Hội nghị ứng dụng cntt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường



tải về 1.31 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu20.04.2018
Kích1.31 Mb.
#36984
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Theo tiến sĩ Doãn Minh Chung, viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ Việt Nam, dự án VNREDSAT-1B có tổng kinh phí đầu tư trên 60 triệu euro từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Bỉ và vốn đối tứng của Việt Nam tương đương 3,1 triệu USD.

"Tập đoàn Space Bell- Belgium của Bỉ được lựa chọn là nhà thầu chính phụ trách sản xuất và phóng vệ tinh VNREDSat-1B. Dự kiến, vệ tinh này sẽ phóng vào năm 2016", tiến sĩ Chung cho biết.

VNREDSat-1B có trọng lượng khoảng 100 kg, sử dụng kỹ thuật siêu phổ, đây sẽ là vệ tinh quang học thứ hai của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quan sát trái đất. Dự án này được khởi động cách đây 4 năm.

“Tôi tin rằng với nền khoa học công nghệ của Bỉ, chúng tôi sẽ cung cấp cho Việt nam những công nghệ tốt nhất về khoa học vũ trụ cũng như chế tạo vệ tinh để Việt Nam có thể sánh cùng các nước phát triển khác”, ông Brono Angelet, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam nói.

Dự kiến năm 2014, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh VNREDSat – 1. Vệ tinh này nặng khoảng 130 kg, có thể quan sát Trái Đất ở độ cao gần 700 km, chụp ảnh với độ phân giải cao.

Ông Chung cho biết thêm, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 sẽ làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; năm 2030 có thể tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.

Nguồn vnexpress.net

ASEAN và EU hợp tác chống biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ giữa ASEAN và EU, kết nối mạng lưới các nhà khoa học của hai khu vực nhằm cùng nỗ lực giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay, đó là chủ đề chính trong Hội nghị vừa diễn ra ngày16/11 vừa qua.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ dự án SEA-EU-NET thuộc Chương trình Khung về Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ lần thứ 7 của EU - FP7 (2007-2013) với mục tiêu chiến lược là tăng cường hợp tác khoa học công nghệ giữa ASEAN - EU thông qua các hoạt động điều phối và hỗ trợ.





Trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: Lê Văn.

Việc triển khai Dự án SEA-EU-NET thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức khoa học Việt Nam vào các dự án hợp tác khoa học và công nghệ với EU cũng như xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Khung (FP7) của EU.

Tính đến cuối tháng 10/2010, Việt Nam đã tham gia vào 27 dự án nghiên cứu chung được tài trợ bởi FP7, đạt tỷ lệ thành công là 33,3% (cao nhất khu vực Đông Nam Á và trên mức bình quân là 23,9%). Tổng số tiền tài trợ của FP7 dành cho các đối tác của Việt Nam đến nay là 3,38 triệu Euro, cao nhất trong số các nước Đông Nam Á.

Hội nghị này cũng là dịp khởi động “Năm Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU 2012” (YoSTI 2012) – một sáng kiến về hợp tác khoa học công nghệ giữa ASEAN và EU, nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững giữa hai khu vực quan trọng này trong nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.

Bên cạnh các phiên họp đối thoại về chính sách khoa học, trong khuôn khổ hội nghị còn diễn ra ba phiên hội thảo khoa học về các chủ đề: Dấu ấn sinh thái EU-ASEAN; Xây dựng và quản lý thành phố xanh/bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu; An ninh nước và quản lý nước.



Nguồn vietnamnet.vn

NetNam - SPT hợp tác kết nối quốc tế

 

Theo thỏa thuận ký kết, SPT sẽ cung cấp và hỗ trợ cho NetNam về truyền dẫn quốc tế trên hệ thống cáp quang biển AAG và các tuyến quốc tế khác của SPT.



 



Ảnh: NetNam

 

Băng thông giai đoạn 1 sẽ được bố trí ở mức 1Gbps và tăng lên trong các giai đoạn sau. Đồng thời, NetNam sẽ ưu tiên sử dụng truyền dẫn và hạ tầng trong nước của SPT trong việc cung cấp dịch vụ và giải pháp cho khách hàng của mình.

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Vũ Thế Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần NetNam cho biết: “Việc sử dụng tuyến cáp quang biển AAG của SPT sẽ giúp NetNam đảm bảo chất lượng dịch vụ kết nối Internet quốc tế...”.

Nằm trong lộ trình mở rộng mạng lưới, cuối tháng 10/2011, NetNam đã ký thỏa thuận hợp tác nhiều mặt, có tính chiến lược với NTT Communications Asia nhằm thiết lập tuyến cáp kết nối trực tiếp tới Hong Kong thông qua hệ thống cáp quang biển AAG này.

 

Hợp tác giữa NetNam với NTT Communications Asia và NetNam với SPT sẽ là tiền đề để NetNam thiết lập POP tại Hong Kong trong tháng 11/2011. Như vậy, đến nay, NetNam là đơn vị duy nhất không phải là nhà viễn thông có đặt POP tại nước ngoài.



 

Ngoài tuyến kết nối trực tiếp tới HongKong (qua hệ thống cáp quang biển AAG), NetNam vẫn duy trì các kết nối quốc tế với VNPT/VDC, CMC, SPT và Hanoi Telecom.



Nguồn vtv.vn


tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương