Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn 2018 I. Khái Niệm Thuật Ngữ “Phụng Vụ”1


Phân Biệt Hành Động Phụng Vụ Và Các Việc Đạo Đức



tải về 34.5 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2022
Kích34.5 Kb.
#53318
1   2   3   4   5   6   7
Khái Niệm, Định Nghĩa, Bản Chất ...

Phân Biệt Hành Động Phụng Vụ Và Các Việc Đạo Đức

Với định nghĩa của Đức Piô XII và lời chú giải của Bộ Lễ Nghi ở trên, một hành động Phụng vụ phải hội đủ những điều kiện sau đây:

  • Một hành động thánh gồm có nghi thức và luật lệ;

  • Phải do Chúa Giêsu hoặc Giáo Hội thiết lập;

  • Có ghi trong các sách Phụng vụ do Toà Thánh phê chuẩn;

  • Phải được cử hành do những người Giáo Hội đắc cử;

  • Phải cử hành nhân danh toàn thể Hội Thánh;

  • Mục đích là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá phàm nhân.

Vì thế, tất cả những việc đạo đức (pia exercitia) khác, công cộng hay riêng tư, bất kể do Toà Thánh phê chuẩn hay được chấp nhận do tập tục địa phương, mà không hội đủ những điều kiện trên, thì không phải là hành động Phụng vụ.
Ở đây cũng cần nói là việc Phụng vụ tự nó có giá trị hơn những việc đạo đức khác, vì Phụng vụ là việc phụng tự của toàn thể Giáo Hội, có Chúa Kitô đứng đầu, vì thế có hiệu quả chắc chắn, còn các việc đạo đức chỉ là việc của cá nhân hay cùng lắm là của một cộng đoàn nhỏ không đại diện cho toàn thể Giáo Hội. Tuy nhiên, những việc đạo đức như nguyện gẫm, lần chuỗi, cầu nguyện riêng luôn là những việc hữu ích và cần thiết. Công Đồng Vaticanô II đã nói rõ cho chúng ta điểm đó, nhưng cũng không quên nhắn nhủ là phải làm sao cho những việc đạo đức này được khơi nguồn từ Phụng vụ và ăn nhịp với tinh thần và mùa Phụng vụ (x. PV 12, 13)

1 Trích dịch từ Anscar J. Chupungco, Handbook For Liturgical Studies, In Troduction to the Liturgy, Volume I, 1997, tr. 3-4

2 S. Marsili, “Liturgia”, 33-34

3 AAS 39 (1947) 528-9; x. Adam, Foundations of Liturgy, 3-11; A. Vagaggini, Theological Dimensions of the Liturgy, 21-34.

4 PIO XII, Mediator Dei, số 25

5 x. Anscar J. Chupungco, Handbook For Liturgical Studies, In Troduction to the Liturgy, Volume I, 1997, tr. 4

6 x. Anscar J. Chupungco, Handbook For Liturgical Studies, In Troduction to the Liturgy, Volume I, 1997, tr. 4-5

7 x. Anscar J. Chupungco, tr. 5

8 Đức Giám mục P. Trần Đình Tứ “Phụng Vụ Nhập Môn”, Sài Gòn 1996, tr. 17-21

9 x. A.M. ROGUET, Les Sacrements Signes De Vie, Cerf, Paris, 1952, tr. 9-16

10 T. INHAXIÔ, Thư Gởi Giáo Đoàn Smyrna, VIII.

tải về 34.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương