BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang33/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   67

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

- Về bệnh viện miễn phí cho người nghèo, người già không nơi nương tựa:

Hiện nay Nhà nước ta đã thực hiện chính sách phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa. Vì vậy những đối tượng này được chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước như đối với những đối tượng người bệnh khác có thẻ bảo hiểm y tế. Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu đề xuất với Chính phủ.

- Về đề nghị Bộ Y tế cần có chỉ đạo cho các điểm bán thuốc có hóa đơn hướng dẫn sử dụng thuốc:

Câu hỏi trên của cử tri tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chưa rõ nghĩa, xin trả lời theo ý hiểu như sau: Hiện tại, các mặt hàng thuốc đều có Tờ hướng dẫn sử dụng kèm bao bì của thuốc theo quy chế hướng dẫn ghi nhãn tại Thông tư 04/2008/TT- BYT ngày 12/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc. Quy định này là bắt buộc.

38/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo và người Kinh sống lâu năm tại các xã thuộc Chương trình 135.”

Trả lời (tại công văn số 6270/BYT-VPB1 ngày 11/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Hiện nay, những người nghèo (các đối tượng được thực hiện chế độ theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đã được chuyển sang thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Theo Nghị định này, Nhà nước sẽ cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo nhằm tạo thuận lợi hơn cho người nghèo trong việc khám chữa bệnh, đặc biệt là những trường hợp pháp chuyển tuyến điều trị.

Ngày 27/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thực hiện chính sách. Theo Quyết định này, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội bằng 3% mức tiền lương tối thiểu hiện hành.

Những đối tượng được Nhà nước cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, tức là Ngân sách Nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm y tế, gồm:

1. Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 2, Quyế định số 139/2002/ QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

2. Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở một số vùng theo các Quyết định số 24/2008/ QĐ-TTg, số 25/2008/ QĐ-TTg, số 26/2008/ QĐ-TTg và số 27/2008/ QĐ-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng trung du, miền núi Bắc bộ đến năm 2010.

3. Người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật sẽ được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng bảo hiểm y tế.

Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách này được lấy từ Ngân sách trung ương theo các mức:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%, gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Năng, Khánh Hòa, Cần Thơ.

- Các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương.



39/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết số 46/NQ-TU ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới”.

Trả lời (tại công văn số 6270/BYT-VPB1 ngày 11/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X tại Công văn số 3305-CV/VPTW ngày 03/10/2007 của Văn phòng Trung ương về việc tiến hành sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” và 5 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”, Ban chỉ đạo liên ngành do đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng ban đã hướng dẫn và yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự Đảng các bộ, ngành liên quan tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị trên tại địa phương, đơn vị và báo cáo về Ban chỉ đạo Trung ương.

Mục đích sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở” nhằm đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW và Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư. Đồng thời, đánh giá kết quả nội dung, hoạt động của các cấp chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW. Phát hiện những hạn chế, yếu kém và khó khăn trong việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW và Chỉ thị số 06-CT/TW tại các cấp ủy đảng của các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các địa phương và của ngành y tế. Từ đó, đề xuất ý kiến nghị và đưa ra những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Hiện nay, Bộ Y tế đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng xong dự thảo Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW. Bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo xin ý kiến của Lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Lãnh đạo Sở Y tế tại 3 miền Bắc, Trung và miền Nam và sẽ hoàn thiện báo cáo trình Ban Bí thư và Bộ Chính trị và cuối tháng 9/2008.



BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1/ Cử tri tỉnh Nghệ An, Vĩnh Long, Hưng Yên, Hà Tĩnh kiến nghị: Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ tiền khởi nghĩa hiện nay còn có sự chênh lệch, thấp hơn nhiều so với chế độ của cán bộ đi kháng chiến giai đoạn sau này, đề nghị Chính phủ nghiên cứu tăng chế độ chính sách cho cán bộ tiền khởi nghĩa. Cần thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ tiền khởi nghĩa kể cả đối với người còn sống cũng như đã mất.

Trả lời:

Ngày 29 tháng 6 năm 2005 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, theo đó chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 đã được bổ sung, điều chỉnh.

Theo quy định hiện hành, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 được trợ cấp hàng tháng cùng nhiều chế độ ưu đãi khác, còn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chỉ hưởng trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế, mai táng phí khi từ trần.

Về đề nghị thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ tiền khởi nghĩa kể cả đối với người đã mất. Ngày 13/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2008/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có quy định về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện đang phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn thiện để ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.



2/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Hiện nay một số hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng lập trước năm 2005 bảo đảm các thủ tục theo quy định nhưng chưa được công nhận với nhiều lý do khác nhau như: đang có liên quan khiếu nại, tố cáo hoặc do sai sót, chậm chễ của cơ quan làm chế độ, chính sách, nay đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết xong... Đề nghị công nhận hồ sơ cho những trường hợp này theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995, không thực hiện theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ vì nếu làm theo thủ tục mới hiện nay thì hồ sơ này không thể giải quyết được gây thiệt thòi cho người hưởng chính sách.

Trả lời:

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006, nhằm tạo điều kiện để người có công hoàn thiện hồ sơ ưu đãi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 quy định rõ việc giải quyết chế độ đối với những hồ sơ người có công được xác lập theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 và đã được hoàn thiện trước ngày 01/01/2006. Những vấn đề tồn tại về hồ sơ, thủ tục giải quyết chính sách Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách.



3/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Tiền trợ cấp của những người có công được xem xét với lương của người nghỉ hưu; xem xét hỗ trợ chi những người là thương binh nặng trên 61% đến nay chưa được một triệu đồng là quá thấp; đề nghị cho những người thương binh phục vụ quân đội có 12 năm trở lên được trợ cấp 600.000đ/người/tháng, có 10 năm trở lên được trợ cấp 500.000đ/người/tháng, 8 năm trở lên được trợ cấp 400.000đ/người/tháng, 6 năm trở lên được trợ cấp 300.000đ/người/tháng, dưới 6 nămđược trợ cấp 200.000đ/người/tháng; giảm thời gian an dưỡng 5 năm/lần xuống còn 2 năm/lần.

Trả lời:

Về đề nghị mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công được xem xét với lương của người nghỉ hưu: việc điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với người có công được thực hiện theo Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công của Chính phủ, theo đó trợ cấp ưu đãi đối với người có công được xác định và điều chỉnh tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội và được điều chỉnh cùng thời điểm điều chỉnh lương hưu.

Về đề nghị tăng trợ cấp đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên: mức trợ cấp đối với thương binh được xác định trên tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động do thương tật. Theo quy định tại Nghị định số 07/2008/NĐ-CP ngày 21/01/2008 thì kể từ ngày 01/01/2008 mỗi % suy giảm khả năng lao động do thương tật đã được điều chỉnh tăng từ 15.090 đồng lên 18.100 đồng (tăng 20%).

Về đề nghị giảm thời gian an dưỡng từ 5 năm/lần xuống 2 năm/lần: chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và theo công lao, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng người có công. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 thì:

- Những đối tượng người có công được điều dưỡng mỗi năm một lần bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình.

+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

- Những đối tượng người có công được điều dưỡng 5 năm một lần bao gồm:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

+ Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình;

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin tiếp thu kiến nghị này của cử tri để nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép.

Về đề nghị hỗ trợ đối với thương binh theo thời gian phục vụ trong quân đội: mức trợ cấp đối với thương binh được xác định trên tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động do thương tật. Việc hỗ trợ theo thời gian phục vụ trong quân đội thuộc thẩm quyền xem xét trả lời của Bộ Quốc phòng.

4/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đối với Nghị định 68/CP những người tham gia cách mạng trước hoặc sau tháng 8/1945 đều là tiền nhân, xứng đáng được hưởng trợ cấp của Nhà nước, do đó đề nghị bổ sung chế độ trợ cấp 1 lần đối với cán bộ tiền khởi nghĩa tham gia từ tháng 01 đến tháng 8/1945 và từ tháng 8/1945 đến tháng 12/1945 (nghĩa là tham gia trong năm 1945 là được hưởng) vì trước đây chỉ quy định tham gia trước năm 1945 và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến bổ sung tham gia từ tháng 01 đến tháng 8/1945.

Trả lời:

Do câu hỏi của cử tri chưa rõ nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa đủ cơ sở để trả lời. Theo chế độ ưu đãi Người có công hiện hành thì những người tham gia cách mạng trước hoặc sau tháng 8/1945 đã được quy định hưởng các chế độ như sau:

- Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận, chế độ ưu đãi gồm: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng; Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; Cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp; Được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người. Khi chết đang hưởng chế độ ưu đãi thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; khi chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

- Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 được cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận, chế độ ưu đãi gồm: Trợ cấp hàng tháng; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp; hỗ trợ cải thiện nhà ở. Khi chết, đang hưởng chế độ ưu đãi thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; khi chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Con được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

- Đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc (người tham gia cách mạng sau Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945) nếu được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương Kháng chiến, chế độ ưu đãi gồm: Trợ cấp một lần; bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

5/ Cử tri tỉnh Quảng Bình, Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị Nhà nước cần xem xét có chế độ đãi ngộ cho lực lượng dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong trong thời gian chống Mỹ cứu nước.

Trả lời:

Theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ thì dân quân du kích, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong hay bộ đội, công an đã tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đều được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng và được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định.



6/ Cử tri thành phố Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nay gia đình, thân nhân liệt sỹ được cấp tiền tàu xe, ăn ở cho 3 người, không quá 3 ngày/1 lần đi thăm viếng mộ liệt sỹ là một chủ trương tốt đẹp, đúng đắn của Đảng và Nhà nước được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng đối với phần mộ liệt sỹ có tên tuổi, còn đối với các liệt sỹ vô danh, dù gia đình đã có xác nhận đó là phần mộ của thân nhân mình thì vẫn chưa áp dụng được quy định này. Cử tri đề nghị xem xét, quy định bổ sung.

Trả lời:

Theo quy định hiện hành, việc hỗ trợ thân nhân liệt sỹ khi đi thăm viếng mộ chỉ áp dụng đối với những trường hợp mộ liệt sỹ đã có giấy báo tin mộ liệt sỹ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ của cơ quan quản lý nghĩa trang nơi an táng mộ liệt sỹ.

Đối với những trường hợp mộ liệt sỹ chưa được cơ quan có thẩm quyền xác định rõ thì chưa có cơ sở để áp dụng chế độ hỗ trợ thân nhân liệt sỹ khi đi thăm viếng mộ.

7/ Cử tri các tỉnh Nam Định, Quảng Bình: Cử tri rất băn khoăn về quy định dừng nâng hạng thương tật, dừng xét xếp hạng thương tật cho thương binh theo Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ. Để đảm bảo quyền lợi và đỡ thiệt thòi cho những người có công với cách mạng, đề nghị Chính phủ xem xét cho tiếp tục được nâng hạng và xét phúc quyết để vào hạng thương tật đối với những thương binh đủ điều kiện.

Trả lời:

Theo quy định hiện hành thì việc giám định lại thương tật được áp dụng đối với thương binh trong những trường hợp sau:

- Thương binh được kết luận tỷ lệ thương tật tạm thời từ 21% trở lên, sau 3 năm được giám định lại để xác định thương tật vĩnh viễn.

- Thương binh sau khi đã được giám định thương tật vĩnh viễn mà bị thương tiếp do một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 54/2006/NĐ-CP hoặc bị khám thiếu vết thương trong lần giám định trước.



8/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị qui định cho những người có công được kiểm tra xác định tỷ lệ thương tật để công nhận thương binh tại nơi cư trú, không nên quy định về lại quê quán để kiểm tra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này.

Trả lời:

Để tạo điều kiện thuận lợi đối với người có công trong việc lập hồ sơ xác nhận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH qui định rõ về thẩm quyền khám xác định tỷ lệ thương tật để công nhận thương binh, theo đó nếu người khi bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân thì khám tại các Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, còn nếu người khi bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân thì khám tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.



9/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Cạn kiến nghị: Đề nghị mở rộng đối tượng là những người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam tại chiến trường miền Nam và các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học tại Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ. Cho tất cả những người đã trải qua chiến trường Lào, Cămpuchia trong thời gian kháng chiến đều được hưởng chế độ.

Trả lời:

Khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng quy định: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học.

Như vậy, theo quy định trên thì tất cả những người đã trải qua những chiến trường mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học trong thời gian tham gia kháng chiến (bao gồm cả chiến trường Lào, Campuchia) đều được xem xét để xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nếu đủ điều kiện.

10/ Cử tri tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sửa đổi kịp thời quy định người được hưởng chế độ nhiễm chất độc da cam hiện hành không khả thi, không phù hợp, đơn giản thủ tục hồ sơ. Một số hồ sơ không được xét công nhận nhiễm chất độc màu da cam vì lý do sau: cha mẹ bị bệnh do nhiễm các chất độc hóa học màu da cam nhưng con họ vẫn phát triển, học hành bình thường, con bị chết nhưng không có xác nhận hoặc chứng tử của bệnh viện.

Trả lời:

Ngày 10/02/2008 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện đang phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ xem xét bổ sung quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên cơ sở danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin mà Bộ Y tế đã ban hành

11/ Cử tri tỉnh Cao Bằng, Phú Thọ kiến nghị: Chế độ cấp phát hàng tháng cho người nhiễm chất độc da cam vừa qua bị đình chỉ để yêu cầu kiểm tra lại hồ sơ đã gây bức xúc trong nhân dân, có trường hợp đã xác định đúng đối tượng nhưng chưa được cấp lại, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét có kết luận nhằm ổn định tình hình.

Trả lời:

Theo qui định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ thì chỉ áp dụng chế độ ưu đãi người có công đối với những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Nghị định này (phải có con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh). Do vậy việc chưa chi trả trợ cấp hàng tháng đối với những trường hợp sau khi tiến hành rà soát lại hồ sơ thấy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn là đúng theo quy định.

Ngày 10/02/2008 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện đang phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ xem xét bổ sung quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên cơ sở danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin mà Bộ Y tế đã ban hành.



12/ Cử tri tỉnh Bình Thuận, Thái Nguyên kiến nghị: Đối với các gia đình thương binh liệt sỹ xin cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công bị hư hỏng, mất mát nhưng việc triển khai của các ngành chức năng còn rất chậm, nên thân nhân không có bằng để thờ cúng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành chức năng quan tâm hơn đến vấn đề này.

Trả lời:

Về vấn đề này Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 quy định việc cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” được thực hiện đối với các trường hợp Bằng “Tổ quốc ghi công” bị hư hỏng, rách nát, mối mọt hoặc thất lạc; không tiến hành cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” một cách đồng loạt.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lập danh sách, cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm Tờ trình gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) để tổng hợp, trình cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”.

13/ Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Cử tri kiến nghị về việc Nhà nước lại cắt giảm chế độ trợ cấp hàng tháng cho con em người dân bị ảnh hưởng chất độc da cam? Đề nghị tiếp tục duy trì việc này.

Trả lời:

Ngày 5 tháng 02 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số16/2004/QĐ-TTg về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Mức trợ cấp 200.000 đồng/hộ/tháng, 300.000 đồng/hộ/tháng hoặc 400.000 đồng/hộ/tháng áp dụng tương ứng đối với hộ gia đình có 2,3 hoặc 4 người trở lên không tự phục vụ được.

Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thay thế Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg. Theo đó, hộ gia đình có 2,3 hoặc 4 người tàn tật nặng trở lên được hưởng các mức trợ cấp tương ứng là 240.000 đồng/hộ/tháng, 360.000 đồng/hộ/tháng hoặc 480.000 đồng/hộ/tháng.

Như vậy, mức trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 2 người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã được tăng lên so với quy định tại Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg.



14/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu tăng thời gian nghỉ chế độ thai sản cho người lao động từ 4 tháng lên 6 tháng.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương