Hội nghị ứng dụng cntt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường


Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh: Nơi chắp cánh những ý tưởng sáng tạo



tải về 1.31 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu20.04.2018
Kích1.31 Mb.
#36984
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh: Nơi chắp cánh những ý tưởng sáng tạo


Năm 2007, Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ I được tổ chức thành công. Từ đó, cứ hai năm một lần Hội thi lại được tổ chức. Sau 5 năm triển khai, Hội thi đã thu hút được hàng trăm sáng kiến, giải pháp tham gia và đã tạo nên phong trào thi đua, lao động sáng tạo KHKT sôi nổi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.



Giáo viên Phạm Thị Minh Hằng (Trường THCS Lê Văn Tám, TP Hạ Long) đạt giải nhất Hội thi lần thứ III với giải pháp “Một giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong việc ghi bảng cho giáo viên, ghi vở của học sinh nhằm phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo cho học sinh”.

Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ I được tổ chức vào năm 2007 có 41 giải pháp dự thi, trong đó có 10 giải pháp được công nhận và trao giải. Đến Hội thi lần thứ II được tổ chức năm 2009, do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và công tác tuyên truyền vận động tốt, Ban Tổ chức đã nhận được 86 giải pháp dự thi. Tại Hội thi này, đã có 28 giải pháp được trao giải và được đưa đi tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ X (trong đó có 5 giải pháp đạt giải gồm: 2 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải khuyến khích).

Năm 2011 này, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ III được tổ chức và tiếp tục có sự nâng cao cả về lĩnh vực dự thi, giải pháp tham gia và thành phần thí sinh tham dự. Hội thi đã nhận được 115 giải pháp dự thi ở  6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, viễn thông; công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản; cơ khí, điện, tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hoá chất, năng lượng; y, dược; giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác. Trong số các tác giả tham gia, có nhiều người lần đầu dự thi nhưng có tới hai giải pháp tham gia và đều đạt giải cao. Các giải pháp, sáng kiến không chỉ gói gọn trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, mà còn lan toả đến các trường học, bệnh viện, các cá nhân, học sinh, nông dân. Ban tổ chức Hội thi đã công bố 43 giải pháp đạt giải, gồm: 5 giải nhất, 7 giải nhì, 12 giải ba, 19 giải khuyến khích. Đã có 38 giải pháp được chọn tham dự Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc và giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam.

Như vậy, sau ba Hội thi, Ban Tổ chức đã công nhận và trao thưởng cho 79 tổ chức và cá nhân đạt giải (gồm: 10 giải nhất, 12 giải nhì, 25 giải ba, 32 giải khuyến khích). Qua ba lần tổ chức Hội thi cho thấy, chất lượng các giải pháp tham dự Hội thi ngày càng được nâng cao, số lượng và độ tuổi tham dự Hội thi ngày càng đa dạng. Nhiều giải pháp đạt giải Hội thi của tỉnh được gửi tham dự Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc và Giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam và đã đạt giải cao. Một số giải pháp được ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống tại các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ như: Giải pháp “Nghiên cứu thiết kế chế tạo trạm biến áp di động phòng nổ hầm lò 240KVA-6/0,69(0,4)KV kiểu TBHDP-240” của tác giả Trần Văn Chín, Công ty cổ phần Thiết bị điện (Vinacomin), đạt giải Nhất Hội thi lần thứ II. Giải pháp này được áp dụng sản xuất đại trà và sử dụng trong ngành Than, thay thế thiết bị cùng loại phải nhập khẩu của nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị. Bên cạnh đó, có giải pháp tham dự Hội thi đã được đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích. Đó là giải pháp “Đánh giá tác dụng của sản phẩm bột chiết lá dâu (Morus Albal) trong dự phòng, điều trị hội chứng tăng Lipid máu và đái tháo đường Tuyp2” của tác giả Vũ Quang Trung, Trưởng phòng Sinh hoá - Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí. Đây là giải pháp giành giải Nhất Hội thi lần thứ II-2009. Kết quả nghiên cứu của ông Vũ Quang Trung đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex TP Hồ Chí Minh sản xuất và cho ra sản phẩm Morusan bán trên thị trường nhằm giúp người bệnh dự phòng, điều trị hội chứng tăng Lipid máu và đái tháo đường Tuyp2. Giải pháp này vừa qua đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao Bằng độc quyền sáng chế.

Như vậy, sau 5 năm, đã có ba lần Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật được tổ chức. Hội thi lần thứ III dự kiến sẽ được tổng kết, trao giải trong thời gian tới. Các hội thi được tổ chức thành công đã góp phần tạo dựng phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào thực tế đời sống, sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh.



Nguồn Báo QN

Sở KH&CN làm việc với huyện Đầm Hà về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN năm 2012.
Ngầy 17/11/2011, tại huyện Đầm Hà, Sở KH&CN đã tổ chức buổi làm việc về việc triển khai kế hoạch thực hiện việc “ tập trung nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh theo hướng tăng cường hàm lượng khoa học vào sản phẩm để nâng cao thu nhập cho người dân.

Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo Sở KH&CN, đại diện các phòng, đơn vị thuộc Sở KH&CN: Quản lý Khoa học, Quản lý Khoa học và công nghệ cơ sở, Sở hữu trí tuệ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN,Trung tâm Tin học và thông tin tư liệu và lãnh đạo UBND huyện Bình Liêu cùng các phòng ban chuyên môn của huyện.

Trong thời gian qua, huyện đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh hoạt động KH&CN như xây dựng một số mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ huyện... Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: chưa bố trí cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN trên địa bàn; việc triển khai ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất vào đời sống còn ít, quy mô nhỏ, chưa khai thác được nhiều vốn hỗ trợ từ các ngành; Hội đồng KH&CN huyện hoạt động chưa hiệu quả, chưa huy động được các ngành của huyện tham gia hoạt động KH&CN…

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất hiệu quả hơn, trong thời gian tới huyện cần tập trung giải quyết các nhu cầu bức xúc trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

Ngoài việc tiếp tục triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt trong năm 2011 cần triển khai các nhiệm vụ KH&CN cụ thể trong năm 2012: thí nghiệm trồng thâm canh cây mía tím; Thử nghiệm trồng thâm canh cây củ cải Đầm Hà; Nuôi thử nghiệm con Dúi thương phẩm; Nuôi thử nghiệm cá Sủ đất trong ao bằng thức ăn công nghiệp; Ứng dụng công nghệ xử lý môi trường nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học; Ứng dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp; Đánh giá thực trạng công tác đăng ký khai sinh ở các xã vùng cao huyện Đầm Hà và đề xuất một số giải pháp khắc phục; Thử nghiệm phương pháp dạy và học bằng Bảng thông minh. Ngoài ra, sở KH&CN còn chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở hướng dẫn các phòng chuyên môn liên quan của huyện Đầm Hà xây dựng phiếu đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, lựa chọn đơn vị đề xuất và đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu phục dựng lễ hội đình Tràng Y xã Đại Bình”.

Đây là những nhiệm vụ hết sức thiết thực và cần thiết đối với huyện Đầm Hà trong việc thực hiện kế hoạch tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất, dịch vụ, đặc biệt là đối với các ngành nghề, sản phẩm có thế mạnh của huyện. Qua đó đưa KH&CN đi vào đời sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.


Mai Hương- TTTH&TTTL


tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương