Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2


(1). Hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các vùng



tải về 5.97 Mb.
trang21/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28

(1). Hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các vùng


Khó khăn đầu tiên có thể thấy đó là việc thiếu cơ chế, chính sách về liên kết. Theo kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có tới gần 50% các cán bộ cho rằng việc thiếu cơ chế chính sách liên kết vùng đã khiến việc liên kết khó thực hiện và đạt hiệu quả. Các nội dung liên kết thường mang tính chung chung và trong một số trường hợp có tính duy ý chí chứ ít dựa trên những luận chứng khoa học và thực tiễn thuyết phục.

Bên cạnh đó, chưa có sự thống nhất trong phân công trách nhiệm nhà nước về quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc phân công quản lý nhà nước về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa một số bộ ngành không rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, gây nhiều khó khăn, tốn kém, đặc biệt là đối với công tác cấp phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ở cấp Trung ương và địa phương. Chẳng hạn, đối với quản lý tài nguyên rừng đặc dụng, theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2011. Tuy nhiên, do trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan tại nghị định chưa rõ ràng khiến hiệu quả mang lại trong công tác bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng vẫn còn thấp. Đặc biệt là phân cấp quản lý khu rừng đặc dụng giữa Trung ương và địa phương chưa có quy định cụ thể làm cho việc quản lý lỏng lẻo, chồng chéo kém hiệu quả.

Tương tự cũng có sự chồng chéo giữa các Bộ, ban ngành trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước. Ở cấp Trung ương, vẫn còn sự giao thoa, chồng chéo giữa Bộ TN&MT với Bộ NN&PTNT và một số Bộ, ngành khác. Đó là sự thiếu thống nhất trong chức năng quản lý Nhà nước đối với các LVS, trong đó bao gồm việc lập quy hoạch và quản lý môi trường nước LVS. Bộ TN&MT quản lý thống nhất về môi trường nước, nhưng các Bộ chuyên ngành đang quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau, với lực lượng ngành dọc, như thủy nông, khai thác công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông thủy nội địa. Giữa các đơn vị quản lý cũng còn thiếu sự phân định rõ ràng về trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp.

Ngoài ra, cơ chế phối hợp liên tỉnh (trong cùng LVS) chưa khả thi. Nguyên nhân chính từ quy định luân phiên các Chủ tịch UBND tỉnh thuộc LVS giữ trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban BVMT LVS theo nhiệm kỳ, dẫn đến thiếu những chỉ đạo có tầm ảnh hưởng lớn, tạo sự đồng thuận giữa các địa phương đối với các vấn đề liên vùng.

Như vậy, chưa có cơ quan đủ mạnh trong điều phối, hợp tác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các vùng. Mặc dù đã có các quy định ràng buộc về việc quy hoạch vùng, địa phương phải tuân thủ theo quy hoạch chung của cả nước và dựa trên quan điểm tiếp cận tổng hợp. Tuy nhiên, quy hoạch thường xuyên được điều chỉnh, không có tính dài hạn và mang tính địa phương, vùng, miền. Ngoài ra, thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra tiến trình thực thi đã dẫn đến tính kém hiệu quả của các quy hoạch, chưa kể các quy hoạch ngành, vùng, địa phương rất ít khi đề xuất các giải pháp liên vùng mà chỉ dừng lại ở các giải pháp liên kết giữa các địa phương trong vùng.

(2). Khó khăn cơ sở hạ tầng và nguồn vốn thực thi


Một trong những nguyên nhân quan trọng, bên cạnh việc thiếu tính thống nhất và cơ chế phối hợp trong liên kết sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường đó là: cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu nguồn vốn đầu tư, duy trì hiệu quả các giải pháp liên kết nội vùng và liên vùng làm cơ sở cho sự triển khai liên kết vùng; thiếu sự định hướng của nhà nước, của các cơ quan hữu quan, cơ quan chuyên môn để vấn đề liên kết vùng trở nên phổ biến và đạt được hiệu quả cao. Chính nguyên nhân này là tiền đề cho nhiều liên kết chỉ dừng lại ở văn bản, còn tính thực thi không hiệu quả. Việc thiếu nguồn lực tài chính và chưa có sự chỉ đạo của cấp trên cũng là những khó khăn chính trong việc thực hiện liên kết. Trong khi nguồn lực thì hữu hạn mà nội dung liên kết lại khá rộng (với khẩu hiệu “Liên kết toàn diện”), nhưng không có ưu tiên cụ thể trong từng giai đoạn cho từng mối quan hệ (vùng, tiểu vùng, song phương) nên tính khả thi của các hoạt động liên kết rất thấp.

Việc triển khai xây dựng các nhiệm vụ, dự án cụ thể tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã ký kết với các địa phương lân cận, mà chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá nan giải, bởi mỗi địa phương có tiềm lực kinh tế và điều kiện xã hội khác nhau do đó nếu không có cơ chế phối hợp linh hoạt từ nhà nước thì tiến trình liên kết thực sự gặp nhiều khó khăn.



Thực tế đã khẳng định, liên kết trong sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường được thực hiện ở nhiều cấp, ngành và các lĩnh vực khác nhau, đây là cơ sở chủ yếu hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Để thực hiện được mối liên kết này, cần thiết phải xây dựng các cơ chế chính sách đủ mạnh đảm bảo hiệu quả thực thi giữa các địa phương, tránh tính cục bộ và tự phát. Bên cạnh đó, cần thiết phải phát huy được các nguồn lực trong phát triển, đặc biệt là nguồn lực con người trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cần gắn với sinh kế bền vững của người dân sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Các liên kết thường không bền vững do không bền vững về mặt cơ chế, tài chính, cơ sở hạ tầng, chưa phát huy được vai trò của các nguồn lực xã hội. Đặc biệt, các chính sách về phân bổ chia sẻ tài nguyên và quyền hưởng dụng chưa rõ ràng, kém khả thi, chưa đặt người dân vào vị trí trung tâm của quá trình sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường đã dẫn đến những mâu thuẫn như đã phân tích.

3.3. Thực trạng liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

3.3.1. Thực trạng liên kết vùng - vùng (liên kết liên vùng) trong ứng phó với biến đổi khí hậu

BĐKH là vấn đề liên ngành, liên vùng. Trong những năm qua, đã có văn bản, chính sách liên quan đề cập đến vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, hiện nay một số chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch liên quan tới ứng phó với BĐKH vẫn chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, thậm chí chồng chéo giữa các lĩnh vực, khu vực. Vì vậy, chưa phát huy được hiệu quả cao. Ví dụ, như việc chia sẻ tài nguyên nước, trong xây dựng các dự án công trình thủy điện và nhu cầu tưới tiêu, sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; việc quy hoạch thoát lũ và việc quy hoạch phát triển các đô thị ven biển chưa đảm bảo tính liên vùng, liên lĩnh vực; xây dựng chương trình đê biển chưa có sự kết nối với quy hoạch giao thông, phát triển cụm dân cư theo mô hình đô thị xanh, kiến trúc xanh, hoặc còn có sự chồng lấn trong một số quy hoạch như phát triển điện gió, quy hoạch tài nguyên nước …



3.3.1.1. Qua các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu danh mục các dự án thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, có 122 dự án do Trung ương thực hiện và 101 dự án thực hiện ở địa phương. Phân tích mục tiêu của 223 dự án được thực hiện có thể nhận thấy nổi lên những vấn đề như sau: (i) Các dự án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tác động của BĐKH, mức độ tổn thương đến các ngành và lĩnh vực; (ii) Truyền thông biến đổi khí hậu ở các ngành, lĩnh vực; (iii) Bước đầu xây dựng một số mô hình điểm thích ứng với BĐKH; (iv) Hầu như không có dự án nào mang tính chất tổng hợp, liên vùng được xây dựng và thực hiện, các dự án vẫn được thực hiện cục bộ trong từng ngành, lĩnh vực, hoặc địa phương44. Tương tự như vậy qua tổng hợp các dự án được bố trí vốn thực hiện trong Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) trong tổng số 16 dự án được ưu tiên thực hiện đến thời điểm cuối năm 2014, cũng cho thấy không có dự án nào mang tính chất ứng phó tổng hợp, liên vùng được thiết kế thực hiện (bảng 3.4).



Bảng 3.4. Các dự án đã được bố trí vốn thực hiện trong Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC)

TT

Dự án

Mục tiêu dự án

Địa điểm thực hiện

1

Xây dựng Hệ thống cống ngăn mặn Nam kênh Xà No

Đối phó với tình hình BĐKH đang diễn ra phức tạp; Ngăn chặn tình hình xâm nhập mặn, kết hợp giữ nước ngọt và phòng chống lũ cho các cánh đồng phía Nam kênh Xà No với tổng diện tích khoảng 20.000ha; Cải tạo đất, cải tạo môi trường.

Phía Nam Kênh Xà No, Tỉnh Hậu Giang

2

Củng cố, nâng cấp tuyến đê tả Lam đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng, huyện Nam Đàn, Nghệ An

Đảm bảo an toàn, ổn định cho tuyến đê theo thiết kế, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực đê bảo vệ kết hợp tạo tuyến đường giao thông trên đê, cứu hộ cứu nạn. Tạo hành lang quản lý đê chống lấn chiếm, ổn định kinh tế dân sinh trong vùng bảo vệ.

Huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

3

Củng cố, nâng cấp tuyến đê, kè biển dọc bờ biển đoạn từ K3+105 đến K11+503 huyện

Hoàn thiện khép kín tuyến đê, kè biển Lộc Hà nhằm để chống lũ, ngăn triều, chống xâm thực mặn và bảo vệ trực tiếp cho 14 xã của huyện Lộc Hà với 4.000ha đất nông nhiệp và 30.000 người dân. Tạo hành lang giao thông phục vụ cho công tác ứng cứu đê.

Huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

4

Dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước ở Hải Phòng

Đảm bảo đáp ứng đủ nước ngọt cho nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt cư dân; Tạo điều kiện cung cấp nước ngọt cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ, các tàu thuyền thương mại, góp phần giao thương hàng hải trên địa bàn huyện đảo Bạch Long Vỹ.

Huyện đảo Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng

5

Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ấp Cồn trứng, xã Trường Long Hoà, Huyện Duyên Hải

Chống lại hiện tượng liên tục sạt lở, đảm bào an toàn, an sinh và sản xuất cho cư dân; Bảo vệ tuyến đê biển phía trong, cơ sở hạ tầng góp phất phát triển KT-XH; Bảo vệ cơ sở hạ tầng du lịch Ba Động.

Xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

6

Kè chống sạt lở bờ tả suối Krông Kmar, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông

Giữ ổn định bờ suối, đảm bảo an toàn về người và tài sản kết hợp với đường giao thông, tạo điều kiện phát triển du lịch, cải thiện môi trường sống, hạn chế thiệt hại do lũ lụt và ngập úng kéo dài, ổn định kinh tế dân sinh

Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

7

Kè chống sạt lở bờ tây sông Ayun Pa, đoạn qua thị xã Ayun Pa

Chống sạt lở bờ Tây sông Ayun, giữ ổn định bờ sông khu vực thị xã Ayun Pa để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho dân cư sinh sống trong khu vực khi mùa mưa lũ. Đảm bảo các yêu cầu thoát lũ, giao thông thủy. Kết hợp đường giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị

Thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

8

Kè chống xói lở đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Bảo vệ khu vực dân cư sống ven đầm, đảm bảo an toàn cho nhân dân tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng con người, khắc phục tình trạng xâm thực nhiễm mặn của triều cường, phục hồi phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân của khu vực góp phần xóa đói giảm nghèo

Thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên

9

Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bình Định

Hạn chế các tác động do triều cường, nước dâng, bão lụt, sóng lớn, xói lở ven bờ, xâm nhập mặn, bảo vệ 9.097 ha đất phía trong, 147.342 người dân sông ven đê. Làm giảm khí thải nhà kính, giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra, cải tạo cảnh quan môi trường

Thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

10

Xây dựng công trình cống sông Kiên, thành phố Rạch Giá

Từng bước khép kín tuyến đê biển, kiểm soát mặn, tiêu thoát nước thải phục vụ nuôi trồng thủy sản, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp hình thành tuyến đường giao thông ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng

Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

11

Xây dựng hệ thống công trình ngăn triều, chống ngập cho thành phố Bạc Liêu và vùng

lân cận


Ngăn triều, chống ngập úng, kiểm soát mặn do thủy triều nâng cao và tạo điều kiện phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, làm muối, bảo vệ vườn cây ăn trái, cải thiện môi trường nước, góp phần tiêu thoát nước, nâng cao đời sống của nhân dân

Thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và Đông Hải

12

Xây dựng kè chống sạt lở bờ suối Nậm Bum, thị trấn Mường Tè

Bảo vệ khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp ven suối Nậm Bum khu vực thị trấn Mường Tè và xã Bum Nưa với trên 1.000 hộ dân và trên 100 ha đất nông nghiệp, tránh thiệt hại do sạt lở đất gây ra. Giải quyết đảm bảo giao thông phục vụ công tác cứu hộ

Thị trấn Mường Tè, tỉnh Lai Châu

13

Xây dựng kè tả sông Hồng bảo vệ cơ sở hạ tầng và khu dân cư khu vực cầu Lu, Lào Cai

Bảo vệ bờ sông, chống xói lở, bảo vệ dân cư, đất sản xuất, hạ tầng đô thị ven sông; Cải tạo điều kiện môi sinh, môi trường trong khu vực thị trấn và các vùng lân cận, quy hoạch lại khu dân cư, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, kết hợp phát triển giao thông

Thị trấn Phố Lu, tỉnh Lào Cai

14

Xây dựng mô hình hồ chứa nước vùng khô hạn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vùng

Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân xã Núi Tô, huyện Tri Tôn phục vụ phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng phòng hộ trong khu vực và điều tiết lũ lụt cho vùng hạ lưu

Huyện Tri Tôn Tỉnh An Giang

15

Xây dựng và nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau

Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, nước dâng và gió bão cấp 9, bảo vệ cho hộ dân ven biển, đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Kết hợp hình thành tuyến đường giao thông ven biển nối liền các cụm kinh tế, dân cư đô thị ven biển

Tỉnh Cà Mau

16

Xây dựng đê bao chống ngập úng vùng trũng huyện Ngã Năm

Phòng chống ngập úng, ngăn chặn xâm nhập mặn vùng trũng, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và thủy sản, hình thành các vùng sản xuất tập trung

Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Nguồn: Tổng hợp của đề tài từ cơ sở dữ liệu của Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, 2015.

3.3.1.2. Qua kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Qua tổng hợp kết quả khảo sát 20 tỉnh ở 6 vùng kinh tế - xã hội (vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) cũng cho thấy kết quả đã xuất hiện các liên kết liên vùng (các địa phương ở vùng này liên kết với các địa phương ở vùng khác) trong các lĩnh vực: bảo vệ rừng và đa dạng sinh học; bảo vệ tài nguyên nước, lưu vực sông; dịch vụ môi trường rừng, vận hành hồ thuỷ điện, phân lũ…(bảng 3.5).

Bảng 3.5. Liên kết liên vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH ở Việt Nam


Vùng KT –XH

Vùng liên kết

Nội dung liên kết

TD và MNPB

- Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

- Các huyện ở Tây Thanh Hoá, Tây Nghệ An

- Các tỉnh biên giới ở Lào và Trung Quốc giáp với Việt Nam


- Ký kết các quy chế bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, khu bảo tồn vùng giáp ranh

- Bảo vệ tài nguyên nước, chia sẻ lợi ích tài nguyên nước

- Quy chế vận hành hồ thuỷ điện thoát lũ, phân lũ

- Ổn định và bố trí dân cư vùng xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, Lai Châu….



Đồng bằng sông Hồng

- Trung du và Miền núi phía Bắc

- Bắc Trung Bộ và DHMT

- Các vùng khác cả nước


- Ký kết các quy chế bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, khu bảo tồn vùng giáp ranh

- Bảo vệ tài nguyên nước, chia sẻ lợi ích tài nguyên nước

- Quy chế vận hành hồ thuỷ điện thoát lũ, phân lũ


BTB và DHMT

- Đồng bằng sông Hồng

- Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ


- Ký kết các quy chế bảo vệ tài nguyên rừng đa dạng sinh học, khu bảo tồn vùng giáp ranh

- Bảo vệ tài nguyên nước, chia sẻ lợi ích tài nguyên nước

- Quy chế vận hành hồ thuỷ điện thoát lũ, phân lũ


Tây Nguyên

- BTB và DHMT

- Đông Nam Bộ



- Ký kết bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

- Thu phí dịch vụ môi trường rừng, hệ sinh thái

- Bảo vệ tài nguyên nước và lưu vực sông Ba Hạ, sông Đồng Nai


Đông Nam Bộ

- BTB và DHMT

- Tây Nguyên

- Đồng bằng sông Cửu Long



- Ký kết bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

- Bảo vệ tài nguyên nước và lưu vực sông Đồng Nai



Đồng bằng sông Cửu Long

- Đông Nam Bộ

- Các tỉnh vùng giáp ranh biên giới Campuchia



- Bảo vệ tài nguyên nước, chia sẻ lợi ích tài nguyên nước

- Liên kết chống lũ, chống xâm ngập mặn, triều cường

- Bảo vệ rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của đề tài

Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung liên kết hiện nay ở các địa phương có sự khác nhau nhiều (hình 3.1).



Hình 3.1.Các loại hình liên kết phổ biến ở các địa phương điều tra



Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của đề tài

Như vậy, có thể thấy liên kết vùng –vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH hiện nay như sau:

(i) Các loại hình liên kết vùng – vùng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội là chính. Trong khi đó các liên kết về phòng tránh thiên tai và thích ứng với BĐKH, liên kết trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn rất thấp.

(ii) Thực tế hiện nay, vấn đề liên kết vùng vẫn còn rất mới, ngay cả trong việc liên kết vùng để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả trao đổi, tham vấn với các cán bộ quản lý địa phương ở các tỉnh đã cho thấy một số địa phương đã bắt đầu quan tâm và đưa vấn đề liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc liên kết trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, yếu kém như: thiếu cơ chế điều phối và khung pháp lý đặc thù. Một số địa phương đã bắt đầu xuất hiện những tranh chấp trong việc liên kết.

(iii) Xem xét các loại hình liên kết vùng – vùng trong lĩnh vực BĐKH ở các tỉnh được điều tra cho thấy việc đề cập đến các nội dung về liên kết trong ứng phó với BĐKH chưa nhiều. Riêng chỉ có 4 tỉnh/thành phố có tần suất lớn trong việc đề cập đến các nội dung về liên kết trong ứng phó với BĐKH trong các cuộc họp của các cấp, các ngành là: Phú Yên, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đặc biệt, đối với các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc như: Điện Biên và Lai Châu; các tỉnh khác như: Thái Bình, Bình Định, Đồng Nai, Vũng Tàu thì việc đề cập đến nội dung này là khá thấp. Trong tổng số 9 loại hình liên kết trong ứng phó với thiên tai và BĐKH mà đề tài lựa chọn để khảo sát thì việc liên kết trong xây dựng các cơ sở hạ tầng được đề cập nhiều nhất, tiếp đó là liên kết về xây dựng quy hoạch và lập các kế hoạch hành động. Các liên kết về mặt thể chế, về quan trắc, xử lý và chia sẻ thông tin cũng diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh có mức độ liên kết lớn như: Phú Yên, Đắk Lắk và Cần Thơ, trong khi đó nhiều tỉnh thành vấn đề này chưa được đề cập nhiều. Các loại hình liên kết còn lại như: liên kết về mặt tài chính, liên kết về mặt khoa học và công nghệ, liên kết về phát triển mạng lưới an sinh xã hội và BĐKH nhìn chung chưa được quan tâm và đề cập nhiều.

(iv) Xem xét ở góc độ liên kết liên vùng, hoặc giữa một tỉnh thuộc vùng này với các tỉnh thuộc vùng kinh tế - xã hội khác cho thấy tồn tại một số loại hình liên kết như: liên kết trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch; liên kết trong việc điều tiết và chia sẻ tài nguyên nước (Ví dụ, liên kết giữa Lâm Đồng với các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai). Ở lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng đã bước đầu hình thành một số liên kết có liên quan đến quản lý tài nguyên nước cho lưu vực sông như “chia sẻ nguồn nước”. Tuy nhiên, các liên kết này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt, có một số liên kết mang tầm quốc tế như trường hợp ở Điện Biên liên kết với Lào trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xem xét về liên kết trong ứng phó với thiên tai và BĐKH thì cũng còn khá hạn chế.

3.3.2. Thực trạng liên kết nội vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Do BĐKH mang tính chất vùng miền rõ rệt và tác động của BĐKH không giống nhau mà phụ thuộc vào hệ sinh thái - xã hội của từng địa phương. Theo đó, kế hoạch, các giải pháp ứng phó với BĐKH cũng có đặc trưng cho từng vùng miền, theo ma trận của sự tương tác giữa hai yếu tố trên. Vì vậy, liên kết nội vùng sẽ đem lại lợi ích kép về nhiều mặt.

Do đó, trong thời gian qua một số địa phương đã có sự hợp tác, liên kết với nhau trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đặc biệt đã có một số dự án ứng phó với BĐKH mang tính chất vùng bước đầu được xây dựng và triển khai ở các vùng trong cả nước.



3.3.2.1. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

a. Qua các dự án về biến đổi khí hậu mang tính chất vùng được thực hiện

Mặc dù các hành động liên kết trực tiếp trong ứng phó với BĐKH là chưa có, tuy nhiên xem xét ở các hoạt động liên kết khác có ý nghĩa cho việc ứng phó với BĐKH ở các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc cho thấy đã có một số loại hình liên kết được hình thành thông qua hoạt động của một số dự án do các tổ chức quốc tế thực hiện.



  • Tiêu biểu là dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (gọi tắt là KfW8) do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), được thực hiện tại các tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Bắc Cạn. Với mục tiêu là tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời đóng góp vào sự thích ứng của khu vực đối với biến đổi khí hậu và hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương.

Thông qua hoạt động của dự án, các vấn đề hợp tác liên kết giữa các địa phương đã bước đầu được thực hiện như: (i) Chia sẻ báo cáo số liệu cơ bản về điều tra đa dạng sinh học làm cơ sở cải thiện hoạt động quản lý, giám sát bảo vệ rừng đặc dụng; (ii) Hợp tác trong việc phân định đóng mốc ranh giới rừng đặc dụng và giao lại các nguồn tài nguyên rừng sản xuất cho dân địa phương làm cơ sở để bảo vệ và quản lý hiệu quả; (iii) Tham quan học hỏi chia sẻ kinh nghiệm giữa Ban quản lý các dự án địa phương về sự tham gia của người dân địa phương trong công tác bảo tồn, các giá trị đa dạng sinh học cho các khu bảo tồn được cải thiện so với trước khi thực hiện dự án; lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân và hỗ trợ cải thiện sinh kế cho 250 thôn; (iv) Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ rừng đặc dụng giáp ranh giữa các địa phương thuộc dự án.

  • Dự án “Phát triển Lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La” (KfW7), do Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp làm chủ đầu tư từ vốn vay ưu đãi Ngân hàng tái thiết Đức. Được triển khai tại tỉnh Hòa Bình (gồm các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn và TP Hòa Bình) và Sơn La (gồm các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên). Với mục tiêu góp phần khôi phục hệ sinh thái vùng rừng đầu nguồn, bảo vệ hệ thống tưới tiêu, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Tạo mô hình giúp các chương trình lâm nghiệp quốc gia thực hiện trong vùng nâng cao hiệu quả, đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Thông qua các hợp phần hoạt động của dự án 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La đã hợp tác, chia sẻ với nhau những vấn đề sau: (i) Trồng và quản lý rừng: trồng rừng, tái sinh tự nhiên và quản lý bảo vệ rừng và vùng lõi các khu bảo tồn thiên nhiên; (ii) Thực hiện quản lý rừng cộng đồng: lập kế hoạch có sự tham gia của người dân ở cấp xã và thôn/bản, xây dựng quy chế rừng; (iii) Chia sẻ kinh nghiệm quản lý có hiệu quả Bảo tồn đa dạng sinh học tại 4 khu bảo tồn thiên nhiên.
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương