H­íng dÉn chung


Phụ lục F (Qui định) Phương pháp hiệu số cộng dồn để phân định các phân đoạn kết quả đo võng



tải về 0.91 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích0.91 Mb.
#53883
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
TCVN-Belkenman-sua-nop-Tcuc-DLTC-16-11-2011 TvXayDung.Com

Phụ lục F
(Qui định)
Phương pháp hiệu số cộng dồn để phân định các phân đoạn kết quả đo võng
F.1 Đặt vấn đề
Độ võng đàn hồi của mặt đường là hàm của các biến phụ thuộc như: loại mặt đường , kết cấu áo đường, loại hình và trạng thái đất nền đường, lưu lượng xe chạy, thời gian sử dụng mặt đường, nhiệt độ của mặt đường ... Vì có quá nhiều biến phụ thuộc nên giữa các trị số độ võng đo được luôn có những sai lệch cho dù có rút ngắn khoảng cách giữa các điểm đo. Bởi vậy, để đánh giá năng lực chịu tải của đường người ta phải phân tuyến đường thành từng đoạn đặc trưng, tiến hành xử lý thống kê các kết quả đo võng để đánh giá. Cơ sở của sự phân đoạn là sự khác nhau theo dọc tuyến của các biến phụ thuộc nêu trên được lấy từ hồ sơ các tuyến đường hiện có của các cơ quan quản lý đường bộ và các số liệu thu được qua khảo sát thăm dò thực tế ngoài hiện trường.
Vì một lý do nào đó, nếu công việc này không thực hiện được, người ta có thể chỉ căn cứ vào đồ thị đo võng dọc tuyến để phân định các đoạn qua một số phương pháp. Đơn giản nhất là bằng mắt để phân định một cách chủ quan nơi nào xảy ra các phân đoạn tương đối giống nhau. Ngoài ra có thể dùng phương pháp giải tích "Sai phân tích lũy" áp dụng trong trường hợp biến không liên tục gọi là "Hiệu số cộng dồn" để phân đoạn.
F.2 Phương pháp “ Hiệu số cộng dồn”
Phương pháp dựa trên vấn đề toán học là biến số Zx (được xác định bằng hiệu số giữa diện tích đường cong đo võng dọc tuyến tại bất kỳ khoảng cách nào và tổng diện tích được tính từ đường trung bình độ võng của toàn bộ tuyến đo được tại cùng khoảng cách đó) được vẽ thành đồ thị theo hàm số của khoảng cách dọc theo tuyến đường. Các biên của phân đoạn sẽ xảy ra tại vị trí mà các độ dốc của đồ thị Zx - x thay đổi dấu (xem hình F.1, F.2 và bảng F.1)
(F.1)
; với
trong đó :
Si là diện tích thực tế của khoảng cách thứ i. Giá trị Si = Ltb x xi;
xi là chiều dài của khoảng cách thứ i;
Ltb là độ võng trung bình của khoảng thứ i;
Ln là tổng chiều dài của tuyến đường phải đo võng.
Từ kết quả phân đoạn sơ bộ này xác định độ võng đàn hồi đặc trưng (Lđt) cho từng đoạn, xem xét quyết định có thể nhập hai hoặc nhiều phân đoạn với nhau vì lý do thi công thực tế và lý do kinh tế được hay không ?. Với loại tầng mặt cấp cao (bê tông nhựa chặt) trên các tuyến đường cấp I, cấp II, đường cao tốc, đường trục chính ở các đô thị, đường trong xí nghiệp lớn, có thể nhập hai phân đoạn liền kề với nhau nếu mức chênh lệch về độ võng đàn hồi đặc trưng (Lđt) giữa chúng không vượt quá 10% .Với tầng mặt cấp thấp hơn đường cấp III, cấp IV có lớp mặt là bê tông nhựa rải nguội và ấm, các loại mặt đường: thấm nhập nhựa, đá dăm nước, đá gia cố chất kết dính vô cơ (phía trên có lớp láng nhựa) có thể nhập hai phân đoạn liền kề với nhau nếu mức chênh lệch về độ võng đàn hồi đặc trưng (Lđt) giữa chúng không vượt quá 15%.
Những phân đoạn nhỏ hơn 500 mét nếu không phải là những đoạn quá yếu đặc biệt (bị cao su, lún sụt) thì cũng nên nhập với các phân đoạn liền kề với chúng để giảm bớt sự phức tạp không cần thiết (xem hình F.4).








r3

Diện tích tích lũy Ai = ri dx



x1

x2

x3








;








(-)



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương