Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang39/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 
1. Kết luận 
1.1. Về lí luận 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khó khăn tâm lý trong 
định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT, chúng đưa ra một số khái 
niệm công cụ để nghiên cứu thực tiễn sau: 
Khó khăn tâm lý là những biểu hiện tâm lý của chủ thể, nảy sinh trong 
quá trình hoạt động, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả 
hoạt động của chủ thể. 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT là 
những biểu hiện tâm lý của học sinh nảy sinh trong quá trình định hướng nghề 
nghiệp, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng nghề nghiệp biểu 
hiện cụ thể qua nhận thức, thái độ và hành vi của các em. 
1.2. Về thực tiễn 
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy về thực trạng KKTL trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT đều gặp phải ở mức khó khăn tương 
đối. Tuy nhiên, xét ở từng mức độ biểu hiện, khó khăn về mặt hành vi chiếm 
ưu thế tiếp đến là khó khăn về nhận thức và thái độ.
Khó khăn tâm lý ở mặt nhận thức biểu hiện qua 2 khía cạnh: Khó khăn 
tâm lý của học sinh THPT thể hiện trong nhận thức của học sinh về sự cần 
thiết và tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp; đặc biệt là sự thiếu hiểu 
biết của các em về thông tin nghề nghiệp, yêu cầu của nghề, lĩnh vực việc làm 
của nghề, xu thế phát triển của của nghề. 
Khó khăn tâm lý ở mặt thái độ biểu hiện qua 2 khía cạnh: Khó khăn 
tâm lý của học sinh THPT thể hiện trong thái độ tán thành định hướng nghề 
nghiệp và nổi trội hơn là khó khăn tâm lý của học sinh khi tiếp cận định 
hướng nghề nghiệp.


75 
Khó khăn tâm lý ở mặt hành vi biểu hiện qua 2 khía cạnh: Tâm lý 
ngại thể hiện tính chủ động trong việc tìm hiểu lĩnh hội kiến thức định 
hướng nghề nghiệp và nổi trội hơn đó là khó khăn tâm lý của học sinh khi 
lựa chọn nghề nghiệp. 
Khi so sánh sự khác biệt về KKTL của học sinh THPT huyện Trực 
Ninh biểu hiện ở mặt nhận thức, thái độ, hành vi chia theo giới tính và khối 
lớp cũng cho thấy sự khác khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
Kết quả nghiên cứu nhu cầu nguyện vọng của các em sau khi tốt nghiệp 
THPT và sự hiểu biết của các em về các ngành nghề trong xã hội hiện nay 
cho thấy hầu hết các em đều chọn học đại học cao đẳng và hầu hết các em 
cũng đã có hiểu biết về các ngành nghề cơ bản. Ngoài ra, khi đưa ra những lí 
do lựa chọn các em đa phần cũng lựa chọn lí do vì nghề nghiệp phù hợp với 
năng lực sở trường của mình. 
KKTL trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT cũng ảnh 
hưởng bởi khá nhiều yếu tố: chủ quan và khách quan như: thiếu hiểu biết, 
kinh nghiệm trong định hướng nghề nghiệp từ đó dẫn đến việc không xác 
định được tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp và khi chọn nghề sẽ 
gây ra việc thiếu tự tin. Hay những yếu tố khách quan như do phương pháp 
truyền đạt của giáo viên, do nội dung kiến thức còn chung chung và các yếu 
tố như gia đình, bạn bè,…Trong đó có thể thấy yếu tố chủ quan là nguyên 
nhân chiếm ưu thể dẫn đến khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp 
của học sinh THPT 
2. Kiến nghị 
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, cùng với những ý kiến của học sinh 
THPT huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị 
nhằm giúp giảm bớt những khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp 
của học sinh THPT, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong việc định 
hướng nghề nghiệp cho các em.


76 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương