Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn 2018 I. Khái Niệm Thuật Ngữ “Phụng Vụ”1


Phụng Vụ Phải Mang Tính Chất Cộng Đoàn



tải về 34.5 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2022
Kích34.5 Kb.
#53318
1   2   3   4   5   6   7
Khái Niệm, Định Nghĩa, Bản Chất ...

Phụng Vụ Phải Mang Tính Chất Cộng Đoàn

Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Phụng Vụ Thánh dạy rằng:
Các hành động Phụng vụ không phải là những hành động riêng tư, nhưng là những cử hành của Giáo Hội, ‘Bí tích hiệp nhất’, Dân thánh được qui tụ và tổ chức dưới quyền các Giám mục” (PV 26).
Là việc phụng tự công khai của toàn thể Giáo Hội, mọi hành động Phụng vụ phải được thi hành nhân danh Giáo Hội, dù là việc chỉ do một người thực hiện, như đọc riêng các giờ kinh Phụng vụ, dâng lễ một mình v.v. Chính vì thế mà các kinh nguyện Phụng vụ: những lời mời gọi cầu nguyện, những câu chào chúc, đối đáp bao giờ cũng ở số nhiều, và bố cục các nghi lễ bao giờ cũng đòi sự tham dự của nhiều người. Công Đồng đã nhấn mạnh như ra lệnh:
Khi các nghi lễ, theo bản chất riêng của chúng, đòi được cử hành cộng đồng với sự tham dự đông đảo và linh hoạt của giáo dân, thì nên nhớ rằng, trong phạm vi có thể, phải quí trọng việc cử hành cộng đồng hơn việc cử hành đơn độc và có vẻ riêng tư” (PV 27).

  1. Phụng Vụ Phải Mang Tính Phổ Quát

Phụng vụ mang tính chất phổ quát, nghĩa là duy nhất, qua các nghi lễ khác nhau, nhờ sự duy nhất về đức tin, của lễ và các Bí tích. Nó còn là duy nhất vì tính chất tông truyền và sự sống bên trong của nó, tức ơn thánh.
Tính chất phổ quát này được thể hiện rõ ràng trong Phụng vụ Công Giáo, vì khắp mọi nơi, mọi đời, Phụng vụ Công Giáo vẫn là một. Những cái phụ thuộc và những hình thức bên ngoài có thể thay đổi, nhưng những yếu tố thiết yếu luôn luôn vẫn là một.
Vì tính phổ quát của Phụng vụ, nên khi muốn canh tân Phụng vụ, Công Đồng đã thận trọng nêu lên nguyên tắc cơ bản sau đây:
Để duy trì truyền thống lành mạnh nhưng đồng thời vẫn mở rộng đường cho những tiến bộ chính đáng, khi phải tu chỉnh từng phần riêng biệt của Phụng vụ, phải luôn luôn bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng thần học, lịch sử và mục vụ … Chỉ nên đổi mới khi lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi và sau khi biết chắc những hình thái mới, một cách nào đó, được triển nở có hệ thống từ những hình thái sẵn có. Ngoài ra, còn cần phải đề phòng hết sức có thể để tránh những dị biệt đáng kể về nghi lễ giữa các miền lân cận” (PV 23).


  1. tải về 34.5 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương