Apostolicam actuositatem



tải về 226.16 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích226.16 Kb.
#19781
1   2   3   4

21. Mọi đoàn thể tông đồ đều phải được quí trọng; tuy nhiên, có những đoàn thể tông đồ mà hàng Giáo phẩm, tùy theo đòi hỏi của từng địa phương và từng thời đại, sẽ khích lệ, đề nghị và nhanh chóng quyết định thành lập: các linh mục, tu sĩ và giáo dân phải quan tâm nhiều hơn và tuỳ nghi tìm cách phát huy những đoàn thể ấy. Trong số đó, ngày nay đặc biệt phải kể đến những đoàn thể hay hiệp hội công giáo có tính cách quốc tế.

22. Thật đáng kính trọng và đáng được đặc biệt đề cao trong Giáo Hội, những giáo dân, độc thân hoặc đã có gia đình, đang dấn thân và đem khả năng chuyên môn của mình tham gia hoạt động và phục vụ suốt đời hoặc một thời gian trong các tổ chức đoàn thể. Giáo Hội cũng rất vui mừng vì thấy càng ngày càng tăng số giáo dân phục vụ trong các hiệp hội hoặc các tổ chức hoạt động tông đồ ở lãnh vực quốc gia cũng như quốc tế, và nhất là trong các cộng đồng công giáo nơi các xứ truyền giáo và ở những Giáo Hội mới thành hình.

Các vị Chủ Chăn của Giáo Hội hãy sẵn lòng đón nhận và cám ơn những giáo dân này, phải giúp họ có được phẩm chất đầy đủ về công bình, liêm chính và bác ái, nhất là lo chu cấp cho họ và cả gia đình có được một đời sống xứng đáng, và cũng phải huấn luyện đầy đủ cũng như trợ giúp và khích lệ họ trong lãnh vực tu đức.

CHƯƠNG V
QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG

23. Việc tông đồ của giáo dân, cá nhân hay tập thể, phải được đặt vào đúng chỗ trong công cuộc tông đồ của toàn thể Giáo Hội; hơn nữa, việc liên kết với những người đã được Chúa Thánh Thần đặt lên cai quản Giáo Hội Chúa cũng là một yếu tố thiết yếu của việc tông đồ Kitô giáo (x. Cv 20,28). Trong khi đó, việc cộng tác giữa các tổ chức tông đồ khác nhau cũng rất cần thiết và phải được hàng Giáo phẩm điều hành cách hài hòa.

Vì muốn cổ võ tinh thần hợp nhất để tình bác ái huynh đệ được toả sáng trong mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội, để đạt được các mục đích chung cũng như để tránh những cạnh tranh nguy hại, cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau và sự phối hợp thích đáng giữa các tổ chức tông đồ trong Giáo Hội, miễn là đặc tính riêng của mỗi tổ chức vẫn được duy trì35.

Điều đó rất thích hợp mỗi khi có một công tác đặc biệt trong Giáo Hội đòi phải có sự hòa hợp và cộng tác tông đồ giữa hàng giáo sĩ dòng và triều, giữa tu sĩ và giáo dân.

24. Bổn phận của hàng Giáo phẩm là phải hỗ trợ cho hoạt động tông đồ của giáo dân, đề ra các nguyên tắc và giúp các phương tiện thiêng liêng, điều phối việc tông đồ của họ để sinh ích chung cho cả Giáo Hội, cũng phải lo giữ cho giáo thuyết và những chỉ thị của Giáo Hội được tuân hành.

Có nhiều thể thức liên lạc giữa việc tông đồ giáo dân với hàng Giáo phẩm tùy theo hình thức và mục tiêu của mỗi hoạt động tông đồ.

Quả thật, đã có nhiều sáng kiến hoạt động tông đồ trong Giáo Hội được khởi xướng do giáo dân tự ý thành lập và điều hành tốt đẹp. Nhờ những hoạt động tông đồ như thế, trong nhiều hoàn cảnh, Giáo Hội có thể chu toàn sứ mệnh của mình cách tốt đẹp, và do đó hàng Giáo phẩm thường ca ngợi và cổ võ các sáng kiến đó36. Tuy nhiên, không một khởi xướng hoạt động nào được lấy danh nghĩa công giáo nếu không có sự ưng thuận của giáo quyền hợp pháp.

Có một số tổ chức tông đồ giáo dân, dưới hình thức này hay hình thức khác, đã được giáo quyền công khai chấp nhận.

Ngoài ra, vì nhu cầu ích chung của Giáo Hội, giáo quyền có thể lựa chọn và cổ võ cách đặc biệt cũng như đảm nhận trách nhiệm đối với một số tổ chức hay hiệp hội tông đồ có tôn chỉ trực tiếp hướng đến mục đích thiêng liêng. Như thế, khi tổ chức công việc tông đồ theo nhiều cách thức khác nhau cho hợp với hoàn cảnh, hàng Giáo phẩm liên kết một hình thức tông đồ giáo dân nào đó cách chặt chẽ hơn với phận vụ tông đồ của mình, tuy nhiên phải bảo toàn nguyên vẹn bản chất và sự khác biệt giữa hai bên, và như thế, giáo dân vẫn duy trì được khả năng cần thiết để hoạt động theo sáng kiến của mình. Trong nhiều văn kiện của Giáo Hội, hành động trên đây của hàng Giáo phẩm được gọi là sự ủy nhiệm.

Sau cùng, hàng Giáo phẩm có thể trao cho giáo dân một vài phận vụ vốn gắn liền với nhiệm vụ của chủ chăn, chẳng hạn việc dạy giáo lý, cử hành phụng vụ, hay chăm sóc các linh hồn. Vì được ủy nhiệm, nên khi thi hành nhiệm vụ, người giáo dân phải hoàn toàn tuân phục sự điều khiển của giáo quyền thượng cấp.

Trong những vấn đề liên quan đến các hoạt động và định chế thuộc lãnh vực trần thế, hàng Giáo phẩm có nhiệm vụ phải giảng dạy và giải thích cách trung thực những nguyên tắc luân lý phải tuân theo trong lãnh vực này. Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và bàn hỏi với các nhà chuyên môn, hàng Giáo phẩm có quyền thẩm định hoạt động này hay định chế kia có phù hợp hay không với các nguyên tắc luân lý và phán quyết những gì phải làm để bảo vệ và cổ võ những lợi ích thuộc lãnh vực siêu nhiên.

25. Các Giám Mục, các cha xứ, các linh mục dòng triều phải nhớ rằng hoạt động tông đồ là quyền lợi và bổn phận chung của tất cả mọi tín hữu không phân biệt giáo sĩ hay giáo dân, và giáo dân có trách nhiệm phải góp phần trong việc xây dựng Giáo Hội37. Vì thế, các ngài phải cùng với giáo dân làm việc trong Giáo Hội và cho Giáo Hội với tình huynh đệ, phải dành sự quan tâm đặc biệt cho những giáo dân đang tham gia công tác tông đồ38.

Phải chọn những linh mục có khả năng và được huấn luyện đầy đủ để giúp đỡ các tổ chức tông đồ đặc biệt của giáo dân39. Khi thi hành tác vụ do hàng Giáo phẩm uỷ thác, các ngài đại diện cho hàng Giáo phẩm trong hoạt động mục vụ của mình; các ngài phải phát huy mối liên hệ thích đáng giữa giáo dân và hàng Giáo phẩm, trong khi vẫn luôn trung thành với tinh thần và giáo lý của Giáo Hội; phải chú tâm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng và tình thần tông đồ nơi các đoàn thể công giáo đã được trao phó; các ngài phải luôn hiện diện trong các hoạt động tông đồ với sự góp ý khôn ngoan và cổ võ những sáng kiến của các đoàn thể. Qua việc tiếp xúc thường xuyên với giáo dân, các ngài phải quan tâm tìm kiếm những hình thức có thể đem lại nhiều kết quả hơn cho hoạt động tông đồ; phải cổ võ tinh thần hiệp nhất ngay trong đoàn thể mình phụ trách cũng như giữa đoàn thể này với các đoàn thể bạn.

Sau cùng, các tu sĩ nam nữ phải quý trọng các hoạt động tông đồ của giáo dân; theo tinh thần và nội qui của mỗi hội dòng, họ phải sẵn lòng giúp cho các hoạt động tông đồ giáo dân được phát triển40; đồng thời cũng phải tận tình nâng đỡ, trợ giúp và bổ túc các công việc của linh mục.

26. Trong mỗi giáo phận, phải quan tâm tối đa đến việc thành lập các ban cố vấn gồm các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân cùng tích cực cộng tác để hỗ trợ các hoạt động tông đồ của Giáo Hội, trong lãnh vực Phúc âm hoá và thánh hóa mọi người, hoặc trong lãnh vực từ thiện bác ái, xã hội hay các hoạt động khác. Các cố vấn này có thể giúp điều phối hoạt động của các hội đoàn và các chương trình tông đồ giáo dân, trong khi vẫn tôn trọng bản chất và quyền tự quản của các thành phần có liên quan41.

Nếu có thể, cũng nên thiết lập những ban cố vấn như thế ở cấp giáo xứ, liên giáo xứ, liên giáo phận và ngay cả ở cấp quốc gia hay quốc tế42.

Hơn nữa, phải thiết lập bên cạnh Tòa Thánh một văn phòng đặc trách hỗ trợ và phát huy hoạt động tông đồ giáo dân, được coi như cơ quan trung ương có đủ phương tiện thích hợp để phổ biến thông tin về các chương trình hoạt động tông đồ, đồng thời nghiên cứu các vấn đề thời đại trong lãnh vực này để tư vấn cho hàng Giáo phẩm và cho chính những người giáo dân đang dấn thân trong hoạt động tông đồ. Các phong trào và các tổ chức tông đồ giáo dân hiện có trên khắp thế giới phải được coi là thành viên của văn phòng này, trong đó có cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân cùng cộng tác.

27. Vì có chung một gia sản Tin Mừng và do đó có cùng một bổn phận là làm chứng cho Chúa Kitô, người công giáo nên và thường phải cộng tác với các Kitô hữu khác, hoặc cá nhân với cá nhân, hoặc giữa các cộng đồng Giáo Hội, trong các hoạt động cũng như trong các hội đoàn trên bình diện quốc gia hay quốc tế43.

Vì cùng chung những giá trị nhân bản, nên người Kitô hữu đang theo đuổi mục đích tông đồ cũng thường xuyên phải cộng tác với những người tuy không theo Kitô giáo, nhưng vẫn nhìn nhận những giá trị nhân bản đó.

Nhờ sự cộng tác năng động và khôn ngoan này44, vốn có tầm quan trọng đặc biệt trong các hoạt động thuộc lãnh vực trần thế, người giáo dân làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế giới và làm chứng cho tình đoàn kết đại đồng của cả gia đình nhân loại.

CHƯƠNG VI


ĐÀO TẠO TÔNG ĐỒ

28. Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn khi có sự đào tạo đa dạng và toàn diện, một việc đào tạo cần phải thực hiện, không những vì sự tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo lý của người giáo dân, mà còn vì những khác biệt về hoàn cảnh thực tế, về nhân sự cũng như về những nhiệm vụ mà họ phải thích nghi trong khi hoạt động. Việc đào tạo này phải dựa trên các nền tảng đã được Thánh Công Đồng đề xướng và công bố trong nhiều văn kiện khác45. Ngoài chương trình đào tạo chung dành cho mọi tín hữu, có thể nói đa số các đoàn thể tông đồ, do có những đoàn viên và hoàn cảnh khác biệt, đều cần phải có thêm lớp đào tạo chuyên biệt.

29. Vì giáo dân tham gia sứ mệnh của Giáo Hội theo một cách thức riêng biệt, nên việc đào tạo tông đồ phải nhấn mạnh đặc biệt về tính cách đặc thù của người giáo dân là sống giữa đời, cũng như về định hướng cho đời sống thiêng liêng của họ.

Việc đào tạo tông đồ cũng bao hàm việc đào tạo toàn diện con người cho phù hợp với nhân cách và hoàn cảnh của mỗi người. Thật vậy, với sự hiểu biết thấu đáo về thế giới hiện đại, người giáo dân phải là một phần tử sống thích hợp với xã hội và nền văn hóa riêng của họ.

Nhưng trước hết, người giáo dân phải học biết chu toàn sứ mệnh của Chúa Kitô và của Giáo Hội bằng cách sống niềm tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, Đấng làm cho Dân Chúa được sống và thôi thúc mọi người yêu mến Thiên Chúa là Cha cũng như yêu thương thế giới và nhân loại trong Ngài. Việc đào tạo đó phải được coi là nền tảng và là điều kiện để các hoạt động tông đồ đạt nhiều kết quả.

Ngoài việc đào tạo về đời sống thiêng liêng, cần phải có kiến thức vững chắc về giáo lý, về thần học, luân lý, triết học tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh và khả năng. Cũng không thể coi thường việc giáo dục văn hóa tổng quát cũng như đào tạo về kỹ thuật và thực hành.

Để có được mối tương giao tốt đẹp, cần phải phát huy các giá trị nhân bản đích thực, nhất là cách sống chung trong tình huynh đệ, biết cộng tác và đối thoại với mọi người.

Vì việc đào tạo tông đồ không thể chỉ là những hướng dẫn về lý thuyết, nên ngay từ đầu, người giáo dân phải từng bước thận trọng học cách nhìn mọi sự, suy xét và hành động theo ánh sáng của đức tin, dùng chính hành động để đào tạo và hoàn thiện bản thân cùng với tha nhân, và như thế họ sẽ tích cực dấn thân phục vụ Giáo Hội46. Việc đào tạo phải luôn được cải tiến vì con người ngày càng trưởng thành và các vấn đề không ngừng phát sinh, đòi hỏi một kiến thức ngày càng sâu rộng, cũng như một hành động luôn luôn thích nghi. Trong khi tìm cách đáp ứng những đòi hỏi của việc đào tạo, phải luôn lưu tâm tới tính chất thống nhất và toàn vẹn của nhân cách để duy trì và gia tăng sự hài hòa cũng như thế quân bình trong con người.

Như thế, người giáo dân mới hoà nhập cách tích cực và sâu xa vào chính thực tại trần thế, cũng như đảm đương cách hữu hiệu vai trò của mình trong việc điều hành trật tự trần thế; đồng thời, là phần tử sống động và chứng nhân của Giáo Hội, họ làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động ngay giữa lòng trần thế47.

30. Việc đào tạo để làm tông đồ phải khởi sự ngay trong chương trình giáo dục thiếu nhi. Nhưng đặc biệt phải tập cho các thanh thiếu niên biết làm việc tông đồ và thấm nhuần tinh thần tông đồ. Việc đào tạo này phải được tiếp tục trong suốt cả đời tùy theo đòi hỏi của những phận vụ mới đảm nhận. Như vậy, rõ ràng những ai có trách nhiệm trong việc giáo dục Kitô giáo đều phải lưu tâm đến trách nhiệm đào tạo tông đồ.

Trong gia đình, bậc cha mẹ phải lo dạy cho con cái ngay từ khi còn thơ ấu, biết nhận ra tình thương yêu của Thiên Chúa đối với mọi người, và dần dần, nhất là bằng gương sáng, phải dạy cho chúng biết quan tâm đến những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người lân cận. Như vậy, toàn thể gia đình và chính đời sống chung của gia đình phải nên như trường huấn luyện đầu tiên cho việc tông đồ.

Hơn nữa, trẻ em cần phải được giáo dục để biết vượt ra khỏi phạm vi gia đình, mở rộng tâm hồn hướng đến các cộng đồng khác như Giáo Hội và xã hội. Các em phải được tham gia vào đời sống cộng đồng của giáo xứ địa phương, để ý thức được mình là một thành phần sống động và hoạt động của toàn thể Dân Thiên Chúa. Các linh mục phải luôn nhớ đến việc đào tạo tông đồ này trong các giờ dạy giáo lý, trong các bài giảng, trong việc coi sóc linh hồn cũng như trong tất cả mọi hoạt động mục vụ khác.

Các trường học, trường cao đẳng, các học viện công giáo dành cho việc giáo dục cũng có bổn phận cổ võ nơi giới trẻ tinh thần công giáo và hoạt động tông đồ. Nếu việc đào tạo như thế bị thiếu sót, hoặc vì thanh thiếu niên không học ở trường đó, hoặc vì một lý do nào khác, thì bậc cha mẹ và các vị chủ chăn cũng như các hội đoàn lại càng có bổn phận phải lo thực hiện việc đào tạo này. Do chức nghiệp và phận sự, các thầy dạy và các nhà giáo dục đang thực thi một hình thức cao quí của việc tông đồ giáo dân, vì thế, họ phải có kiến thức giáo lý cần thiết và phải thông thạo về khoa sư phạm để có thể giáo dục cách hữu hiệu.

Cả những tập thể hay các hội đoàn giáo dân, dù hướng đến việc tông đồ hay những mục đích siêu nhiên nào khác, cũng phải tùy theo tôn chỉ và phương thế riêng của mình mà chuyên cần hỗ trợ cho việc đào tạo tông đồ48. Những tổ chức này thường là đường lối thông thường thích hợp cho việc đào tạo làm tông đồ. Thật vậy, trong những tổ chức ấy vẫn có việc đào tạo về giáo lý, về đời sống thiêng liêng và cả về thực hành. Cùng với những người đồng hội hay với các bạn trong các tiểu tổ, đoàn viên của những tổ chức này kiểm điểm về phương pháp cũng như kết quả các hoạt động tông đồ của mình và cùng nhau đem đời sống hằng ngày đối chiếu với Phúc Âm.

Việc đào tạo phải được tổ chức thế nào để bao gồm tất cả mọi đường hướng hoạt động tông đồ của người giáo dân, một hoạt động không chỉ được thực thi giữa những nhóm nhỏ trong các đoàn thể, mà còn trong mọi hoàn cảnh của cả cuộc đời, nhất là nơi nếp sống nghề nghiệp và xã hội. Hơn nữa, mỗi người giáo dân đều phải tích cực chuẩn bị để làm tông đồ, việc chuẩn bị này càng thêm thúc bách ở tuổi trưởng thành. Thật vậy, càng lớn lên, trí khôn càng mở mang, vì thế càng có khả năng khám phá thêm những tài năng Thiên Chúa phú bẩm cho, cũng như có thể sử dụng hữu hiệu hơn những đoàn sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho để mưu ích cho các anh em mình.



31. Những hình thức hoạt động tông đồ khác nhau cũng đòi hỏi một sự đào tạo đặc biệt tương ứng:

a) Đối với việc tông đồ nhằm rao truyền Phúc Âm và thánh hóa mọi người, người giáo dân phải được đào tạo đặc biệt để có thể đối thoại với người khác, với những người có đức tin hay với những người không tin, để bày tỏ sứ điệp Chúa Kitô cho mọi người49.

Vì ở thời đại chúng ta, duy vật chủ nghĩa dưới mọi hình thức đang lan tràn khắp nơi, ngay cả giữa những người công giáo, nên người giáo dân không những phải chuyên cần học hỏi giáo lý công giáo, đặc biệt là những vấn đề đang được đưa ra tranh luận, mà còn phải làm chứng bằng một đời sống theo đúng Phúc Âm để chống lại với bất cứ hình thức duy vật chủ nghĩa nào.

b) Về việc cải tạo trật tự trần thế theo tinh thần Kitô giáo, người giáo dân phải được học hỏi về ý nghĩa và giá trị đích thực của những của cải trần gian, xét theo chính bản chất của chúng hoặc theo mối tương quan giữa chúng với mọi mục đích của con người; họ cũng phải biết cách sử dụng đúng đắn mọi sự và biết tổ chức các cơ cấu, trong khi vẫn luôn luôn quan tâm đến công ích theo những nguyên tắc của học thuyết luân lý và xã hội của Giáo Hội. Đặc biệt, người giáo dân phải thấu đáo các nguyên tắc và áp dụng của học thuyết xã hội, nhờ đó có được khả năng, hoặc để góp phần vào việc triển khai học thuyết, hoặc để áp dụng đúng đắn học thuyết đó cho từng trường hợp cá biệt50.

c) Việc đào tạo tông đồ cũng cần phải khuyến khích thực hiện những việc bác ái và từ thiện vốn là một bằng chứng hùng hồn về đời sống Kitô hữu, để các môn đệ của Chúa Kitô, ngay từ thiếu thời, đã biết chia sẻ nỗi đau khổ của anh em mình và rộng lòng giúp đỡ những người thiếu thốn51.

32. Người tông đồ giáo dân hiện nay có nhiều phương tiện, chẳng hạn những khóa học tập, những kỳ đại hội, những cuộc tĩnh tâm, linh thao, những buổi họp mặt thường xuyên, những buổi thuyết trình, sách báo và những tài liệu chú giải, đó là những phương tiện giúp họ trau giồi thêm kiến thức về Thánh Kinh cũng như về giáo lý công giáo, giúp họ nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng đồng thời cũng hiểu biết những hoàn cảnh sống của thế giới để khám phá và sử dụng những phương pháp thích hợp nhất52.

Những phương tiện đào tạo này được sử dụng tùy theo các hình thức khác nhau của việc tông đồ trong từng môi trường hoạt động.

Có nhiều trung tâm và nhiều viện cao đẳng cũng được thiết lập nhằm mục đích đào tạo này đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Thánh Công Đồng vui mừng khi thấy những sáng kiến như thế đang thịnh hành nhiều nơi và mong muốn nhiều cơ sở khác cũng được thành lập ở những nơi đang có nhu cầu.

Hơn nữa Thánh Công Đồng cũng cổ võ việc thiết lập những trung tâm thu thập tài liệu và nghiên cứu dành cho tất cả mọi lãnh vực của hoạt động tông đồ, không những về thần học mà cả về các ngành học khác như nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, phương pháp luận, để phát triển tài năng của người giáo dân, nam cũng như nữ, giới trẻ cũng như giới trưởng thành.

LỜI KÊU GỌI

33. Vậy Thánh Công Đồng nhân danh Chúa khẩn thiết kêu mời tất cả các giáo dân, nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, hãy mau mắn và quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, Đấng giờ đây đang tha thiết mời gọi họ. Ước gì giới trẻ hiểu rằng lời mời gọi này được đặc biệt gởi tới họ và ước gì họ vui mừng và mở rộng lòng để đón nhận. Quả thật chính Chúa, qua Thánh Công Đồng này, một lần nữa mời gọi tất cả các giáo dân hãy kết hợp với Người ngày càng mật thiết hơn và biết cảm nhận nơi bản thân mình những tâm tình của chính Người (x. Ph 2,5), hãy tham gia vào sứ mệnh của Đấng Cứu Thế; một lần nữa, Người lại sai họ đi tới các thành và những nơi Người sẽ đến (x. Lc 10,1); như thế, qua nhiều hình thức và phương tiện khác nhau trong cùng một công cuộc tông đồ của Giáo Hội, không ngừng thích nghi với những đòi hỏi mới của thời đại, giáo dân hãy chứng tỏ mình là những cộng tác viên của Giáo Hội, những người luôn tích cực tham gia vào công việc của Chúa, bởi biết rằng, trong Chúa, sự khó nhọc của mình không trở nên vô ích (x. 1 Cr 15,58).

Tất cả và từng điều được ban bố trong Sắc Lệnh này đều đã được các Nghị phụ Thánh Công Đồng chấp thuận. Và, với thẩm quyền tông truyền nhận được từ Chúa Kitô, hợp nhất với các Nghị phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, quyết nghị và xác lập, và những gì đã được xác lập theo thể thức Công Đồng, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.

Rôma, tại Đền Thánh Phêrô, ngày 18 tháng 11 năm 1965


Tôi, PHAOLÔ, Giám mục Giáo Hội Công giáo
(Tiếp theo là chữ ký của các Nghị phụ)


1 x. GIOAN XXIII, Tông hiến Humanae Salutis, 25.12.1961: AAS 54 (1962), tr. 7-10.

2 x. CĐ VATICAN II, Hiến Chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 33tt: AAS 57 (1965), tr. 39tt.; Xem thêm Hiến Chế về Phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium, 26-40: AAS 56 (1964), tr. 107-111; x. Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội Inter Mirifica: ASS 56 (1964), tr. 145-153; x. Sắc lệnh về Đại kết Unitatis Redintegratio: AAS 57 (1965), tr. 90-107; x. Sắc lệnh về Nhiệm vụ mục tử của các Giám mục trong Giáo Hội Christus Dominus, 16, 17, 18; x. Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo Gravissimum Educationis, 3, 5, 7.

3 x. PIÔ XII, Huấn từ cho các Hồng Y 18.2.1946: AAS 38 (1946), tr. 101-102; nt. Bài giảng cho Đoàn Thanh Lao Công, 25.8.1957: AAS 49 (1957), tr. 843.

4 x. PIÔ XI, Thông điệp Rerum Ecclesiae: AAS (1926), tr. 65.

5 x. CĐ VATICAN II, Hiến Chế tín lý về Giáo Hội


tải về 226.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương