Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn 2018 I. Khái Niệm Thuật Ngữ “Phụng Vụ”1


II. Định Nghĩa Danh Từ “Phụng Vụ”



tải về 34.5 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2022
Kích34.5 Kb.
#53318
1   2   3   4   5   6   7
Khái Niệm, Định Nghĩa, Bản Chất ...

II. Định Nghĩa Danh Từ “Phụng Vụ”
Từ khởi đầu phong trào Phụng vụ (1909) cho tới ngày nay, phần đông các tác giả các thủ bản đã cố gắng đưa ra những định nghĩa về Phụng vụ để bao gồm được những yếu tố thiết yếu, nhưng hầu hết còn nhiều khuyết điểm. Lý do có lẽ là vì Phụng vụ trước khi trở thành một môn khoa học, thì nó đã là một kinh nghiệm sống. Bởi vậy, chỉ những ai tham dự Phụng vụ với một tinh thần mới có thể thấu hiểu được toàn vẹn Phụng vụ. Ngoài ra vì Phụng vụ là kinh nghiệm sống, nên khó có thể diễn tả được bằng những ý niệm trừu tượng.
Ngoài những thiếu sót, nhiều định nghĩa còn làm người ta hiểu sai lạc về Phụng vụ, như Đức Piô XII đã lên án rõ ràng hai quan niệm cho rằng Phụng vụ chỉ là phần bên ngoài và khả giác của phụng tự, hay cho Phụng vụ là tổng hợp những qui luật, những mệnh lệnh, qua đó hàng giáo phẩm tổ chức và điều hành cách thường xuyên những nghi lễ thánh3.
Chính Đức Piô XII, sau khi lên án những định nghĩa sai lầm, Ngài đã đưa ra một định nghĩa còn được chấp nhận tới ngay nay.
Phụng vụ là việc ca tụng vinh danh Thiên Chúa và thánh hoá phàm nhân. Nhờ Phụng vụ, Giáo Hội tiếp tục chức vụ linh mục của Chúa Kitô một cách chính yếu. Vậy Phụng vụ là việc phụng tự công cộng mà Đấng Cứu Độ chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là Đầu của Giáo Hội; đây cũng là việc phụng tự do cộng đoàn tín hữu dâng lên vị Thủ Lãnh của mình và nhờ Người, dâng lên Cha trên trời; hay nói cách khác, Phụng vụ là việc phụng tự của tất cả Nhiệm Thể Chúa Kitô, gồm Đầu và các chi thể, dâng lên Chúa Cha4.
Định nghĩa này đã có một ảnh hưởng rất lớn đối với Hiến Chế Phụng Thánh (SC) số 7 đề cập đến Phụng vụ là “việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô,” “là việc phụng tự công cộng vẹn toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm Đầu và các chi thể của Người,” và cũng là “một hành động của Chúa Kitô Thượng Tế và của Thân Thể Người là Giáo Hội.5
Một câu định nghĩa bao quát hơn về Phụng vụ nhờ Hiến Chế Phụng Vụ Thánh số 7 (SC) bao gồm khái niệm căn bản về sự hiện diện của Đức Kitô trong việc cử hành Thánh Lễ, các Bí Tích, Lời Chúa, và Kinh Thần Vụ. Nơi Thánh Lễ, chính Chúa Kitô “cử hành (dâng lên) qua bàn tay của các linh mục, Đấng đã dâng hiến chính mình năm xưa trên thập giá.” Trích dẫn từ lời của thánh Âugustinô, Hiến Chế khẳng định rằng: “khi một người làm phép rửa, quả thật là chính Chúa Kitô làm phép rửa.” Ngài hiện diện trong lời rao giảng và “khi Giáo Hội cầu nguyện và hát thánh ca.” Tất cả những điều khẳng định này nhấn mạnh vai trò tích cực của Chúa Kitô trong việc thi hành chức vụ tư tế của Người, một nhiệm vụ mà Ngài thực hiện khi Ngài rao giảng Tin Mừng, chữa bệnh, giải phóng những người tù tội, và được nâng lên cao nhờ cái chết của Ngài trên thập giá, sự phục sinh từ trong cõi chết, và trao ban Thánh Thần.6
Một yếu tố khác của định nghĩa là vai trò của Giáo Hội mà Đức Kitô liên kết với chính Ngài trong tư cách của người mục tử. Các cụm từ “nhờ bàn tay của các linh mục,” và “khi một người rửa tội,” “khi Thánh Kinh được công bố,” và “khi Giáo Hội cầu nguyện và hát Thánh Vịnh” biểu lộ vai trò phụng tự của Giáo Hội trong Phụng vụ. Là một hành động của Chúa Kitô và Giáo Hội, Phụng vụ “là một hành động thánh vượt trên tất cả: không có một hành động nào khác của Giáo Hội có thể sánh bằng hiệu quả của hành động Phụng vụ.”7
Để giải thích và làm sáng tỏ hơn định nghĩa của Đức Piô XII, Bộ Lễ Nghi đã phân biệt các hành động Phụng vụ với những việc đạo đức khác:
Hành động Phụng vụ là những việc khả kính, thánh thiện, do Chúa Kitô hoặc Giáo Hội thiết lập, được ghi trong sách Phụng vụ do Toà Thánh phê chuẩn và được những vị chính thức có trách nhiệm cử hành để dâng lên Thiên Chúa, các thánh và các vị chân phước”.
Công Đồng Vaticanô II đã mở đầu chương I của Hiến Chế Phụng Thánh (Sacrosanctum Concilium), bàn về những nguyên tắc tổng quát để canh tân và cổ võ Phụng vụ, bằng cách đề cập đến bản chất của Phụng vụ và sự quan trọng của nó trong đời sống Giáo Hội. Với một dụng ý rõ ràng, Công Đồng đã không sử dụng những kiểu nói hàn lâm để định nghĩa Phụng vụ, nhưng đã sử dụng ngôn ngữ Thánh Kinh và kiểu nói của Giáo Phụ. Tuy nhiên, chúng ta có thể đọc lại đoạn trích sau đây như một định nghĩa về Phụng vụ:
Thật là chính đáng khi coi Phụng vụ là việc thực thi chức vụ tư tế của Chúa Kitô, trong đó công việc thánh hoá con người được biểu thị bằng những dấu chỉ khả giác và được thể hiện cách khác nhau theo đặc tính của từng dấu chỉ, và cũng trong đó, việc phụng tự công cộng vẹn toàn được thể hiện nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là Đầu cùng các chi thể Người” (PV 7)

tải về 34.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương