HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Các đặc tính chung của giáo viên đại học



tải về 1.92 Mb.
trang5/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

2.1 Các đặc tính chung của giáo viên đại học


Học xong này, bạn có khả năng:

  • Liệt kê các đặc tính chung của giáo viên đại học; và

  • Mô tả chi tiết các thành tố khác nhau của mỗi đặc tính.

Đặc tính chung của giáo viên đại học

Theo truyền thống, giáo viên đại học được xem như là một hình mẫu trong các việc:



  • dạy học;

  • nghiên cứu; và

  • phục vụ cộng đồng.

Những quảng cáo việc làm trong các trường đại học, viện công nghệ, trường kỹ thuật, trường sư phạm, hoặc các viện giáo dục đại học khác nói chung phản ánh truyền thống này. Khi đảm đương nhiệm vụ, người mới nhận việc thường được kỳ vọng xa hơn trong việc thực hiện ba chức năng trên để tiến lên phía trước. Vì thế, giảng viên đại học cần phải vừa là một giảng viên và vừa là một nhà nghiên cứu sáng tạo đồng thời phải là một người đóng góp sức mình cho sự phát triển của nhà trường và của cộng đồng. Với một thành tích nổi trội trong ba lĩnh vực chức năng trên, sự tiến tới vị trí giáo sư đáng kính mà các giảng viên cố phấn đấu có thể không đến nỗi quá xa vời.

Dạy học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng là ba nhiệm vụ truyền thống của giảng viên đại học. Hãy nghĩ về những việc mà bạn đang làm và những việc mà sinh viên, ban giám hiệu nhà trường và dân chúng đang mong đợi ở bạn. Liệu có phải những việc bạn làm đang bao trùm ba nhiệm vụ truyền thống kia không? Nếu bạn trả lời là không, hãy liệt kê những hoạt động ngoài ba nhiệm vụ đó.



Hồ sơ công tác của một giáo viên

Những đặc tính dạy học mà chúng ta mong đợi của một giáo viên trong trường đại học là gì?

Bản liệt kê một số đặc tính đó được cho dưới đây.


  1. Hiểu sinh viên học tập như thế nào.

  2. Quan tâm đến sự phát triển của sinh viên.

  3. Luôn nâng cao trình độ chuyên môn

  4. Sẵn sàng cộng tác với đồng nghiệp và học tập từ đồng nghiệp.

  5. Luôn rút ra kinh nghiệm thực tế chuyên môn.

Các giảng viên cần phải:

  1. Thiết kế chương trình dạy học hoặc kế hoạch làm việc từ đề cương và chương trình đào tạo;

  2. Sử dụng hàng loạt các phương pháp dạy và học thích hợp hiệu quả và có hiệu suất cao với các nhóm đông các sinh viên, nhóm ít đông hơn và với từng người;

  3. Giúp đỡ sinh viên giải quyết các vấn đề học thuật với phương pháp được nhiều sinh viên chấp nhận;

  4. Sử dụng nhiều kỹ thuật đánh giá thích hợp để thúc đẩy việc học tập của sinh viên và để đạt được thành tích cao;

  5. Đánh giá việc làm của riêng mình bằng nhiều cách: tự đánh giá, đánh giá thông qua đồng nghiệp, từ sinh viên và dùng các kỹ thuật đánh giá;

  6. Thực hiện có hiệu quả việc trợ giúp giảng dạy và nhiệm vụ quản lý học tập;

  7. Phát triển chiến lược cho bản thân và chuyên môn nghiệp vụ thích ứng với các điều kiện của nhà trường.


Giảng dạy đại học

Mục tiêu (goal) chính của giảng dạy đại học bao gồm các mục đích (objective) như làm thay đổi tri thức và năng lực thực sự của sinh viên, tăng cường khả năng nhận thức (ví dụ, kỹ năng nghiên cứu, các kỹ năng suy luận, kỹ năng viết và kỹ năng đọc), và hiểu rõ giá trị tri thức của nội dung môn học. Đối với nhiều người, việc truyền đạt kiến thức và các kỹ năng cho sinh viên là mục tiêu chủ yếu của giảng dạy đại học.

Dạy học là cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Thế giới của người thày giáo là thế giới học tập. Cơ hội dành cho tự giáo dục và thoả mãn sự ham hiểu biết không có nghề nào có thể sánh được. Trong khi giáo dục những người khác, người giáo viên nhận ra những điểm yếu và tiềm năng của chính bản thân mình. Vai trò của người thày trong việc giáo dục sinh viên ngày càng trở nên quan trọng. Chúng ta từng nghĩ về người thày như là người chế biến thông tin. Ngày nay, nhận thức về vai trò người thày không phải dừng lại ở đó. May mắn thay, sự bùng nổ kiến thức đã buộc chúng ta nhận thức lại vai trò người thày. Không thể nào pha trộn, chế biến tất cả những kiến thức mà sinh viên sẽ cần cho cuộc đời họ sau khi ra trường, vì thế chúng ta cần nhấn mạnh “biết học như thế nào ” là điều cốt yếu của nền giáo dục hiện đại. Vì vậy vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của sinh viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức. Nói tóm lại, giúp cho sinh viên có được các năng lực tự giáo dục suốt đời.

Giảng viên đại học thường được coi là tấm gương của một học giả mẫu mực mà sinh viên của họ muốn được noi theo và là hiện thân thực sự về môn học mà họ đang đảm nhận. Vai trò mới của người giáo viên như là một hình mẫu sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều so với vai trò chỉ đơn thuần là người pha trộn, chế biến thông tin trong việc làm gia tăng ảnh hưởng của giảng viên lên cách tư duy và phương pháp nghiên cứu của sinh viên trong suốt cuộc đời. Bởi thế, người thày phải biết chấp nhận những thách thức để thực hiện tốt vai trò đặc biệt của mình. Để định hướng cơ hội phát triển đối với thế hệ sau có thể là một biểu hiện cao quý nhất của con người. Đó là sự bất tử không gì có thể so sánh được, Obafemi Awolowo đã nhận xét về nghề thày giáo như là một “ sự cao quí vĩnh cửu trọn vẹn đối với ai bước vào nghề dạy học”. Đó thực sự là một vinh dự và trách nhiệm. Người thầy luôn có may mắn với những cơ hội hàng ngày để trả lời cho sự cao quí đó.

Với cương vị một ngưòi thầy giáo bạn đã sử dụng cơ hội trên tốt như thế nào?

Bảng 2.1 Sự so sánh giữa hành vi có hiệu quả và không có hiệu quả của giảng viên và được sử dụng để bạn tự đánh giá liệu mình đã đáp ứng yêu cầu của một giảng viên hay chưa.



Bảng 2.1 Các cách xử sự có hiệu quả và không có hiệu quả của giáo viên

Hành vi có hiệu quả

Hành vi không có hiệu quả

Hoạt bát, thể hiện nhiệt tình

Lãnh đạm, uể oải; thể hiện buồn chán

Quan tâm đến sinh viên và các hoạt động của lớp học

Thể hiện không quan tâm đến sinh viên và các hoạt động của lớp học

Vui vẻ và lạc quan

Chán nản, bi quan; buồn bã

Tự kiểm soát được mình, khó bối rối động

Dễ mất bình tĩnh, bối rối

Thích đùa, hài hước

Quá nghiêm chỉnh, hài hước thái quá

Thừa nhận thiếu sót và khuyết điểm

Không nhận thức được hoặc không nhận khuyết điểm của mình

Công bằng, vô tư, và khách quan trong đối xử với sinh viên

Không công bằng hoặc không vô tư trong quan hệ với sinh viên

Kiên nhẫn

Không kiên nhẫn

Cho thấy hiểu biết và cảm thông với sinh viên

Chấp nhặt với sinh viên, dùng những nhận xét châm chọc hoặc thiếu thiện cảm với sinh viên

Thân thiện và nhã nhặn trong quan hệ với sinh viên

Xa lánh và biẹt lập trong quan hệ với sinh viên

Giúp đỡ sinh viên gặp khó khăn về cá nhân cũng như về giáo dục

Dường như không để ý đến các khó khăn và nhu cầu cá nhân của sinh viên

Khen ngợi những cố gắng và động viên thành công

Không bao giờ khen sinh viên; thường chê bai, bắt bẻ cả những chuyện nhỏ nhặt.

Chấp nhận những cố gắng của sinh viên một cách chân thành

Nghi ngờ động cơ của sinh viên

Đoán được phản ứng của người khác trong những tình huống giao tiếp

Không thấy trước phản ứng của người khác trong những tình huống giao tiếp

Khuyến khích sinh viên để phát huy tối đa khả năng

Không để tâm đến việc khuyến khích sinh viên phát huy khả năng

Các hoạt động trên lớp đều được lập kế hoạch và tổ chức tốt

Các hoạt động trên lớp không được lập kế hoạch và tổ chức chu đáo

Phương pháp quản lý lớp học linh hoạt trong khuôn khổ kế hoạch chung

Thể hiện quá cứng nhắc trong quản lý lớp học, không có khả năng thực hiện uyển chuyển kế hoạch

Biết trước các nhu cầu cá nhân

Không để ý đến nhu cầu các nhân và sự khác biệt của mỗi sinh viên

Khơi dậy trong sinh viên lòng ham muốn học tập qua các tài liệu bổ ích và lý thú cũng như các kỹ thuật giảng dạy.

Sử dụng các tài liệu nhàm chán cũ rích và kỹ thuật giảng không lôi cuốn

Giải thích và chứng minh sinh động rõ ràng

Giải thích và chứng minh không rõ ràng và dẫn dắt nghèo nàn

Dẫn dắt rõ ràng và đầy đủ

Dẫn dắt không đầy đủ và thiếu mạch lạc

Khuyến khích các sinh viên tự giải quyết các vấn đề của chính họ và đánh giá thành tích họ đạt được

Không tạo cho các sinh viên những cơ hội để giải quyết các vấn đề của bản thân và đánh giá việc làm của chính họ

Kỷ luật không ồn ào, người bị kỷ luật cảm thấy thoải mái và thấy được thiện chí

Khiển trách dai dẳng, giễu cợt, ác ý và không có tác dụng khắc phục thiếu sót.

Sẵn sàng giúp đỡ

Thiếu thiện chí hoặc giúp đỡ miễn cưỡng

Dự đoán được các khó khăn tiềm tàng và cố gắng giải quyết chúng

Không có khả năng dự đoán và giải quyết các khó khăn tiềm ẩn

Chúng ta khảo sát một chút các chất lượng của giáo viên đại học để hiểu chi tiết.

Chất lượng của giáo viên đại học

Tất nhiên, một giáo viên phải có những phẩm chất trí tuệ kết hợp với vai trò là tấm gương của một học giả cao quý. Những tính chất đó bao gồm:



  1. Ham hiểu biết tri thức mới

  1. Làm chủ tri thức và các phương pháp khảo sát

  1. Tôn trọng sự thật

  1. Trung thực về trí tuệ, và

  1. Hiểu cơ bản về quá trình học

Bài tập

  1. Với cương vị một giáo viên, hãy sử dụng bảng 2.1 và các tiêu chí nêu trên để tự đánh giá có phê phán về bản thân.

  2. Tóm tắt các qui định ở nước bạn có liên quan đến tuyển dụng, tiền lương, và nghỉ hưu của giảng viên.

  3. Mô tả người giáo viên tốt nhất mà bạn biết ở trường đại học, nêu ra các đặc tính làm cho họ nổi bật.

Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương