Hội thảo quốc tế việt nam họC


Đặc điểm theo hình thức tạo dựng văn bản



tải về 6.05 Mb.
trang96/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   91   92   93   94   95   96   97   98   99
1. Đặc điểm theo hình thức tạo dựng văn bản

Mỗi một văn bia đều được chuyển tải trên những phiến đá có kích cỡ và hình dáng khác nhau, chúng ta vẫn thường gọi là bia đá. Hình thức tạo dựng bia đá ban đầu cũng phản ánh một số đặc điểm nhất định, bia được đặt ở đâu, trong loại hình di tích nào đều có liên quan đến nhân vật, sự kiện được nêu trong văn bia.

Trong số văn bia Lê sơ còn lại đến ngày nay chủ yếu có ba kiểu được tạo dựng:

- Loại thứ nhất, được khắc trên bia đá dựng trong các di tích như lăng mộ hoặc đền chùa. Trong loại này đáng kể là cụm văn bia ở khu di tích Lam Kinh Thanh Hoá. Bia ở đây đều là những tấm bia to vượt trội so với bia dựng ở địa điểm khác và hoa văn trang trí cũng rất đặc sắc, có thể coi là mẫu mực đối với loại hình bia đá ở Việt Nam. Đó là bia: Lam Sơn Vĩnh lăng bi, tạo năm Thuận Thiên 6 (1433), bia Lam Sơn Hựu lăng bi, tạo năm Đại Bảo 3 (1442), bia Đại Việt Lam Sơn Chiêu lăng bi, tạo năm Cảnh Thống 1(1498), bia Khôn Nguyên Chí Đức chi bi, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498), bia Đại Việt Lam Sơn dụ lăng bi tạo năm Cảnh Thống 7 (1504). Ngoài ra còn có bia Đại Việt Lam Sơn Kính lăng bi, tạo năm Đoan Khánh 1(1505) và bia ở khu lăng mộ của các cung phi, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần như: bia Thọ An Cung Kính phi Nguyễn thị thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 16 (1485) tại xã Lư Khánh huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá; bia Đại Việt Cẩm Vinh trưởng Công chúa chi bi, tạo năm Cảnh Thống 1(1498) tại xã Đại La, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá; bia Đại Việt Thụy Hoa công chúa thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 25 (1494), tại xã Quảng Thí huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá; bia Châu Quang Ngọc Khiết chi bi, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498) tại lăng Công chúa Thiều Dương xã Vân Lai huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá; bia Đại Việt Đường Vương thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 23 (1492) tại mộ Đường Vương xã Yên Lạc, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá; bia Gia Thục công chúa chi mộ ký, tạo năm Hồng Đức 14 (1483) tại xã Song An huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình; bia Quận Thượng chúa Lê thị chi mộ chí, tạo năm Hồng Đức 2 ở xã Trung Giám tổng Chuyên Nghiệp huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam; bia Hàm Hoằng Quang Đại chi bi, tạo năm Đoan Khánh 1(1505) tại xã Dao Xá, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá; bia Cảnh Thống đề thơ tại khu lăng Lam Kinh huyện Thọ Xuân Thanh Hoá, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498)... Số bia đề danh Tiến sỹ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội cũng thuộc nhóm này. Bia Lê sơ hiện còn phần lớn là bia lăng mộ các bậc đế vương, lăng mộ các bà vợ vua cùng các công chúa, Hoàng tử và một số quan chức khác. Có một số bia khác dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, trong các ngôi chùa hoặc đền, bia dựng tại đình chỉ có một cụm bia tạo dựng vào các năm Hồng Đức 20, 22, 24, 25 ở xã Trung Bản, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh là được đặt tại đình. Tuy nhiên ngôi đình có phải là xuất hiện đồng thời với văn bia hay là xuất hiện muộn hơn ở giai đoạn sau lại là một vấn đề khác.

Trong niên đại Hồng Đức (1470 - 1498) còn có một loại bia đá chỉ có chức năng như cột mốc địa giới trong quá trình quai đê lấn biển. Những bia này nằm chơ vơ giữa các cánh đồng mà cách đây hơn 500 năm có lẽ là những bờ đê ngăn mặn. Đó là các bia ở các tỉnh ­­Nam Định, Thái Bình344.

- Loại thứ hai, là loại bia được chôn dưới mặt đất mà trước đó không thấy và các thế kỷ sau thời kỳ Lê sơ cũng chỉ thấy lác đác vài bia. Bia không được dựng trên mặt đất như hầu hết các bia đá khác với mục đích để cho nhiều người cùng đọc và chiêm ngưỡng. Những bia kiểu này được chôn xuống đất ngay từ khi khởi tạo xong, bia được cấu tạo từ hai phiến đá đặt chồng khít lên nhau, văn bản được khắc trong lòng hai phiến đá úp lại đó345. Loại hình bia này trông giống như hai trang sách gấp lại hoặc giống hình một cái hộp, toàn bộ văn bản được cất giấu trong lòng hộp, khi khai quật lên khỏi mặt đất người ta phải bật hai phiến đá chồng khít lên nhau để đọc nội dung văn bản bên trong. Và như vậy, mục đích của loại bia này không nhằm đưa thông tin được khắc trong bia đến với nhiều người mà họ muốn cất giấu thông tin trong lòng bia cho hậu thế. Loại bia hộp chủ yếu là bia mộ của những gia đình quyền quý, có danh vọng. Điển hình là bia của dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang huyện Tống Sơn (nay thuộc huyện Hà Trung) Thanh Hoá346, là bia của dòng họ Nguyễn thôn Kim Đôi, xã Kim Chân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, tạo năm Hồng Đức Giáp Thìn (1484)347 là bia Đại Việt Thái bảo Bình Lạc hầu chi mộ ở xã Xuân Thắng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá, là bia Đại Việt Huy Từ Trang Huệ Kiến Hoàng Thái hậu mộ chí, mẹ Kiến Vương Tân ở Thái Bình.... Học giả Yao Takao ở Đại học Hiroshima Nhật Bản đã cung cấp cho chúng ta những thông tin rất có giá trị về bia hộp ở Việt Nam.

- Ngoài hai kiểu tạo dựng văn bản như trên thì văn bia Lê sơ còn được tạo dựng bằng cách bạt đá núi để khắc, văn bản này chúng ta vẫn quen gọi là bia ma nhai. Bia ma nhai là phương tiện để chuyển tải nhiều bài thơ hay của các vị hoàng đế và văn nhân các đời, nó không chỉ xuất hiện vào thời Lê sơ mà trước đó trong văn bia Lý Trần và sau đó trong văn bia Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn đều có. Bia núi Thác Bờ ghi lại câu chuyện chinh phạt Đèo Cát Hãn của vua Lê Thái Tổ, ông đã cho khắc một bài thơ nói về tráng chí của mình đối với việc chinh phạt kẻ phản nghịch vào năm Thuận Thiên thứ 5 (1432). Đây là văn bản có niên đại sớm nhất trong số văn bia Lê sơ còn lại. Cũng tương tự như vậy, vua Lê Thái Tông khi đi chinh phạt miền tây bắc cũng cho khắc một bài thơ trên vách núi đá hang Thẩm Ké tỉnh Sơn La ngày nay. Đến triều vua Lê Thánh Tông thì đã có nhiều bia ma nhai khắc những bài thơ của nhà vua khi đi thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên đất nước như: khắc bài thơ trên vách đá động Long Quang xã Võng Châu huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, bia tạo năm Hồng Đức 9 (1478), hay cho khắc bài thơ trên vách núi đá động Hồ Công xã Thiên Vực huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá cũng vào năm Hồng Đức 9, khắc thơ trên núi Truyền Đăng tỉnh Quảng Ninh vào năm Quang Thuận 9 (1468), khắc thơ trên núi Dục Thuý năm Quang Thuận 8 (1467)...

Có thể thấy đa số các bia đá được tạo dựng trong thời kỳ Lê sơ là bia được dựng theo lệnh của Nhà nước. Từ bia lăng mộ các vị đế vương cùng hoàng thân quốc thích đến bia dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bia ma nhai khắc những bài thơ của các vị vua đều được tạo dựng theo nhu cầu của Nhà nước. Bia do dân tự lập cũng có nhưng chiếm một số lượng không nhiều. Nếu ta so sánh điều này với bia các giai đoạn sau thì sẽ thấy khác hẳn.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   91   92   93   94   95   96   97   98   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương