Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG


Phần II: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh THPT



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang19/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

Phần II: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh THPT 
- Dự định nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT 


35 
- Thông tin những nghề nghiệp cơ bản hiện nay
- Lý do chọn chọn nghề nghiệp của học sinh THPT 
Phần III: Những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. 
- Yếu tố khách quan
- Yếu tố chủ quan
Phần IV: Tìm hiểu về một số thông tin về học sinh và cá nhân của học 
sinh (Giới tính, tên, trường, lớp). 
Ngoài ra, trong bảng hỏi, chúng tôi có sử dụng thêm một số mệnh đề 
với ý nghĩa bổ sung, làm rõ thêm vấn đề khó khăn tâm lý trong định hướng 
nghiệp của học sinh THPT huyện Trực Ninh gồm các mệnh đề: 2,6,14,15. 
2.2.2.2. Giai đoạn điều tra thử

 Mục đích nghiên cứu 
Xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa 
những câu hỏi không đạt yêu cầu. 

Phương pháp nghiên cứu 
Để điều tra thử, chúng tôi sử dụng bảng hỏi cá nhân sơ bộ đã được hình 
thành ở giai đoạn trước và phương pháp thống kê toán học. 

 Khách thể nghiên cứu 
50 học sinh của 2 trường THPT Lê Quý Đôn; Trường THPT Đoàn Kết 

Cách thức xử lý số liệu 
Số liệu đã thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 20.0. 
Ở giai đoạn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến độ tin cậy và giá trị của bảng hỏi 
nên đã sử dụng hai kỹ thuật thống kê, đó là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi 
bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach và phân tích yếu tố xác 
định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố 
trong thang đo. 


36 
2.2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức
Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp 
điều tra bằng bảng hỏi các nhân, phương pháp phỏng vấn sâu. 

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân 
-  Mục đích nghiên cứu 
Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của 
học sinh THPT huyện Trực Ninh ở các biểu hiện: Nhận thức, thái độ, hành vi 
-  Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho cá nhân
- Khách thể nghiên cứu: 
Nghiên cứu 300 học sinh THPT huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 
Trong đó, có 150 học sinh trường THPT Lê Quý Đôn chiếm tỷ lệ 50%, 150 
học sinh trường THPT Đoàn Kết chiếm tỷ lệ 50% 
- Nguyên tắc điều tra:  
Mỗi khách thể tham gia hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập, theo suy 
nghĩ riêng của từng người, không được phép trao đổi, bàn bạc với những người 
xung quanh. Cá nhân có thể hỏi điều tra viên những mệnh đề mà họ không hiểu. 
Quá trình được thực hiện theo nguyên tắc điều tra, dân chủ, cởi mở. 
- Cách tính điểm cho bảng hỏi
Để đánh giá KKTL trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT 
chúng tôi cho điểm 5 mức độ trả lời 
- Đo kiểu đúng – sai với 5 mức độ ứng với số điểm quy ước như sau: 
Hoàn toàn sai:
1 điểm
Phần lớn là sai:
2 điểm
Nửa đúng nửa sai:
3 điểm
Phần lớn là đúng:
4 điểm
Hoàn toàn đúng:
5 điểm


37 
Như vậy, trong thang điểm nghiên cứu này, điểm thấp nhất là 1 và điểm 
cao nhất là 5, số điểm càng cao càng chứng tỏ rằng KKTL trong định hướng 
nghề nghiệp của học sinh càng lớn. Các mệnh đề thể hiện theo chiều hướng tích 
cực được đánh dấu (*) được đổi điểm và quy định tính theo chiều ngược lại.
1<=> 5; 2<=>4; 3<=>3; 4<=>2; 5<=>1 
- Đo kiểu mức độ ảnh hưởng với điểm 1 là mức độ ảnh hưởng cao nhất 
tiếp đến là mức độ ảnh hưởng giảm dần theo thứ tự các điểm tiếp theo.

Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích nghiên cứu
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin thu thập được thông qua 
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, qua đó thấy được rõ hơn về khó khăn 
tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT huyện Trực Ninh. 
- Khách thể phỏng vấn
Học sinh: 04 nam, 04 nữ
Giáo viên: 4 thầy/cô
- Nguyên tắc phỏng vấn
Trong phỏng vấn, một số nguyên tắc được chú trọng:1)Đối tượng 
phỏng vấn biết rõ mục đích nghiên cứu là không để đánh giá cá nhân mà chỉ 
để phục vụ làm sáng tỏ nội dung nghiên cứ; 2) Hạn chế tối đa việc giải thích; 
3) Không gợi ý câu trả lời; 4) Khuyến khích đối tượng là rõ quan điểm cá 
nhân về vấn đề được phỏng vấn. 
- Nội dung phỏng vấn: Theo nội dung đã soạn sẵn  
Cấu trúc biên bản phỏng vấn bao gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung về cá nhân
Phần 2: Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau: 
- Các KKTL trong định hướng nghề nghiệp mà học sinh thường gặp


38 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong định hướng nghề nghiệp của 
học sinh 
- Các biện pháp hạn chế KKTL trên
Phân tích kết quả phỏng vấn: Kết quả phỏng vấn được phân loại theo 
KKTL của học sinh biểu hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi và các yếu tố 
tác động đến KKTL trong định hướng nghề nghiệp. 
2.2.2.4. Giai đoạn xử lý kết quả

Mục đích nghiên cứu 
Xử lý các số liệu thu được ở phần điều tra chính thức để phục vụ việc 
phân tích kết quả làm cơ sở cho viết báo cáo. 

Thang đánh giá
Đối với bảng hỏi, để tính chênh lệch giữa các mức độ của thang đo 
chúng tôi tiến hành chia khoảng như sau: Trong các bước xử lý số liệu, chia 
khoảng các mức độ trở ngại tâm lý khá quan trọng. Có nhiều cách chia 
khoảng, ở đây chúng tôi áp dụng cách dựa trên các điểm biên giới liên tục 
trong một dãy số tự nhiên cho trước. Nghĩa là xác định trung điểm của 2 số tự 
nhiên liên tiếp trong các dãy số tự nhiên. Trong trường hợp này: thang điểm 5 
bậc 1, từ 1 đến 5 tương ứng với 5 mức độ. Cách chia khoảng để tính mức độ 
như sau: Trung điểm giữa các điểm số 1 và 2 là 1.5, giữa 2 và 3 là 2.5, giữa 3 
và 4 là 3.5, giữa 4 và 5 là 4.5, gọi là điểm biên giới liên tục. Vì vậy, có 
khoảng cách liên tục là:
Mức độ 1- không khó khăn, có điểm trung bình là < 1.5 
Mức độ 2- ít khó khăn, có điểm trung bình từ 1.5 đến < 2.5 
Mức độ 3- tương đối khó khăn, có điểm trung bình từ 2.5 đến < 3.5 
Mức độ 4- khó khăn khá cao, có điểm trung bình từ 3.5 đến < 4.5
Mức độ 5- khó khăn cao, có điểm trung bình từ 4.5 trở lên


39 
Cũng theo quy định ở trên các mệnh đề tích cực được đánh dấu (*) thì 
đều được quy đổi theo chiều ngược lại.
Các kết quả thu được từ bảng hỏi thể hiện KKTL trong nhận thức, thái 
độ, hành vi của HS trong định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, đánh giá KKTL 
của HS được căn cứ vào điểm trung bình chung kết quả từ bảng hỏi
2.2.2.5. Nội dung của xử lý số liệu bằng thống kê 
Số liệu sau khi thu được sau giai đoạn điều tra chính thức được xử lý 
bằng SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 20.0. Các thông số và 
phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả. 
Trong phần phân tích mô tả chúng tôi sử dụng các chỉ số sau: 
- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng tính điểm đạt được của từng 
mệnh đề và từng yếu tố. 
- Điểm lệch chuẩn (Stadard deviation) được dùng để mô tả độ phân tán 
hay tập trung của các câu trả lời của mẫu. 
- Chỉ số phần trăm của các phương án trả lời của một số không hỏi. 
- So sánh trung bình để tìm ra sự khác biệt giữa các khối lớp, giới tính 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương