Hướng dẫn làm bài phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều Phân tích đề



tải về 132.64 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2022
Kích132.64 Kb.
#53011
1   2   3   4   5   6   7   8
Truyện-Kiều-Nguyễn-Du

Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ


Và trong hoàn cảnh đó, nàng nhớ về người nàng yêu thương Kim Trọng, luôn cảm thấy ăn năn vì đã không thể báo đáp được tình cảm của chàng, lo lắng về ước vọng không xa nhưng quá khó về ngày đoàn tụ. Các từ ngữ "tưởng", "trông", "chờ" trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Thật kì lạ khi Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nhưng đây lại là tâm lí rất thật, bởi đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, vì vậy, phần nào hoàn thành trách nhiệm làm con, nhưng với Kim Trọng, nàng chưa kịp gửi gắm tình cảm của mình. Nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều, một con người tài sắc vẹn toàn nhưng chịu quá nhiều đau thương.

Tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật


Những câu thơ cuối là những câu thơ hay nhất của đoạn trích, với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Tính từ “buồn” kết hợp động từ “trông”, đồng thời là sự kết hợp của tâm trạng và cảnh vật, hình ảnh con thuyền là hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong thi ca:
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu ?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm... (Nguyễn Bính)
Đây là hình ảnh tượng trưng cho nỗi cô đơn và cảm giác lạc lõng, chơ vơ giữa dòng đời bất tận. Khung mở ra vào thời điểm chiều hôm, thời điểm của những lưu luyến khó tả. "Cửa bể chiều hôm" gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tố. Lần đầu tiên, không phải trong sự hồi tưởng của nhân vật, con người được đại diện bởi cánh buồm xuất hiện. Từ láy “thấp thoáng”, tính từ “xa xa”, diễn tả sự vô định mông lung, có một phần diễn tả hi vọng leo lắt, thoáng qua khi Thúy Kiều nhìn thấy được sự xuất hiện của con người, nhưng vụt tắt rất nhanh. "Thuyền ai" lênh đênh rồi mất hút về phía chân trời xa như cuộc đời Kiều, chẳng biết đến bao giờ có thể về được quê nhà, báo hiếu cho cha mẹ.Ánh nhìn của Kiều vẫn ở mặt nước nhưng đã gần hơn:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Điểm nhìn được di chuyển gần hơn, “ngọn nước” lại là hình ảnh tượng trưng cho sự cô đơn, hai câu thơ này có xuất hiện thêm hình ảnh “hoa trôi”, cũng là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời trôi nổi. Cánh hoa mỏng manh, dập dìu trong dòng nước, bé nhỏ, chẳng thể nào chống chọi được sức của "ngọn nước mới sa" như chính thân phận nàng Kiều nhỏ bé trong dòng đời đẩy đưa. Thân phận Kiều giờ đây lạc lõng, lẻ loi, tả tơi trôi theo dòng đời vô định "biết là về đâu" như chính bông hoa kia. Câu hỏi tu từ vang lên đầy thảng thốt, giật mình, hi vọng lập tức bị dập tan khi Thúy Kiều ý thức được thân phận hiểm nghèo của mình, ca dao có câu:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Có lẽ ở đâu, thời kì nào, thân phận người phụ nữ cũng bấp bênh như vậy.
Điểm nhìn của Thúy Kiều ngày càng gần:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Kiều nhìn thấy sóng gió trong cuộc sống của mình ngày càng gần, Nội cỏ rầu rầu, úa tàn héo hắt một màu xanh nhợt nhạt, trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nhìn màu sắc tê tái thê lương ấy, Kiều đau tê tái khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo tàn của mình không biết kéo dài đến bao giờ? Cụm từ “buồn trông” được lặp đi lặp lại tạo cảm giác lo lắng, sợ hãi. Tính từ “rầu rầu” diễn tả tâm trạng chi phối cảnh thiên nhiên hoàn toàn, đây hoàn toàn là những câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du.
Câu thơ cuối được đưa lên đỉnh điểm của tâm trạng:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn "gió cuốn mặt duềnh" làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh "ầm ầm tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Liên tiếp những động từ mạnh được sử dụng, hình ảnh cũng được tăng tiến để phù hợp với sự thay đổi của tâm trạng. Không còn chỉ là buồn chán, lạc lõng hay tiếc thương cho một phận đời bèo dạt, mà là sự thảng thốt khi nhận thức được cuộc đời của mình sẽ phải chịu những điều khủng khiếp hơn rất nhiều. Nàng cảm nhận được sự nguy hiểm, nhưng hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tập trung vào bút pháp tả cảnh ngụ tình, sự khéo léo trong việc đưa các hình ảnh, tính từ theo cấp tăng tiến rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đây là điều mà có lẽ chỉ Nguyễn Du mới làm được.


Văn pháp tả cảnh ngụ tình khi Kiều ở lầu Ngưng Bích



tải về 132.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương