Hướng dẫn sử dụng Email vnu 1 Giới thiệu về ctmail


- Tôi có thể thêm một địa chỉ trực tiếp từ thư điện tử vào sổ địa chỉ được không?



tải về 189.09 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích189.09 Kb.
#14192
1   2   3

9.2 - Tôi có thể thêm một địa chỉ trực tiếp từ thư điện tử vào sổ địa chỉ được không?

Được, hãy bấm vào Thêm vào sổ địa chỉ ở ngay phía phải của dòng Người gửi trong giao diện đọc nội dung thư.



9.3 - Tôi có thể thiết đặt để CTmail tự động thêm họ tên người gửi thư vào cuối thư được không?

Được. Họ tên, chức danh người gửi, ... ở cuối mỗi thư sau đây được gọi tắt là chữ ký. Việc thiết đặt để CTmail tự động thêm chữ ký vào cuối mỗi thư, hãy vào Tùy biến => Thông tin cá nhân. Ở dòng nhập liệu thứ tư (Chữ ký:) hãy nhập vào những thông tin cần thiết: Họ và tên, chức danh, số điện thoại, ... Sau đó, phía dưới cùng Các lựa chọn đối với chữ ký hãy đánh dấu vào phím radio Đồng ý ở dòng Dùng chữ ký hoặc Chữ ký với dòng '--' và bấm phím lệnh Đồng ý.



9.4 - Tại sao có thư bị đưa nhầm vào Thư rác? Làm thế nào để đưa nó trở lại

Câu trả lời ngắn gọn đã có trong Trợ giúp => Giới thiệu về CTmail, mục 1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người mới sử dụng.

Sau đây là giải thích đầy đủ hơn. Như tất cả các hệ thống như Yahoo, Gmail, ... CTmail hỗ trợ hai mức quét thư rác.


  • Mức thứ nhất từ ngay VNUmail gateway. Tất cả các thư đến đều được đánh giá theo một thuật toán thông minh gọi là thuật toán Bayes. Những thư có chỉ số Bayes cao sẽ ngay lập tức bị đóng dấu **SPAM/Thư rác** ở tiêu đề thư. Và sau đó sẽ bị Bộ lọc thư đưa vào thư mục Thư rác theo phép lọc: Tất cả những thư mà tiêu đề có chứa 'SPAM' thì đưa vào thư mục Thư rác.

  • Mức thứ hai - tùy theo người dùng. Một thư có thể bị coi là thư rác với người này nhưng không bị coi là thư rác với người khác. Vì vậy CTmail cho phép người dùng thiết lập các tùy biến dùng hai hệ thống quét thư rác nữa:
    - Bộ loc thư rác theo các danh sách đen mà các tổ chức quốc tế cung cấp. Người dùng có thể, BẬT hay TẮT việc sử dụng các danh sách này.
    - Bộ lọc Bayes - Lọc thư rác thông minh Lọc thư rác theo thuật toán Bayes. Thuật toán được xem là thông minh theo nghĩa, người dùng có thể "dạy" cho nó hiểu thư như thế nào là thư rác. Khi được dạy nhiều lần, cơ sở dữ liệu của bộ lọc ngày càng lớn hơn, nó sẽ phân biệt được thư rác ngày càng chính xác hơn. Chi tiết về cách dạy đã có trong Trợ giúp => Giới thiệu về CTmail, mục 1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người mới sử dụng. Những thiết đặt cần thiết có trong Tùy biến => Bộ lọc Bayes - Lọc thư rác thông minh

Chú ý rằng: Việc lọc thư rác ở mức thứ hai được kích hoạt khi người dùng đăng nhập hệ thống, nên nếu bạn có quá nhiều thư chưa đọc trong HỘP THƯ bộ lọc sẽ mất nhiều thời gian để làm việc và bạn sẽ phải chờ đợi có thể rất lâu. Vì vậy hãy duyệt thư hàng ngày. Những thư chưa thể đọc ngay hãy chuyển nó vào một thư mục riêng và thiết đặt để bộ lọc bỏ qua thư mục ấy.

9.5 - Tại sao tất cả các thư rác đều chui vào thư mục HỘP THƯ của tôi,

Khi có thư rác cứ nhất định nằm lại một thư mục nào đó (chẳng hạn HỘP THƯ) dù rằng bạn đã đánh dấu nó và bấm vào (như đã có hướng dẫn trong 1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người mới sử dụng. bạn cần phải xem lại những khai báo sau đây:



  • Bạn đã có thư mục chứa thư rác chưa? Mặc định nó là thư mục có tên Thư rác (ở giao diện phía bên trái), tuy nhiên có thể vì vô tình bạn đã xóa mất thư mục này đi rồi.

  • Nếu đã có thư mục Thư rác . Bạn cần xem lại xem đã thiết đặt chuyển thư rác vào thư mục nào. Hãy vào Tùy biến => Bộ lọc Bayes - Lọc thư rác thông minh để ấn định thư mục chứa thư rác: là Thư rác. Sau đó nhớ bấm ngay phím lệnh Lưu lại

  • Bạn cũng cần kiểm tra ở Tùy biến => Bộ lọc thư rác đã có hay chưa dòng thông báo:

Thư rác được gửi tới INBOX.Thư rác Việc quét thư rác được ấn định cho Chỉ những thư chưa đọc

Các dòng trong danh sách dưới đó đã ở trạng thái BẬT hay chưa?


Nếu chưa, hãy bấm vào Thay đổi để thiết lập lại. Các thiết đặt ở đây giúp CTmail lọc thư rác theo các danh sách đen được các tổ chức quốc tế hỗ trợ chống thư rác.

Chú ý rằng thiết đặt "Việc quét thư rác được ấn định cho Chỉ những thư chưa đọc" có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ của Ctmail khi bạn đăng nhập. Hãy xem thêm Trợ giúp => Tùy biến các mục 7.6, 7.7, 7.8.



9.6 - Tôi nhận được thư rác mà địa chỉ người gửi là chính tôi? Giải quyết thế nào?

Hiện tượng người dùng nhận được thư rác gửi từ địa chỉ của chính mình, có những nguyên nhân sau:

1. Nhẹ nhất: Hacker biết được địa chỉ thư của họ và dùng một hệ thống mail không có khả năng chống thư mạo danh nào đó để mạo danh người dùng gửi thư rác. Biện pháp chúng hay sử dụng là mạo danh người dùng gửi thư đến một máy sinh thư rác, máy này sẽ tự động sinh thư rác gửi đến người dùng.

2. Nặng hơn: Hacker đã lấy được mật khẩu của người dùng, nhưng chỉ làm đơn giản là đăng nhập vào VNUmail rồi gửi thư rác đi. Trong trường hợp này, người dùng sẽ nhìn thấy thư rác gửi đi trong thư mục Đã gửi của mình.

3. Rất nặng: Hacker đã lấy được mật khẩu của người dùng và dùng một phần mềm sinh thư rác tự động (với tốc độ, khối lượng rất lớn) để phát tán thư qua VNUmail. Trường hợp này thường gây tắc nghẽn mạng và quản trị buộc phải can thiệp khẩn cấp khi phát hiện.

Biện pháp giải quyết:

1. Trong mọi trường hợp, sau khi phát hiện, nên đổi mật khẩu ngay (sẽ khắc phục được 2. và 3. tuy không khắc phục được 1.). Nên đổi mật khẩu định kỳ, với mật khẩu không quá đơn giản: độ dài từ 6 ký tự trở lên, dùng chữ xen lẫn số.

2. Đánh dấu những thư ấy và bấm vào nút báo thư rác như cách vẫn làm với thư rác.

3. Để hạn chế việc Hacker lấy được địa chỉ thư của mình, trong các thư, các trang thông tin giới thiệu địa chỉ thư của mình nên để ở dạng username[at]vnu.edu.vn.

Xin hãy chú ý rằng Thư rác là một vấn nạn ngày càng phát triển phức tạp. Cách nhìn nhận một thư là thư rác lại khác nhau đối với mỗi người dùng. Các hệ thống thư chỉ có thể hỗ trợ người dùng bằng cách phát hiện chúng theo một số tiêu chí và lọc chúng chuyển vào một thư mục riêng vì nếu chủ động xóa chúng đi lại có thể gây nên sự cố đáng tiếc cho người dùng.



9.7 - Tại sao thỉnh thoảng tôi lại nhận được thông báo lỗi và đôi khi phải đăng nhập lại?

Nhiều webmail ấn định một khoảng thời gian hạn chế, trong khoảng thời gian đó, nếu người dùng không có bất cứ một thao tác nào với nó, nó sẽ tự động đăng xuất. Nếu muốn làm việc tiếp buộc phải đăng nhập lại. CTmail không ấn định hạn chế một khoảng thời gian nào cả, vì vậy về nguyên tắc người dùng có thể để hệ thống hoạt động bao lâu tùy thích, cho đến khi thực hiện thao tác đăng xuất (bấm vào Đăng xuất).

Tuy nhiên, CTmail lại có chức năng tự động kết nối với server để lấy thư mới sau mỗi khoảng thời gian ấn định. Nếu người dùng ấn định khoảng thời gian này quá ngắn, và rất nhiều người dùng khác cùng làm như vậy thì có thể server sẽ chậm trễ trong việc đáp ứng các kết nối, gây nên thông báo không thể kết nối được và người dùng phải đăng nhập lại. Chúng tôi khuyến cáo đặt chu kỳ tự động lấy thư mới ở mức 20 phút / lần. (Xem thêm Trợ giúp => Tùy biến, mục 7.4 - Thiết đặt chế độ thư mục => Tự động đọc lại danh sách thư mục.)

9.8 - Dùng giao thức https có ích lợi và phiền phức gì?

Giao thức https là http bổ sung giải pháp hỗ trợ mã hóa thông tin trên đường truyền (SSL) để chống lại việc kẻ xấu dùng các chương trình nghe lén trên mạng lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu của người dùng. Vì vậy khi truy cập VNUmail, dùng https://mail.vnu.edu.vn sẽ tốt hơn là dùng http://mail.vnu.edu.vn. Tuy nhiên vì VNUnet dùng giải pháp openSSL miễn phí, không được đảm bảo bởi các công ty bảo mật nào cả nên người dùng có thể gặp một số thông báo cảnh báo lúc sử dụng https. Chi tiết xin mời đọc Hướng dẫn chi tiết truy cập CTmail với https.



9.9 - Sau khi tôi đổi mật khẩu, phải đăng nhập lại, tại sao lại phiền phức như vậy?

Khi triển khai CTmail cho Trường Đại học Công nghệ, chúng tôi đã tích hợp hệ thống với LDAP để quản trị người dùng một cách tập trung cho tất cả những dịch vụ sẽ bổ sung sau này. Như thế, mỗi khi có thêm dịch vụ mới trên Ctnet, người dùng có thể sử dụng ngay với cùng tên đăng nhập và mật khẩu cho hệ thống Ctmail.

Như vậy việc đổi mật khẩu được thực hiện bởi LDAP và đúng ra thì phải tách nó ra thành một giao diện riêng bên ngoài hệ thống CTmail. Nhưng hiện tại, chúng tôi tạm thời liên kết nó vào như một chức năng của CTmail để tiện cho người dùng. Khi có thêm dịch vụ nữa được bổ sung, chắc chắn chúng tôi sẽ phải tách rời chức năng này ra ngoài CTmail để tránh hiểu lầm.

9.10 - Tôi có thể dùng hệ thư điện tử này ở đâu?

Ở bất cứ nơi nào bạn có thể sử dụng một bộ duyệt web (Mozilla FireFox, IE, Mozilla, Opera, Google Chrome...).



9.11 - Cần phải khai báo các tham biến cho mail client thế nào để lấy thư về máy tính cá nhân?

Vấn đề này đúng ra không liên quan đến web mail mà liên quan đến hệ thống mail servers (các máy phục vụ thư). Nhưng người dùng lại thường truy cập trang Trợ giúp với hy vọng tìm được mọi giải đáp cho những khúc mắc của mình. Vì vậy chúng tôi giới thiệu luôn vấn đề này ở đây.

Để các phần mềm mail client có thể lấy được thư về và gửi được thư đi, cần phải khai báo cho nó các thông tin về máy phục vụ mà bạn sẽ lấy thư về từ đó (Incoming Server) và máy phục vụ sẽ nhận thư bạn gửi đi (Outgoing Server)

Hệ thống các máy phục vụ thư của VNUnet hỗ trợ hai giao thức lấy thư về là POP3S và IMAPS



  • Nếu dùng POP3S: khai báo server name: mail.vnu.edu.vn, port: 995, đòi hỏi dùng SSL

  • Nếu dùng IMAPS: khai báo server name: mail.vnu.edu.vn, port: 993, đòi hỏi dùng SSL

Máy phục vụ nhận thư bạn gửi đi dùng giao thức SMTP Server name: mail.vnu.edu.vn, port: 25, đòi hỏi dùng SSL và Authentication (chống mạo danh gửi thư).
Bạn có thể xem hay chép về:

- Tệp PDF hướng dẫn chi tiết việc thiết đặt các tham biến cho Outlook Express

- Tệp PDF hướng dẫn chi tiết việc thiết đặt các tham biến cho ThunderBird
9.12 - Ai đã viết CTmail?

CTmail là bản phát triển SquirrelMail với nhiều mô đun tích hợp của Trung tâm Mạng và eLearning (CCNE), Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ai đã viết SquirrelMail? Rất nhiều người cùng tham gia và giúp đỡ làm nên sản phẩm này. Để biết được danh sách về họ, xin mời bạn tham khảo web site www.SquirrelMail.org.



9.13 - Webmail là gì vậy?

Webmail là phần mềm được xây dựng và cài đặt hoạt động trên các máy phục vụ. Được thiết kế để bạn có thể sử dụng nó qua một bộ duyệt web. Nó giúp bạn giao dịch với máy phục vụ thư để lấy, đọc thư và gửi thư tới những địa chỉ khác. CTmail tổ chức cho bạn giao dịch qua giao thức truyền thông IMAP với tài khoản thư của bạn trên máy phục vụ thư .



9.14 - Tại sao lại dùng webmail thay vì sử dụng các trình thư thông thường khác (mail client) hoạt động trên máy tính của bạn?

Bạn còn nghi ngờ rằng webmail sẽ không bao giờ là một thay thế hoàn hảo cho các chương trình thư thông thường ư? Nếu bạn có ít nhất một lần cần kiểm tra hộp thư của mình trong lúc đang ở nhà bạn bè hay đang trong một chuyến đi xa, ... nghĩa là trong những trường hợp bạn đang phải xa chiếc máy tính thường dùng của bạn, bạn sẽ hiểu ngay giá trị của webmail nói chung và CTmail nói riêng.



9.15 - CTmail làm việc như thế nào?

CTmail dùng giao thức IMAP - một giao thức tốt hơn POP3, bạn có thể tìm thêm thông tin tại imap.org. CTmail dùng các hàm nội tại của IMAP chứ không dùng các hàm được xây dựng trong PHP4. Điều này không quan trọng gì, ngoại trừ việc có thể gây khó khăn khi cài đặt. Nhưng, ơn chúa, đã không có khó khăn gì.

tải về 189.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương