Hội thảo quốc tế việt nam họC


Sự giao thoa ngôn ngữ trong văn bản hành chính Việt Nam thời thuộc Pháp - động lực thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ viết tiếng Việt



tải về 6.05 Mb.
trang35/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   99
3.2. Sự giao thoa ngôn ngữ trong văn bản hành chính Việt Nam thời thuộc Pháp - động lực thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ viết tiếng Việt

Sự biến đổi ngôn ngữ trong văn bản hành chính thời thuộc Pháp dưới góc độ của phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ (một trong những ngành nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học) là một động lực quan trọng thúc đẩy không chỉ ngôn ngữ của phong cách hành chính công vụ mà còn tạo ra một thời kỳ mới của lịch sử phát triển ngôn ngữ viết nói chung của dân tộc Việt Nam.

Khi nói đến lịch sử nền hành chính của một quốc gia, không thể không nói đến lịch sử hình thành và sử dụng hệ thống văn bản hành chính - công cụ thiết yếu để đảm bảo sự hoạt động của nền hành chính ấy. Văn bản hành chính là những văn bản được tạo lập bằng ngôn ngữ viết, theo phong cách ngôn ngữ hành chính (bureaucratic style). Thông qua văn bản hành chính có thể thấy được sự phát triển khá rõ về ngôn ngữ viết của một dân tộc, nhất là ngôn ngữ thuộc phong cách hành chính. Sự phát triển của văn bản hành chính ở Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do những điều kiện lịch sử nhất định nên đã có sự giao thoa giữa ba ngôn ngữ Pháp - Hán - Việt (Latinh) để tạo ra một lớp từ mới trong phong cách hành chính - công vụ.

Khi đề cập đến hoàn cảnh lịch sử của việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính Việt Nam, trước hết cần nói đến sự xuất hiện và tồn tại của hệ thống văn bản hành chính và ngôn ngữ viết bằng chữ Hán tồn tại, phát triển trong một giai đoạn khá dài trong lịch sử dân tộc. Ngay từ đầu Công nguyên, nhà Tây Hán vào Việt Nam mang theo hệ thống văn bản hành chính của họ và chữ Hán làm công cụ cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc. Kể từ đó, suốt 1000 năm Bắc thuộc và sau này, các triều đại phong kiến Việt Nam đều sử dụng hệ thống văn bản hành chính mô phỏng hệ thống văn bản của Trung Quốc và ngôn ngữ viết: chữ Hán. Về sau, ngôn ngữ viết của dân tộc có xuất hiện thêm một loại “chữ quốc ngữ Nôm” nhưng cơ bản vẫn gắn liền với chữ Hán.

Sau đó, có hai sự kiện quan trọng làm biến đổi một cách cơ bản ngôn ngữ viết tiếng Việt và hệ thống văn bản hành chính ở Việt Nam. Đó là sự ra đời của chữ quốc ngữ Latinh do những nhà truyền giáo phương Tây tạo ra và hệ thống văn bản hành chính cùng ngôn ngữ Pháp mà thực dân xâm lược du nhập vào Việt Nam.

Thứ nhất là sự ra đời của chữ chữ quốc ngữ Latinh. Vào thế kỷ XVI - XVII, các cố đạo người Phương Tây tiêu biểu: J. Roiz, G. Luis, C. Borri, A. De Rhodes104 đã góp phần tạo ra một ngôn ngữ viết mới cho người Việt Nam bằng cách ghi lại âm tiết của tiếng Việt bằng các ký tự Latinh. Mục đích của hoạt động này là để truyền giáo105.

Thứ hai là sự xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam. Sau khi đã cơ bản thôn tính về lãnh thổ, họ tiến hành thiết lập chế độ cai trị thuộc địa mà đầu tiên là ở Nam Kỳ, điều tất yếu kèm theo chế độ cai trị là hệ thống văn bản hành chính của nhà nước chính quốc, bằng tiếng Pháp được áp dụng tại thuộc địa này. Như vậy, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tại Việt Nam về cơ bản, tồn tại hai hệ thống văn bản hành chính: một là của nhà nước phong kiến triều Nguyễn bằng chữ Hán và một là của chính quyền thực dân Pháp ở Bắc, Trung, Nam Kỳ bằng chữ Pháp.

Tuy vậy, trong quá trình tiến hành chính sách cai trị tại Việt Nam, người Pháp đã nhận ra những ưu điểm lớn của loại chữ viết (chữ quốc ngữ Latinh) mà các cố đạo Gia tô giáo sử dụng trong việc truyền đạo có công dụng hơn tiếng Pháp và tiếng Hán. Bằng hàng loạt các văn bản có tính pháp lý cao của Thống đốc Nam Kỳ: đạo luật G. Ohier, ngày 22/2/1869, nghị định số 82, ngày 06/4/1878; 06 đạo luật của Thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers từ 07/7/1879 đến năm 1882 đã chính thức đưa chữ quốc ngữ Latinh vào thay thế chữ Pháp trong văn bản hành chính. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giao thoa ngôn ngữ Pháp - Hán - Việt để tạo ra một lớp từ mới trong kho từ vựng tiếng Việt thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính của Việt Nam.

Giao thoa ngôn ngữ (interfere of language): “Sự tương tác các hệ thống ngôn ngữ trong điều kiện song ngữ, được thực hiện nhờ sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ hoặc nhờ sự thông thạo của cá nhân đối với một (nhiều) ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Sự tương tác này được thể hiện ở sự lệch chuẩn của tiếng mẹ đẻ hoặc của hệ thống của ngôn ngữ thứ hai dưới tác động của tiếng mẹ đẻ.

Giao thoa ngôn ngữ biểu hiện âm sắc của tiếng nước ngoài trong lời nói của người nắm vững hai ngôn ngữ. Hiện tượng giao thoa có thể xảy ra ở tất cả các cấp độ khác nhau của tổ chức ngôn ngữ: giao thoa ngữ âm học hay âm vị học, giao thoa hình thái - cú pháp học, giao thoa từ vựng học”106.

Sự giao thoa ngôn ngữ trong tiếng Việt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không hoàn toàn như định nghĩa trên. Sự giao thoa này được tạo bởi sự kết hợp giữa một hình thức văn bản hành chính của người Pháp mang vào Việt Nam (bằng tiếng Pháp), dùng nghĩa và âm của tiếng Hán để ghi lại bằng ký hiệu ngôn ngữ viết “quốc ngữ” Latinh - tiếng Việt. Từ đó tạo ra một lớp từ hoàn toàn mới trong ngôn ngữ tiếng Việt nói chung đặc biệt là ngôn ngữ viết thuộc phong cách hành chính: lớp từ mới “ý nghĩa xuất hiện trong một thời kỳ nhất định ở một ngôn ngữ... để biểu đạt những khái niệm mới”107. Những từ mới này thuộc dạng từ vựng nghề nghiệp hành chính, được hình thành trên cơ sở giao thoa ngôn ngữ Pháp - Hán - Việt. Điều này có thấy rất rõ trong các trường hợp từ vựng của phong cách hành chính như: sắc và sắc lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư,…

Mặt khác, khi xem xét các trường hợp giao thoa ngôn ngữ nói trên, việc sử dụng âm và nghĩa Hán - Việt ở những từ gốc Hán cùng có ý nghĩa biểu hiện sự vật như từ Hán - Việt khá phổ biến, song cũng có một số từ được cấu tạo là sự ghép nghĩa của hai từ gốc Hán riêng biệt để biểu hiện một loại văn bản hành chính - tạo ra từ mới. Có thể phân loại phương pháp sử dụng âm và nghĩa của từ gốc Hán cụ thể như:

- Các từ sử dụng nghĩa và âm giống sự vật biểu hiện trong tiếng Hán: công báo, công hàm, công lệnh,...

- Các từ sử dụng nghĩa và âm đơn lẻ, không giống sự vật biểu hiện trong tiếng Hán: biên bản, sắc luật, thông tư, lập quy,…

- Tiếng Hán được sử dụng với ý nghĩa: “đăng ký”, “ký lục”108.

- Loại văn bản hành chính của Pháp: văn bản “báo cáo, để chứng nhận những cái họ đã làm, đã nghe thấy, đã nhìn thấy trong khi thừa hành nhiệm vụ” hoặc “là giấy tờ mà người có nhiệm vụ thư ký trong một cuộc họp lập, ghi chép diễn trình cuộc hội họp”109.

- Khi ghi lại bằng chữ quốc ngữ Latinh sử dụng âm và nghĩa Hán - Việt thì dùng 02 chữ biên “(): “sắp xếp, viết...” và bản” (本): “bản, vở, sách ...”110.

Có thể phân tích cơ chế của sự giao thoa này qua một số từ tiêu biểu:

* Nghị quyết

Về thể loại từ tiếng Pháp:



Viết

Délibération

Ý nghĩa111

Kết quả của cuộc thảo luận

Về nghĩa và âm Hán:

Ý nghĩa112

Bàn cho quyết xong
để thi hành

Xét định, ý chí không đổi

Âm Hán Việt

(Nghị)

(Quyết)

Phiên âm Latinh



Jué

Viết bằng chữ quốc ngữ Latinh

Nghị

Quyết

* Nghị định

Về thể loại từ tiếng Pháp:



Viết

Arrêté

Ý nghĩa113

Văn bản pháp quy

- Ở Cộng hoà Pháp: do Bộ trưởng, Tỉnh trưởng, Thị trưởng có quyền ban hành.

- Ở Việt Nam hiện nay: do chính phủ ban hành để thi hành một đạo luật hay pháp lệnh.


Về nghĩa và âm Hán:

Ý nghĩa

Bàn cho quyết xong để thi hành

Xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa [53 : 142]



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương