Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp quản lý



tải về 464.59 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích464.59 Kb.
#23440
1   2   3   4

3.3 Các tiêu chuẩn tiếng ồn

3.3.1 Rung động và chấn động – rung động do các hoạt động xây dụng và sản xuất công nghiệp – mức tối đa cho phép đối với khu công cộng và dân cư

  • Rung động và chấn động

Là dao động của vật thể đàn hồi, sinh ra khi trọng tâm và trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng ở trạng thái tĩnh

Rung động được đặc trưng bởi ba thông số:



  • Biên độ dao động

  • Biên độ của vận tốc dao động

  • Biên độ của gia tốc dao động

Các bề mặt dao động tiếp xúc với không khí xung quanh nó, khi bề mặt dao động sẽ hình thành sóng âm nghịch pha trong lớp không khí bao quanh. Mức sóng âm này được đo bằng áp suất âm hình thành do rung động.

  • Rung động và chấn động-rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp-mức tới đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư.

  • Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định mức gia tốc rung cho phép do hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng gây ra trong các khu vực công cộng và dân cư.

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức gia tốc rung gây ra do các thiết bị, phương tiện, công cụ sử dụng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường của các khu vực công cộng và dân cư.



  • Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6963 : 2001 Rung động và chấn động-Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp-Phương pháp đo.

  • Mức rung cho phép

Các phương tiện trong xây dựng không được gây ra mức gia tốc rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vượt quá mức cho phép trong bản sau:

Bảng 3.1 Mức gia tốc rung cho hoạt động xây dựng, dB

STT

Khu vực

Thời gian áp dụng trong ngày

Mức cho phép Db**

Ghi chú

1

Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh

7h – 19h

75

Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày

19h – 7h

Mức nền

2

Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự

7h – 19h

75

Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày

19h – 7h

Mức nền

3

Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất

6h – 22h

75

Thời gian làm việc liên tục không quá 14h/ngày

22h - 6h

Mức nền

Các phương tiện Sử dụng trong sản xuất công nghiệp không được gây ra mức rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vượt quá mức cho phép trong bản sau:



Bảng 3.2 Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động sản xuất công nghiệp

STT

Khu vực

Mức cho phép và thời gian áp dụng trong ngày, dB

Ghi chú

6h – 18h

18h - 6h

1


Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh

60

55

Mức gia tốc rung qui định trong bảng là:

1) mức đo được khi dao động ổn định, hoặc

2) là trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu kỳ hay ngắt quãng, hoặc

3) là giá trị trung  bình của 10 giá trị lớn nhất từ 100 giá trị đã đo được của mỗi 5s hoặc tương đương của nó (L10) khi các dao động là bất qui tắc và đột ngột


2


Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự

65

60

3


Khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất

70

65





  • Điểm đo độ rung

Đối với rung do sản xuất công nghiệp hoặc hoạt động xây dựng gây ra, mức gia tốc rung được đánh giá tại các điểm sát phía ngoài đường ranh giới (hàng rào) của cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình xây dựng với khu công cộng và dân cư.

3.3.2 Âm học-Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc-Mức tối đa cho phép.

  • Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định mức ồn tối đa cho phép đối với tiếng ồn do các loại phương tiện giao thông đường bộ mới phát hiện ra khi tăng tốc độ. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc thử công nhận kiểu, thử trong sản xuất và kiểm tra phương tiện giao thông đường bộ nhập khẩu mới chua qua sử dụng thuộc loại L, M và N.

  • Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6552:1999 (ISO 3833:1977), Âm học-Đo tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ-Phương pháp kỹ thuật (Acoustics-Measurement of noise emitted by acce lerating-Engineering method).

TCVN 6211:1996 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng – Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu.

ISO 9645:1990 Âm học – Đo tiếng ồn do xe máy hai bánh phát ra khi chuyển động – Phương pháp kỹ thuật (Acoustics – Measurememt of noise emitted by two – wheeled mopeds in motion – Engineering method).



  • Loại phương tiện

Phương tiện giao thông đường bộ loại L, M, N trong tiêu chuẩn này được định nghĩa trong TCVN 6552:1999 va TCVN 6211:1996.

  • Giá trị giới hạn

Tiếng ồn do các phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc, được đo theo phương pháp qui định trong TCVN 6552:1999, riêng xe máy 2 bánh đo theo ISO 9645:1990, phải tuân theo qui định sau.

    • Đối với thử công nhận kiểu

Mức ồn đo được không được vượt quá giá trị tương ứng với từng loại phương tiện như nêu trong bảng 3.3 theo mức 1 hoặc mức 2 đối với từng loại phương tiện. Thời điểm áp dụng mức 1 hoặc mức 2 do cơ quan có thẩm quyền qui định.

Trong một số trường hợp đặc biệt, mức ồn tối đa cho phép được qui định thêm như sau:

- Đối với các phương tiện thuộc loại M1, M2, và N1 có G 3500kg lấp động cơ điêzen phun trực tiếp thì các giá trị cho phép trong bảng 3.3 được cộng thêm 1dB.

- Theo mức 1 nếu phương tiện được thiết kế để chạy trên đường gồ ghề hoặc có 4 bánh chủ động thì các giá trị cho phép trong bảng 3.3 được phép cộng thêm 1dB.

- Theo mức 2, nếu phương tiện được thiết kế để chạy trên đường gồ ghề và có G > 2000kg thì các giá trị cho phép trong bảng 3.3 được cộng thêm như sau: nếu P < 150kw thì cộng thêm 1dB, còn nếu P 150kw thì cộng thêm 2dB.

- Đối với phương tiện loại M1, nếu số tay số tiến của hợp số lớn hơn 4, P > 140kw, tỉ lệ giửa công suất lớn nhất trên khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất > 0,075 kw/kg và nếu trong khi thử bằng phương pháp nêu trên, tốc độ của xe khi đuôi xe đi qua đường thẳng BB (xem TCVN 6552:1999) của khu vực thử với số tiến đang sử dụng là số 3 lớn hơn 61km/h thì giá trị ghi trong bảng 3.3 được cộng thêm 1dB.



    • Đối với thử trong sản xuất và kiểm tra phương tiện nhập khẩu

Mức ồn đo được của các phương tiện: Xe máy hai bánh, xe loại L3, L4, và L5 không được vượt quá 3dB so với giá trị trong thử công nhận kiểu hoặc không được vượt quá 1dB so với giá trị tương ứng với từng loại phương tiện nêu trong bảng 3.3.

Mức ồn đo được của các phương tiện thuộc các loại M và N không được vượt quá 1dB so với các giá trị tương ứng với các phương tiện nêu trong bảng 3.3.



Bảng 3.3 Mức ồn tối đa cho phép

STT

Loại phương tiện

Mức ồn tối đa cho phép

Mức 1

Mức 2

1

Xe máy hai bánh:

Tốc độ lớn nhất không quá 30 km/h

Tốc độ lớn nhất quá 30 km/h


70 dB

73 dB


70 dB

73 dB


2

L3 ( Mô tô ), L4 và L5 ( Xe ba bánh),CC 80 cm3

80 cm3 < CC 175 cm3

CC > 175 cm3


75 dB

77 dB


80 dB

75 dB

77 dB


80 dB

3

Ô tô loại M1

77 dB

74 dB

4

Ô tô loại M2 và N1:

G 2000 kg

2000kg < G 3500 kg


78 dB

79 dB


76 dB

77 dB


5

Ô tô loại M2 có G > 3500 kg và M3:

P < 150kW

P 150 kW


80 dB

83 dB


78 dB

80 dB


6

Ô tô loại N2 và N3 có:

P < 75 kW

75 kW P < 150 kW

P 150 kW



81 dB

83 db


84 dB

77 dB

78 dB


80 dB


3.3.3 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép

  • Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng và dân cư. Tiếng ồn nói trong tiêu chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn. Tiêu chuẩn này để áp dụng kiểm soát mọi hoạt động có thể gây ồn trong khu công cộng và dân cư. Tiêu chuẩn này không qui định mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

  • Tiêu chuẩn trích dẫn

Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:

TCVN 5965:1995 Âm học – Mô tả và đo tiếng ồn môi trường – Các đại lượng và phương pháp đo chính.

TCVN 5965:1995 Âm học – Mô tả và đo tiếng ồn môi trường – Áp dụng các giới hạn tiếng ồn.

TCVN 6399:1998 Âm học – Mô tả và đo tiếng ồn môi trường – Cách lấy các dữ liệu thích hợp để sử dụng vùng đất.



  • Giá trị giới hạn

Mọi loại nguồn ồn do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt… không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt qúa giá trị qui định trong bảng 3.4.

Phương pháp đo ồn để xác định mức ồn tại khu vực công cộng và dân cư được qui định trong tiêu chuẩn TCVN 5964:1995, TCVN 5965:1995 và TCVN 6399:1998/ISO 1996/2:1987.


Bảng 3.4 Giới hạn tối đa cho phép mức ồn khu công cộng và dân cư

Khu vực

Thời gian

Mức ồn

1.Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh

6h – 18h

50 dB

18h – 22h

45 dB

22h – 6h

40 dB

2.Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính

6h – 18h

65 dB

18h – 22h

55 dB

22h – 6h

50 dB

3.Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất

6h – 18h

75 dB

18h – 22h

70 dB

22h – 6h

50 dB

* Xem hướng dẩn ở phụ lục C


3.3.4 Âm học – Mức ồn tối đa cho phép ở trong công trình

  • Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là bắt buộc khi thiết kế mới, thiết kế cải tạo các công trình công cộng nhằm đạt được mức ồn nền cho phép trong công trình. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các Studio âm thanh trong các đài phát thanh truyền hình, các xưởng phim, các phòng khiếm thính, (xem TCVN 4510:1988) cũng như các phòng thí nghiệm âm học đặc biệt.

Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho các phòng làm việc chung trong các cảng hàng không, các công trình, nhà máy sản xuất công nghiệp



  • Quy định chung

Mức ồn trong các tiêu chuẩn này là mức ồn trung bình trong không gian phòng do tiếng ồn từ bên ngoài truyền qua các kết cấu phân cách vào phòng và do các thiết bị trong phòng (như hệ thống điều hòa không khí, các máy quạt, đèn chiếu sáng, máy văn phòng…) tạo ra.

Mức ồn trong tiêu chuẩn này không bao gồm do con người làm việc, sinh hoạt và hoạt động trong phòng tạo ra.

Mức ồn trong tiêu chuẩn này tương ứng với điều kiện các cửa vào phòng (bao gồm cửa sổ và cửa đi) được đóng kín.


  • Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn này áp dụng cùng với các tiêu chuẩn sau:

TCVN 5949 – 1998 Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép.

TCXDVN 277:2002 Cách âm cho các kết cấu phân cách bên trong nhà dân dụng.

TCVN 5964 – 1995 Âm học mô tả tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính.

TCVN 5965 – 1995 Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Áp dụng các giới hạn tiếng ồn.


  • Định nghĩa và thuật ngữ

Mức ồn tương đương, ký hiệu LTĐ, đơn vị dBA là trị số mức âm toàn phương trung bình theo đặc tính A, trong khoảng thời gian T của âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian.

Mức ồn trung bình, đơn vị dB, theo dãi tần số 1 octa với các tần số trung bình là 63; 125; 250; 500; 1000; 2000; 4000 và 8000 Hz. Kết quả đo được biểu diễn trên biểu đồ dưới dạng đường biểu diễn mức ồn theo tần số (còn gọi là phổ tiếng ồn).

Mức ồn tối đa cho phép là trị số mức ồn cực đại trong phòng không được vượt, nhằm bảo đảm điều kiện âm thanh thích hợp cho các hoạt động trong phòng. Mức ồn tối đa cho phép được qui định theo hai cách phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng âm thanh các phòng: Đối với các phòng không đồi hỏi chất lượng âm thanh cao (như phòng làm việc, phòng độc sách, lớp học, phòng thi đấu thể thao, nhà hàng,…) thì mức ồn tối đa cho phép được xác định theo mức ồn tương đương trong thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng, ký hiệu [LTĐ], (dB,A). Còn đối với các phòng có yêu cầu chất lượng âm thanh cao (như các phòng khán giả nhà hát, phòng hòa nhạc, chiếu phim, hội thảo,…) thì mức ồn tối đa cho phép được xác định theo họ đường công NR trong thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng.

Thời gian tương ứng với hoạt động của con người trong phòng được quy định theo hai loại: Các hoạt động có đặc điểm ban ngày (từ 6h – 22h) và ban đêm (từ 22h – 6h), như nhà điều dưỡng, phòng bệnh nhân,…và các hoạt động xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày, như phòng khán giả, lớp học,…




Bảng 3.5 Mức ồn tối đa trong công trình công cộng

STT

Loại không gian trong công trình công cộng

Thời gian trong ngày*, h

Đường NR

LTĐ, dB,A

1

1.1


1.1.1

1.1.2


1.1.3

1.1.4
1.1.5


1.2

1.2.1


1.2.2

1.3


1.3.1

1.3.2


Công trình văn hóa

Các phòng biểu diễn nghệ thuật

- Phòng hòa nhạc, nhà hát opera(nghe âm trực tiếp không dùng hệ thống điện thanh)

- Phòng khán giả nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, hội trường đa năng:

+ khi nghe âm trực tiếp

+ khi nghe âm qua loa

- Phòng chiếu phim, rạp xiếc

- Sảnh nhà hát, phòng hòa nhạc, nhà văn hóa, câu lạc bộ

- Sân chiếu bóng, nhà hát ngoài trời

Nhà bảo tàng, triễn lãm

- Phòng trưng bày

- Phòng làm việc nhân viên

Thư viện

- Phòng đọc sách

- Phòng làm việc nhân viên


-
-


-

-

-


-

-

-


-

-


25
30

40

40

45



55

50
45

50

50
-



2

2.1
2.1.1


2.1.2

2.1.3


2.1.4
2.2
2.2.1

2.2.2
2.2.3

2.2.4
2.2.5


Công trình giáo dục

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học bán trú

- Phòng ngủ trong trường mẫu giáo, tiểu học bán trú

- Lớp học

- Sân chơi (ngoài trời)

- Vùng kề cận trường học (ngoài trời)


Trường phổ thông các cấp, trường đại học và cao đẳng
- Phòng hội thảo

- Giảng đường, lớp học, hội trường

- Phòng thí nghiệm

- Phòng làm việc trong trường học

- Phòng nghỉ giáo viên

6 – 22


22 - 6

-

-



-

-

-


-

-
-

-

-

-



-

-


-

-
-


-
-

45

35



50

55

60


45

50


50

50
55



3

3.1


3.1.1
3.1.2

3.1.3


3.2
3.2.1
3.2.2

3.3


3.3.1
3.3.2


Công trình y tế

Trạm y tế, bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh

- Phòng bệnh nhân điều trị trong bệnh viện

- phòng bác sỹ, phòng khám bệnh

- Phòng mổ, phòng đỡ đẻ

Nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão

- Phòng ở nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão

- Phòng làm việc nhân viên

Nhà làm việc của cơ quan y tế

- Phòng làm việc nhân viên, phòng nghiên cứu

- Phòng tiếp khách

6 – 22


22 – 6
-

-

6 – 22


22 – 6
-
-
-

-

-


-

-

-


-
-
-
-

45

35


45

45

40


40
40
50
50



4

4.1
4.1.1


4.1.2

4.2


4.2.1

4.2.2


Nhà làm việc, văn phòng, trụ sở

Nhà văn phòng, trụ sở, cơ sở thiết kế, nghiên cứu khoa học

- Phòng làm việc có máy văn phòng, máy vi tính

- Phòng tiếp khách

Tòa án

- Phòng xử án



- Phòng làm việc

-
-
-

-

-
-
-

-

50
50


45

50


5

5.1
5.2


5.3

Công trình thể thao

- Phòng làm việc của huấn luyện viên, nhân viên

- Phòng tập luyện thể dục, thể thao trong nhà

- Sân chơi thể thao, bể bơi có mái, sân vận động (không có mái)


-
-
-


-
-
-


50
55


60

6
6.1
6.2

6.3


6.4


Công trình thương nghiệp, dịch vụ

- Cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị

- Nhà hàng, quán ăn

- Trạm dịch vụ công cộng

- Chợ trung tâm (có hoặc không có mái)


-
-


-

-


-
-


-

-


60
55

60

60


Ghi chú: *, các phòng không ghi thời gian (cột 3, đánh dấu -) được hiểu là mức ồn tối đa cho phép áp dụng cho mọi thời gian phòng sử dụng.




tải về 464.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương