĐ-TTg ngày 2/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ trong những năm tiếp theo.

Về kiến nghị bổ sung một số dự án vào danh mục sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ: Hiện nay, vì mục tiêu kiềm chế lạm phát, Chính phủ chưa có chủ trương phát hành thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi có chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian tới.

Câu hỏi 3: Các dự án trọng điểm đã được tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương đưa vào kế hoạch vốn năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của lạm phát nhưng do yêu cầu phát triển và các dự án đang triển khai tích cực đề nghị Chính phủ giữ nguyên kế hoạch vốn năm 2008 để tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Trả lời (tại công văn số 5938/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Vì mục tiêu kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát. Theo tinh thần Quyết định 390 nêu trên, Chính phủ không điều chỉnh giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương, nhưng địa phương phải xem xét, cân nhắc kế hoạch đầu tư phát triển do địa phương quản lý theo tinh thần đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, các dự án chưa đủ thủ tục, các dự án còn vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng, ngừng triển khai các dự án chưa thật sự cấp bách, không mang lại hiệu quả, đình hoãn các dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, xây dựng hội trường, nhà bảo tàng, nhà văn hóa đã bố trí trong kế hoạch năm 2008 nhưng chưa khởi công, giãn tiến độ thi công các dự án được duyệt hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2007 trở về trước nhưng bố trí không đủ vốn theo tiến độ nên phải kéo dài thời gian thi công (kể cả dự án nhóm A) mà đến hết năm 2007 số vốn thực tế bố trí chưa được 50% khối lượng dự án, các dự án đang còn nhiều vướng mắc trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng...

Căn cứ sự chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị tỉnh chủ động triển khai thực hiện kế hoạch vốn năm 2008 để vừa đảm bảo được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai của các dự án và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

20/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị Chính phủ quan tâm ưu tiên bố trí vốn để tiếp tục thực hiện đầu tư khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Trả lời (tại công văn số 5936/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được thành lập theo Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum.

Từ năm 2005 đến năm 2008, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương theo chương trình hỗ trợ có mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu: 120 tỷ đồng. So với các khu kinh tế cửa khẩu khác trên toàn quốc, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã được ưu tiên bố trí vốn tương đối cao.

Số tiền hỗ trợ hạ tầng theo chương trình mục tiêu cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được sử dụng để san ủi mặt bằng, rà phá bom mìn, làm đường nội bộ khu kinh tế và quy hoạch chi tiết các khu chức năng.

Việc bố trí vốn hỗ trợ hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu dựa trên các tiêu chí quy định tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 và khả năng cân đối của ngân sách trung ương hàng năm, trong đó ưu tiên cho tiêu chí kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu. Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu và số thu cho ngân sách khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y đạt thấp. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 20 triệu USD.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y mới thành lập nên cơ sở hạ tầng còn yếu kém và yêu cầu trung ương hỗ trợ vốn lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn trung ương hỗ trợ thì sẽ bị hạn chế (nguồn vốn chương trình mục tiêu nhỏ và ngày càng thu hẹp). Mặt khác, tại điều 7 Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg cũng quy định rõ, vốn ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ một phần và hỗ trợ những cơ sở hạ tầng thiết yếu, ngoài ra Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y phải huy động các nguồn khác như: vốn tín dụng đầu tư Nhà nước, vốn doanh nghiệp và cá nhân, vốn nước ngoài, phát hành trái phiếu chính phủ với những dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn, sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi vốn ODA... Do vậy, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y cần kết hợp linh hoạt các hình thức kêu gọi vốn đầu tư cho khu kinh tế cửa khẩu.

Tuy nhiên, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có một vị trí chiến lược, là khu kinh tế động lực phát triển của khu vực Tây Nguyên nói riêng và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung. Với những căn cứ trên, trong những năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Câu hỏi 2: Đề nghị hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để đầu tư một số công trình công cộng, văn hoá – xã hội trọng điểm của Tỉnh:

- Công trình kè chống sạt lở bờ sông Đăk Bla: 49,9 tỷ đồng (tổng mức đầu tư 96,125 tỷ đồng, đã bố trí 42,2 tỷ đồng);

- Sân vận động trung tâm của tỉnh (đang lập dự án);

- Trùng tu khu di tích lịch sử ngục Kon Tum và ngục ĐăK Glêi (đang lập dự án).

Trả lời (tại công văn số 5936/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Trong tổng hợp kế hoạch hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư có mục tiêu cho các địa phương khó khăn về ngân sách theo các tiêu chí quy định tại các Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, kế hoạch năm 2008 đã hỗ trợ cho tỉnh 304,24 tỷ đồng.

Về Công trình kè chống sạt lở bờ sông Đăk Bla: Đây là dự án do địa phương quản lý và bố trí vốn đầu tư, tỉnh cần huy động thêm từ các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện; hàng năm tuỳ theo khả năng về nguồn vốn, Trung ương sẽ có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ vốn cho tỉnh.

Các dự án, công trình công cộng văn hoá - xã hội trọng điểm của tỉnh được Trung ương hỗ trợ tổng hợp vào kế hoạch hàng năm của tỉnh và được đầu tư qua 2 kênh: (1) Chương trình Mục tiêu quốc gia về Văn hoá do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp; (2) Chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp). Đề nghị tỉnh tổng hợp kế hoạch gửi các Bộ, ngành có liên quan để có cơ sở bố trí kế hoạch hàng năm.



21/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị Chính phủ cho phép Móng Cái xây dựng khu kinh tế hợp tác với Đông Hưng (Trung Quốc) và sớm phê duyệt dự án xây dựng cầu Bắc Luân 2 nối khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái với khu Khai Phát của Đông Hưng (Trung Quốc).

Trả lời (tại công văn số 5935/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về Khu kinh tế hợp tác với Đông Hưng (Trung Quốc) tại Móng Cái, đề nghị tỉnh Quảng Ninh có đề án, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Về dự án cầu Bắc Luân 2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 6828/BKH-KTĐP< ngày 14/9/2006 gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh làm rõ căn cứ xây dựng cầu Bắc Luân 2, giải trình rõ khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách khu vực biên giới Móng Cái trong thời gian gần đây và nhu cầu vận chuyển trong thời gian tới (dự tính đến năm 2020), sau đó lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao về chủ trương xây dựng cầu Bắc Luân 2 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Câu hỏi 2: Kiến nghị Nhà nước cần đầu tư xây dựng củng cố tuyến đê biển Hà An hiện nay còn thấp và không đảm bảo an toàn khi có mưa bão. Cử tri huyện Cô Tô đề nghị Chính phủ cần quan tâm đầu tư vốn nâng cấp đê ngăn mặn Trường Xuân (Chính phủ đã ghi vào danh mục đầu tư 20 tỷ đồng nhưng chưa triển khai).

Trả lời (tại công văn số 5936/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Ngày 14/03/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, trong đó có hệ thống đê biển, đê cửa sông của tỉnh Quảng Ninh. Chương trình được thực hiện từ năm 2006, phấn đấu đến năm 2010 đầu tư hoàn thành những đoạn đê xung yếu nhằm bảo vệ dân cư tập trung, những khu vực kinh tế quan trọng.

Trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 Ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 90 tỷ đồng cho tỉnh để đầu tư cho mục tiêu này, trong đó: kế hoạch 2006 bố trí 15 tỷ đồng, kế hoạch năm 2007 là 35 tỷ đồng, tạm ứng kế hoạch 2008 là 10 tỷ đồng (Chính phủ đã cho phép hoãn thu hồi) và giao kế hoạch năm 2008 là 30 tỷ đồng.

Ngoài số vốn đã được Trung ương hỗ trợ, đề nghị tỉnh chủ động huy động thêm các nguồn lực của địa phương để thực hiện, bảo đảm an toàn phòng, chống lụt, bão. Từ nay đến năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp trình Chính phủ bố trí vốn cho tỉnh để đầu tư cho Chương trình. Đề nghị tỉnh chỉ đạo thực hiện bảo đảm chất lượng công trình, tiến độ giải ngân và hiệu quả đầu tư.



22/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:

Câu hỏi 1: Hiện nay giá các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng mạnh dẫn đến dự toán các công trình xây dựng tăng cao, nhất là các công trình trọng điểm có quy mô vốn đầu tư lớn đang gặp nhiều khó khăn

Về nguyên tắc, Chính phủ không bổ sung thêm vốn để bù đắp cho phần giá trị tăng thêm do tăng giá. Tuy nhiên, đối với các công trình trọng điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, không thể điều chỉnh giãn tiến độ được và nhu cầu vốn bổ sung đối với các công trình này là rất lớn, nằm ngoài khả năng tự cân đối vốn của tỉnh, nhất là các tỉnh nghèo, chủ yếu dựa vào sự chi viện của Trung ương.

Do vậy đề nghị Chính phủ có chính sách đặc thù bổ sung thêm vốn cho các công trình trọng yếu của tỉnh nghèo như Ninh Thuận

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương