Hướng dẫn làm bài phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều Phân tích đề


Truyện Kiều – quốc hồn của văn học Việt Nam



tải về 132.64 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2022
Kích132.64 Kb.
#53011
1   2   3   4   5   6   7   8
Truyện-Kiều-Nguyễn-Du

Truyện Kiều – quốc hồn của văn học Việt Nam, tác phẩm duy nhất đủ khả năng đưa tiếng Việt lên một đỉnh cao mới trong văn học trung đại. Với cái tâm của một người nghệ sĩ có “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, ông đã tạo nên những trang văn thấm đẫm tinh thần nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Cái đau, cái thương lẩn khuất trong hồn văn của ông, khiến mỗi dòng thơ Nguyễn Du viết ra đều như được chắt từ chính sự thống khổ của bản thân. Không chỉ thành công về mặt nội dung, truyện Kiều của Nguyễn Du còn đạt đến đỉnh cao hoàn mĩ của nghệ thuật, trong đó bút pháp đã làm nên một nhà thơ xuất sắc nhất của văn học thời kì trung đại, chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình, được sử dụng thành công đến mức độ trở thành chuẩn mực đánh giá đối với mọi nhà thơ, nhà văn khác.

Khát quát chung về bút pháp tả cảnh ngụ tình


Thẩm mỹ tả cảnh ngụ tình là một thi pháp quen thuộc trong văn học trung đại. Đặc trưng của văn học trung đại là sùng cổ, phi ngã và ước lệ. Ước lệ trong thơ văn trung đại đây chính là sử dụng hình ảnh tượng trưng để gợi tả nhưng chủ yếu là gợi nhiều hơn tả. Chính vì vậy những văn pháp được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại là văn pháp chấm phá, văn pháp đòn kích bẩy, văn pháp lấy động tả tĩnh, văn pháp lấy điểm tả diện,… nhưng trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến văn pháp tả cảnh ngụ tình. Tả cảnh ngụ tình, tức là mượn cảnh để gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình, tuy trung tâm là tả cảnh thiên nhiên nhưng cảnh vật lại được quyết định bởi tâm trạng của người thưởng cảnh, qua đó, cảnh vật được nhìn qua con mắt của tình cảm, tâm lí chi phối hoàn cảnh bên ngoài. Đó là lí do vì sao thiên nhiên đột ngột trở nên có hồn và khi phân tích chúng, ta có thể thấy được nhân vật đang vui hay buồn.
Xuất phát từ đặc trưng của văn học trung đại, yêu thích sự tế nhị, cách nói vòng vo ước lệ, vai trò của cá nhân trong những tác phẩm mờ nhạt, họ không được phép tự nói lên tình cảm và suy nghĩ của mình, vì vậy, các nhà văn, nhà thơ văn học trung đại sử dụng nhiều bút pháp tả cảnh ngụ tình, để thông qua hình ảnh thiên nhiên, có thể thay người viết nói lên suy nghĩ của bản thân. Bút pháp này từ đó trở thành đặc trưng lớn của văn học trung đại, và Nguyễn Du là người đa rất thành công. Đây là bút pháp đòi hỏi sự dung hòa giữa cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người, sự khéo léo và tế vi phải đạt đến mức hoàn hảo mới đủ khả năng sử dụng bút pháp này.

tải về 132.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương