Hướng dẫn làm bài phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều Phân tích đề



tải về 132.64 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2022
Kích132.64 Kb.
#53011
1   2   3   4   5   6   7   8
Truyện-Kiều-Nguyễn-Du

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều


“Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc” (Đào Duy Anh)
Ghi dấu ấn trên thi đàn Việt Nam với tác phẩm truyện Kiềuđại thi hào Nguyễn Du với cái tâm đẹp đẽ và nhạy cảm trước những thân phận tài hoa bạc mệnh, đã đưa truyện Kiều trở thành những dòng thơ tri âm đầy ám ảnh. Từng câu thơ của truyện Kiều đều là tuyệt tác, tuy nhiên vẫn nổi bật một số đoạn trích giữ vai trò truyền đạt tâm trạng của Thúy Kiều, có những nét đặc sắc khác với phần còn lại của tác phẩm. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích xuất sắc khi miêu tả thành công tâm trạng của nhân vật, cũng như bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng đạt mức chuẩn mực.

Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều


Những câu thơ đầu, tác giả dành để miêu tả khái quát về khung cảnh Thúy Kiều xuất hiện:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Mở đầu đoạn trích tác giả đã cho cho ta thấy khung cảnh của lầu Ngưng Bích. Phong cảnh thoạt đầu gợi cảm giác thật hữu tình, với núi non, trăng, tầm nhìn được mở rộng về thiên nhiên rộng lớn. Song nếu đi sâu vào từng câu thơ, ta thấy đó chỉ là cảnh cô đơn đến tận cùng đang nuốt trọn lấy con người ở trong bức tranh đó. Cảnh hoang vắng, rợn ngợp, nhuốm màu tâm trạng. Khung cảnh mênh mông “bát ngát xa trông” nhưng lại thiếu vắng hơi ấm của con người. Chỉ có một mình Kiều cô độc, ngày đêm đối diện với chính mình. Đặc biệt, từ “khóa xuân” là một từ đắt, ý muốn diễn tả tuổi trẻ của Thúy Kiều đã bị chôn chặt nơi đây, Thúy Kiều cảm nhận nỗi đau của mình trong cảnh vật, và vì vậy, ở bốn câu thơ đầu tuyệt đối không có sự xuất hiện của con người.
Cảnh cô đơn này vẫn được kéo dài tới câu thơ tiếp theo:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tính từ “bẽ bàng”, diễn tả tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, và xấu hổ khi đối diện với hoàn cảnh của bản thân. Thúy Kiều không thể không cảm thấy nhục nhã cho chính bản thân mình, khi đang phải sống một cuộc đời lưu lạc, bị ép tiếp khách. Trong cái không gian quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm tuổi xuân mơn mởn của tuyệt sắc giai nhân, sự sống của Kiều như bị những bàn tay tàn bạo bóp nghẹt. Từ đó khắc sâu thêm nỗi đơn côi. Cảnh vật giờ đây cũng không còn chỉ là vô tri, mà giờ một nửa có tâm trạng của nàng. Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín, khóa chặt lấy Kiều. 

tải về 132.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương