Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang97/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   91   92   93   94   95   96   97   98   99
2. Đặc điểm về văn bản

Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 73 thác bản văn bia có niên đại từ Thuận Thiên đến Thống Nguyên. Những văn bản này được sưu tầm từ những năm đầu của thế kỷ XX do Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp tại Hà Nội thực hiện. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã đi sưu tầm tư liệu Hán - Nôm ở các địa phương trong đó có tỉnh Thanh Hoá. Riêng số bia Lê sơ ở Thanh Hoá mới được in rập về đã bổ sung cho số văn bia Lê sơ được lưu giữ tại Viện tăng lên đáng kể. Đã có thêm 12 văn bia Lê sơ từ Thanh Hoá lần đầu được in rập và lưu trữ tại Viện Hán Nôm. Như vậy, chỉ với con số chưa đầy đủ đó, tại Viện đã có 85 văn bia Lê sơ được bảo quản. Ngoài ra, tại một số địa phương cũng vẫn còn lưu giữ những bia đá có niên đại Lê sơ nhưng chưa được in rập tàng thư của Viện. Theo một số phát hiện mới những năm gần đây, đã có một số văn bia niên đại Lê sơ ở các địa phương được phát hiện và giới thiệu. Đó là bài thơ của vua Lê Thái Tông khắc trên vách đá hang Thẩm Ké thuộc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La năm Đại Bảo thứ nhất (1440) khi nhà vua đi dẹp loạn phản nghịch ở châu Thuận Mỗi, trấn Gia Hưng. Bài thơ có nhan đề là Quế Lâm Ngự chế khắc trên vách núi đá để răn dạy và bố cáo cho toàn dân biết348.

Tại vách động chùa Hang huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cũng có 2 tấm bia ma nhai khắc hai bài thơ niên đại Lê sơ được khắc trên vách đá. Bia thứ nhất khắc một bài thơ chữ Hán thể ngũ ngôn tứ tuyệt, phía dưới khắc một bài thơ chữ Nôm. Bài thơ này có niên đại Hồng Đức Đinh Tỵ (1497) tác giả của bài thơ là Hữu Bình Địch [] Đồng Tổng tri An Việt Trúc Khê Đặng Nghiệm. Bia thứ hai khắc một bài thơ chữ Hán có nhan đề là Du Tiên Lữ động tác, bia không ghi niên đại nhưng ghi tác giả bài thơ là Hữu Đốc Trai Vũ Quỳnh Yến Ôn349. Khi nhắc đến tác giả Vũ Quỳnh hẳn chúng ta sẽ biết niên đại bài thơ vì chính Vũ Quỳnh và Kiều Phú là hai tác giả đã biên soạn tác phẩm Lĩnh Nam chích quái trong những thập niên cuối thế kỷ XV. Bản thân chúng tôi trong quá trình đi sưu tầm tư liệu Hán Nôm ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình trong hai năm 1999, 2000 cũng phát hiện ra hai văn bia niên đại Hồng Đức. Một là cột mốc đê ở xã Thụy Lương huyện Thái Thụy, một bia khác thì chỉ còn đọc được dòng niên đại Hồng Đức và một số chữ, còn lại đều bị mờ.

Trong số các văn bia Lê sơ đó, niên hiệu Thuận Thiên có 2 văn bản, niên hiệu Thiệu Bình có 1 văn bản, niên hiệu Đại Bảo có 2 văn bản, niên hiệu Thái Hoà có


3 văn bản, Quang Thuận có 6 văn bản, Hồng Đức có 36 văn bản, Cảnh Thống có
12 văn bản, Đoan Khánh có 6 văn bản, Hồng Thuận 16 văn bản, Quang Thiệu
2 văn bản, Thống Nguyên 2 văn bản. Thống kê trên cho thấy trong các văn bia của thời kỳ Lê sơ thì số mang niên đại Hồng Đức chiếm nhiều nhất, điều này cũng hợp lý vì niên đại Hồng Đức kéo dài nhất (27 năm) trong toàn bộ các niên đại của thời kỳ Lê sơ. Số văn bia niên đại Hồng Đức được phân bố ở nhiều địa phương khác nhau, từ Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hoá, Hà Nội. Riêng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã có 9 bia niên đại Hồng Đức ghi danh các tiến sỹ của các khoa: khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo năm thứ ba, khoa Mậu Thìn năm Thái Hoà thứ 6, khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ 4, khoa Bính Tuất năm Quang Thuận thứ 7, khoa Ất Mùi năm Hồng Đức thứ 6, khoa Mậu Tuất năm Hồng Đức thứ 9, khoa Tân Sửu năm Hồng Đức 12, khoa Đinh Mùi năm Hồng Đức 18, khoa Bính Thìn năm Hồng Đức 27.

Số bia Hồng Đức còn lại được đặt tại các địa điểm như sau:



  • Bia Phúc Thắng tự bi, tạo năm Hồng Đức 1 (1470) đặt tại chùa Phúc Thắng, xã Thuý Lai, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

  • Bia Tự điền bi ký, tạo năm Hồng Đức 2 (1471) đặt tại xã La Uyên, tổng Khê Cầu, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

  • Bia Thiện sỹ tạo kiều bi ký, tạo năm Hồng Đức 2, đặt tại cầu xã Thọ Lão, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

  • Bia về việc đắp đê Yên Mô, tạo năm Hồng Đức 3 (1472) đặt tại đình xã Yên Mô, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

  • Bia Quận Thượng chúa Lê thị chi mộ chí, tạo năm Hồng Đức 2 (1471) đặt tại xã Trung Giám, tổng Chuyên Nghiệp, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

  • Bia Phụng tự bi ký, tạo năm Hồng Đức 4 (1473) đặt tại đình thôn Cam Thịnh xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

  • Bia về việc đắp đê ở cánh đồng xã Phù Sa Thượng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, tạo năm Hồng Đức 5 (1474).

  • Bia Đề Long Quang động, tạo năm Hồng Đức 9 (1478), tại vách đá động Long Quang, xã Võng Châu, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

  • Bia Đề Hồ Công động, tạo năm Hồng Đức 9, tại vách đá động Hồ Công núi Xuan Đài, xã Thiên Vực, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

  • Bia Diên Khánh tự bi, tạo năm Hồng Đức 10 (1479) tại chùa Diên Khánh xã Lãng Ngâm, tổng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

  • Bia Gia Thục Công chúa chi mộ ký, tạo năm Hồng Đức 14 (1483) tại xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

  • Bia Thọ An Cung Kính Phi Nguyễn thị thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 16 (1485) tại xã Lư Khánh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

  • Bia Ngự đề, tạo năm Bính Ngọ (1486), đặt tại chùa Quang Khánh, xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

  • Bia Phật, tạo năm Hồng Đức 18, đặt tại chùa Thiên Phúc, xã Trạch Lôi, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

  • Bia Trăn Tân từ lệ bi, tạo năm Hồng Đức 18 (1487), đặt tại đền Trăn Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

  • Bia Phật pháp tam bảo, tạo năm Hồng Đức 21 (1490), đặt tại chùa Đại Bi, xã Ngọc Xuyên, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

  • Bia Chuyết Sơn tự Di Đà Phật bi, tạo năm Hồng Đức 22 (1491), đặt tại chùa Chuyết Sơn, xã Kinh Lương, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

  • Bia Hồng Đức nhị thập tứ niên, tạo năm Hồng Đức 26 (1495), đặt tại đình xã Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

  • Bia Hồng Đức nhị niên, tạo năm Hồng Đức 26, đặt tại đình xã Trung Bản, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

  • Bia Đại Việt Đường Vương thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 23 (1492), đặt tại xã Yên Lạc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

  • Bia Đại Việt Thụy Hoa Công chúa thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 25 (1494), đặt tại lăng công chúa Thụy Hoa.

  • Bia Từ Mẫn Nguyễn công ký thất Hoàng thị chi mộ, tạo năm Hồng Đức Giáp Thìn (1484), đặt tại mộ ông bà họ Nguyễn, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

  • Bia ma nhai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tạo năm Hồng Đức Đinh Tỵ (1497).

  • Bia Phò mã Đô uý khảo tỷ chi mộ, tạo năm Hồng Đức 19 (1488) ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.

  • Bia Từ Mẫn Nguyễn công ký thất Hoàng thị chi mộ, tạo năm Hồng Đức Giáp Thìn (1484) tại xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

  • Bia tặng Tặng Thư Quận công Trịnh công thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 28 đặt tại xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Trở lại với số văn bia từ niên đại Thuận Thiên đến niên đại Thống Nguyên của thời kỳ Lê sơ, chúng tôi thấy rằng văn bia giai đoạn đầu gắn liền với những nhân vật trong vương triều và các sự kiện chính trị - xã hội. Hầu hết số văn bia trong thế kỷ XV đều đề cập đến các vị vua khai sáng ra triều đại Hậu Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông và sau đó là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông. Bên cạnh đó là văn bia ghi về những bà vợ vua, là bia về bà Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao mẹ vua Lê Thánh Tông; bia về Huy Gia Thái hậu Nguyễn Thị Huyên mẹ vua Lê Hiến Tông, bia về bà Kính phi họ Nguyễn vợ vua Lê Thánh Tông đã sinh hạ 12 công chúa và một hoàng tử... Ngoài ra còn có một loạt văn bia trên mộ của các vị công chúa và hoàng tử, như bia về công chúa Cẩm Vinh là con gái thứ 12 của vua Lê Thánh Tông, bia về công chúa Thụy Hoa con gái thứ 3 của vua Lê Thánh Tông, bia về công chúa Thièu Dương là con gái thứ 5 của vua Lê Thánh Tông, bia về Đường Vương con trai vua Lê Thánh Tông, bia về công chúa Gia Thục con gái của vua Lê Thánh Tông... Những bia về thân thế và sự nghiệp của các vị vua và những người thân thích đều là bia lăng mộ, được khắc sau khi họ mất nên sự tụng ca cũng điểm nổi bật trong nhóm bia này. Nhóm bia ma nhai khắc những bài thơ và sự kiện liên quan đã thể hiện ý chí, tình cảm của các bậc đế vương khi còn đang tại vị. Cả ba vị vua của thời kỳ đầu vương triều Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông đều lưu lại được những bài thơ nói lên chí lớn muốn dẹp loạn, giữ yên bờ cõi cho dân tộc. Nếu Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông chỉ có hai bài thơ về việc đánh dẹp loạn vùng tây bắc thì Lê Thánh Tông đã có rất nhiều bài thơ vừa nêu lên chặng đường chinh phạt mở mang bờ cõi, vừa có những bài thơ thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước. Điều này cũng cho biết khi Thánh Tông lên ngôi thì đất nước đã phát triển ổn định và triều đại do Lê Thánh Tông trị vì là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất của quốc gia Đại Việt. Vì thế nhà vua có thể thư thái thả hồn truớc cảnh quan đất nước. Riêng dưới triều vua Lê Thái Tổ thì vừa giành lại được độc lập từ tay ngoại bang lại vừa phải chống đỡ với kẻ phản nghịch bên trong nên ý chí cao nhất của nhà vua là quyết tâm tiễu trừ nghịch tặc, giữ yên bờ cõi. Chúng ta hãy cùng đọc lại những dòng thơ và lời nguyên chú của chính Lê Thái Tổ khi ông vừa đi đánh dẹp Đèo Cát Hãn trở về, bài thơ được khắc trên núi Thác Bờ tỉnh Hoà Bình.

“Dư chinh Cát Hãn hồi quá thử, tác thi nhất chương, dĩ thị hậu thế nghiêm nhung chi đạo, mang lễ chư Man nhân bách... tâm như hữu cánh hoá tuỳ tức tiễu tuyệt, vật đạn kỳ hiểm trở chướng lệ. Đương dĩ thiên hạ sinh linh vi niệm nhi kỳ xuất chinh, phương lược tắc Thao Đà nhị trấn, thuỷ lộ tiến binh, vi ưu vân.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   91   92   93   94   95   96   97   98   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương