Article in vnu journal of Foreign Studies · July 017 doi: 10. 25073/2525-2445/vnufs. 4166 citations reads 15,702 authors


L.V. Canh, N.T. Ngọc / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017)  10-23



tải về 368.45 Kb.
Chế độ xem pdf
trang15/25
Chuyển đổi dữ liệu18.03.2022
Kích368.45 Kb.
#51303
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25
DE AN NGOAI NGU QUOC GIA 2020 CO THE HOC DUOC GI T
Chương III
L.V. Canh, N.T. Ngọc / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017)  10-23

16

CEFR, còn sinh viên tốt nghiệp các trường đại 



học khác là B1. Tuy nhiên việc xác định chuẩn 

tương đương cũng gặp nhiều rắc rối nhất là 

đối với các bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh 

theo các mục đích khác nhau do Bộ Giáo dục 

Đài Loan chưa có người đủ trình độ chuyên 

môn để làm công việc này và việc điều chỉnh 

khung CEFR để hướng dẫn giảng dạy cho phù 

hợp với điều kiện văn hóa và xã hội của Đài 

Loan cũng rất khó khăn (Wu, 2012). Cheung 

(2012) cho rằng trong điều kiện tiếng Anh là 

một ngoại ngữ và học sinh Đài Loan không có 

điều kiện tiếp xúc và sử dụng tiếng Anh trong 

giao tiếp ngoài xã hội nên không thể thể hiện 

được kỹ năng sử dụng tiếng Anh theo các đặc 

tả của khung CEFR. Theo ý kiến của Cheung 

thì việc điều chỉnh khung CEFR cho phù hợp 

nhất là để đánh giá năng lực tiếng Anh của học 

sinh tiểu học đòi hỏi một khối lượng công việc 

khổng lồ khó có thể thực hiện được.

Tại Nhật Bản, một nhóm các nhà nghiên 

cứu  của  trường  Đại  học  Ngoại  ngữ  Tokyo 

được giao nhiệm vụ thực hiện đề án điều chỉnh 

khung CEFR cho phù hợp với điều kiện của 

Nhật Bản từ năm 2008 đến 2011 và kết quả 

là họ đưa ra được một khung gọi là CEFR-J, 

tức Khung tham chiếu châu Âu của Nhật Bản 

(Negishi  & Tono,  2014).  Khung  CEFR-J  có 

hai điều chỉnh lớn. Một là họ thêm một bậc 

gọi là tiền A1 (Pre-A1) còn bậc A1 chia làm 

ba bậc nhỏ là A1.1, A1.2, và A1.3 vì họ cho 

rằng trên 80% học sinh Nhật Bản sẽ có trình 

độ nằm trong khoảng bậc A1 và A2. Tương 

tự như vậy bậc từ A2 đến B2 cũng được chia 

thành hai bậc nhỏ. Điều chỉnh thứ hai là điều 

chỉnh  các  đặc  tả  về  năng  lực  sử  dụng  tiếng 

Anh trong các bậc của khung CEFR để tính 

đến những khó khăn của học sinh Nhật Bản 

khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Tất cả giáo 

viên và học sinh đều được thông tin đầy đủ về 

những điều chỉnh này.

Trung  Quốc  cũng  sử  dụng  khung  CEFR 

nhưng không phải để phục vụ mục đích đánh 

giá  mà  họ  dùng  để  tham  khảo  và  xây  dựng 

khung  riêng  của  Trung  Quốc  gọi  là  CCFR 

(Common Chinese Framework of Reference 

for Languages) và dùng khung này để hướng 

dẫn  giảng  dạy  (Jin  và  cộng  sự,  2014).  Tuy 

nhiên  nhóm  xây  dựng  khung  này  cũng  gặp 

nhiều khó khăn do bản chất của hệ thống giáo 

dục Trung Quốc và sự phản kháng của những 

người liên đới. Hiện tại Bộ Giáo dục Trung 

Quốc giao cho Cục Khảo thí giáo dục quốc gia 

tiếp tục nghiên cứu và triển khai khung này.

Nhìn chung, ý kiến của các nhà giáo dục 

là  khung  CEFR  cần  phải  được  điều  chỉnh 

thậm chí cần có một tư duy và cách nhìn mới 

về khung này để có thể giúp cho việc xác định 

mục  tiêu  và  chương  trình  giáo  dục  sao  cho 

phù hợp với các điều kiện xã hội và giáo dục 

đa dạng của từng quốc gia (Read, 2014).

Hàn Quốc không lấy khung CEFR làm cơ 

sở đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh. Họ 

xây dựng khung đánh giá riêng của họ gọi là 

Bài thi năng lực tiếng Anh quốc gia (NEAT). 

Đề  án  xây  dựng  bài  thi  này  được  triển  khai 

từ  năm  2007.  Từ  năm  2007  đến  2008  nhóm 

nghiên  cứu  thực  hiện  các  nghiên  cứu  sơ  bộ 

và đến năm 2009 thì bài thi được đưa vào thử 

nghiệm cho đến năm 2012. Theo khung này, 

năng lực sử dụng tiếng Anh được chia thành ba 

cấp độ 1, 2, và 3. Cấp độ 3 là cấp độ cao nhất 

dùng để tuyển sinh vào các trường đại học có 

yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng tiếng Anh thực 

hành (Practical English Test). Cấp độ 2 dành 

cho học sinh tốt nghiệp hệ trung học phổ thông. 

Kết quả thử nghiệm bài thi mới cho thấy một số 

hạn chế sau (Lee, 2015, tr. 59-60):

1.  Khó khăn trong việc chấm bài theo phương 

pháp khách quan và tính thực tế của bài thi 

hạn chế.


2.  Khuyến khích việc luyện thi trong các cơ sở 

luyện thi tư nhân.

3.  Các trường phổ thông chưa sẵn sàng áp dụng 

bài thi mới.

4.  Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy 

các kỹ năng ngôn ngữ sản sinh (nói và viết).

5.  Giáo viên không phát triển kỹ năng sử dụng 

tiếng Anh cho học sinh mà chỉ tập trung dạy 

cho học sinh đi thi. 




tải về 368.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương