Hội thảo quốc tế việt nam họC


Sự xuất hiện của người Pháp



tải về 6.05 Mb.
trang40/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   99
2. Sự xuất hiện của người Pháp

Cho đến khoảng năm 1860, lưu vực sông Đà vẫn còn được đánh dấu bởi thế ổn định của các quan hệ liên-tộc người và bởi một mối quan hệ có khoảng cách, song mang tính hiện thực, với lịch sử chung của vương quốc Việt Nam. Giai đoạn kéo dài tới năm 1885, khi chính quyền Việt Nam vấp phải sự xuất hiện của người Pháp, chính là giai đoạn mà Nhà nước rút lui khỏi miền thượng du. Sự xuất hiện của các đội quân Cờ Đen và Cờ Vàng, các cuộc tấn công của người Xiêm cũng như sự di cư của người dân và sự xuất hiện của người Pháp lại càng góp phần tạo nên một tình trạng bất ổn sâu sắc trong khu vực.

Vì những vấn đề mang tính thực tiễn, và bắt chước những việc đã làm tại Bắc Phi, người Pháp thế chỗ quyền lực triều đình. Họ đã quyết định thực thi lại trật tự trước kia, hoặc chí ít là những gì mà họ hình dung trong đầu óc. Họ phải thiết lập tại đây một cấu trúc được cư dân chấp nhận, một cấu trúc giải phóng người dân khỏi những bất cập của một chế độ cai trị trực tiếp. Nguồn tư liệu cho thấy người Pháp có rất ít hiểu biết về tập quán và các nhóm cư dân; điều này giải thích một phần những sai lầm mà họ đã phạm phải.

Nhiều văn bản về thời kỳ chinh phục của người Pháp nhìn chung đều không đả động đến những lối hành xử đáng chê trách trong những năm đầu tiên, từ 1886 - 1889, là khi người Pháp, vốn không biết gì về lịch sử miền thượng du, đã bị chính những đồng minh của mình xỏ mũi. Những kinh nghiệm khó chịu này đã dẫn tới một thái độ ngờ vực nhất định đối với các thủ lĩnh truyền thống và một thói quen là không giao quá nhiều quyền lực cho một thủ lĩnh địa phương. Trường hợp của Nguyễn Văn Quang123 và thêm vào đó là Đèo Văn Trì124 là những ví dụ đặc biệt. Quyền cai trị toàn bộ vùng lưu vực sông Đà đã được giao cho hai người, người này kế tiếp người kia. Cả hai trường hợp đều vốn gốc là những kẻ đối nghịch nay gia nhập liên minh, đã xảy ra vô số vụ rắc rối chính trị và hành chính. Điều này giải thích rất nhiều cho một thái độ ngờ vực đối với các thủ lĩnh địa phương nói chung. Tuy nhiên, trường hợp của Nguyễn Văn Quang và Đèo Văn Trì lại không phải là điển hình. Họ không cho phép đưa ra một ý niệm về bản chất của cái hệ thống sẽ còn tồn tại cho đến năm 1945, và trường hợp của họ cần phải được đặt trong một nghiên cứu riêng.

Có vẻ sẽ hữu ích hơn nếu quan tâm tới các tri châu, những người đứng ở bản lề của quyền lực chính trị, vì họ do chính người Pháp bổ nhiệm, trong khi vẫn thể hiện quyền lực của các mường vì họ xuất thân từ những gia tộc lớn người Thái.

Trong bài thuyết trình này, chúng tôi không đưa ra một bức tranh toàn thể về nhân sự chính trị miền thượng du vào thời thuộc địa, nhiều nhất là chỉ ra phạm vi thông tin có trong các hồ sơ nhân sự. Thông qua một số ví dụ rút ra từ các nhân vật chính trị, chúng ta có thể làm rõ những điều kiện bổ nhiệm và loại bỏ. Các hồ sơ được sử dụng trong nghiên cứu này được lưu tại Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương