Học phần: kinh tế chính trị MÁc-lê nin đT



tải về 53.13 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu27.03.2023
Kích53.13 Kb.
#54452
  1   2   3
Kinh tế chính trị Mác-Lênin


Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN


ĐT: 0914.409.756 (cô Nguyễn Thị Thu Nguyên)


+ chương 2+3 chú ý( 2.hàng hoá thị trường và các chủ thể tham gia thị trường + 3.giá trị thặng dư trong nền kinh tế)


CHƯƠNG:

  1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của KTCT Mác Lênin

4. cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
5. kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
6. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của KTCT Mác Lênin
I Khái lược sự hình thành và phát triển kinh tế chính trị Mác Lênin
Thuật ngữ Kinh tế chính trị ->chuyên luận kinh tế về chính trị + 1615 -> A.Montchretien+ kinh tế người Pháp+ trường phái trọng thương.
Năm 1776: A.Smith đưa kinh tế chính trị thành môn học chính thức.
II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin

  1. Đối tượng nghiên cứu

Là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi.
Phân biệt quy luật kinh tế vs chính sách kinh tế:
-Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và các quá trình kinh tế
-Đặc điểm: tồn tại khách quan, thông qua hoạt động của con người, mang tính lịch sử.
-Chính sách kinh tế:
+là sản phẩm chủ quan
+nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế
+phụ thuộc vào trình độ nhận thức: đúng(thúc đẩy), sai(kìm hãm)
III phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin

  • Trừu tượng hoá khoa học: là gạt bỏ khỏi quá trình, hiện tượng nghiên cứu cái ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại nhân tố nào đó để tìm ra bản chất của nó.

IV chức năng
Chức năng nhận thức
Chức năng thực tiễn
Chức năng tư tưởng
Chức năng phương pháp luận
CHƯƠNG 2 : HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG( chú ý)
1, Sản xuất hàng hoá
A. Khái niệm sản xuất hàng hoá
-Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm tạo ra nhằm đem bán hoặc trao đổi( cuối công xã nguyên thuỷ và đầu chiếm hữu nô lệ) phạm trù lịch sử
-Kinh tế tự nhiên là tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu của chính người sản xuất( công xã nguyên thuỷ)
B. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Đk1 phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành những ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi
Đk2 phải có sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Đặc trưng, ưu thế của sản xuất hàng hoá
Đặc trưng:

  • Lao động của người sản xuất hàng hoá vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.

  • Sản phẩm làm ra để thoả mãn nhu cầu của người khác, của xã hội thông qua trao đổi, mua bán.

  • Mục đích của sản xuất hàng hoá là lợi nhuận.

Ưu thế của sản xuất hàng hoá:



  • Thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của con người

  • Kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể

  • Phát huy được lợi thế tự nhiên, kỹ thuật, xã hội…

  • Thúc đẩy chuyên môn lao động và chuyên môn hoá sản xuất

  • Mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu văn hoá phát triển

Mặt trái: phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…

  1. Hàng hoá

  1. khái niệm hàng hoá: là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi mua bán.

  • Giá trị sử dụng: là công dụng của vật phẩm tính có ích của vật phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người

+ do những thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định
+ phạm trù vĩnh viễn
+ lượng phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ của lực lượng sản xuất
+ trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng mang giá trị trao đổi.

  • Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.

Đặc điểm giá trị:
+ giá trị hàng hoá biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất , trao đổi hàng hoá và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi đó có phạm trù giá trị hàng hoá.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính:
+ tính mâu thuẫn: về giá trị sử dụng các hàng hoá khác nhau, về giá trị các hàng hoá giống nhau + tính thực hiện giá trị và giá trị sử dụng khác nhau về không gian và thời gian
+ tính thống nhất: hai thuộc tính cùng tồn tại đồng thời trong 1 hàng hoá
Note: giá trị= đồng nhất về chất
Giá trị sử dụng= không đồng nhất về chất
C, tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá phát hiện của C.Mác (lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá) quan trọng nhất

  • Lao động cụ thể:

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó: đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc.

D, lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng tới nó
Lượng giá trị hàng hoá được xác định bằng thời gian lao động
( lượng giá trị hàng hoá có được đo bằng thời gian lao động cá biệt không?)
Không được đo bằng thời gian lao động cá biệt mà giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó
Khái niệm: thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
E, Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá

  • Một là năng suất lao động:

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động( năng suất lao động tỉ lệ nghịch vs giá trị của hàng hoá), đc tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

  • Giá trị hàng hoá giảm là tốt vì đó là lợi thế trong cạnh tranh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm những yếu tố như: trình độ của người lao động, trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ thuật, khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; trình độ quản lý…

  • Hai là cường độ lao động

Là khái niệm chỉ mức độ lao động( cường độ lao động tăng thì tăng hao phí lao động nhưng giá trị của hàng hoá không đổi)

  • Ba là tính chất phức tạp của lao động( mức độ của lao động)

Khi xét về một hoạt động lao động cụ thể, nó có thể lào lao động có tính chất đơn giản, cũng có thể là lao động có tính chất phức tạp.
+ lao động đơn giản là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
+ lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đạo tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yeu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
 Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động đơn giản. C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động đơn giản được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động tính toán, xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

  1. Tiền tệ

  1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

  • Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên

  • Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

  • Hình thái chung của giá trị

  • Hình thái tiền( hình thức đầu tiên của tiền tệ là vàng)

Như vậy, về bản chất, tiền, là một loại hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi buôn bán hàng hoá, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hoá. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá.
( * vì sao nói tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt)
 chứng minh vàng là hàng hoá(vàng có giá trị sử dụng[ làm trang sức, trao đổi buôn bán…] và vàng có giá trị[ hao phí sức lao động thể hiện ở công khai thác và công chế tác]+ chứng minh tính đặc biệt của vàng.

  1. Chức năng của tiền tệ

  • Thước đo giá trị: vì tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hoá khác nhau.

  • Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giá trị của đồng tiền.

Giá trị đồng tiền giảm sức mua đồng tiền giảm giá cả hàng hoá tăng giá trị đồng tiền tỉ lệ nghịch với giá cả của hàng hoá. Ngoài ra, giá cả hàng hoá có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: giá trị của hàng hoá, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu.

  • Phương tiện lưu thông: khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hoá. Để phục vụ cho lưu thông hàng hoá, ban đầu nhà nước đúc vàng thành những đơn vị tiền tệ nhất định, sau đó là đúc tiền bằng kim loại. tiền giấy ra đời giúp trao đổi hàng hoá được tiến hành dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém hơn tiền vàng, tiền kim loại.

  • Phương tiện cất trữ: tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của cải nên khi tiền xuất hiện, người dân có thể cất trữ bằng tiền thay vì hàng hoá. Lúc này, tiền được rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dưới hình thức vàng, bạc và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.

chú ý: tiền cất trữ phải là tiền có đủ giá trị chứ không nên cất trữ tiền không đủ giá trị[tiền giấy, tiền mặt là tiền không đủ giá trị] vì tiền giấy là quy ước nên có thể rơi vào trường hợp giảm giá trị đồng tiền  lạm phát.

  • Phương thức thanh toán: khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hoá…chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức là mua bán thông qua chế độ tín dụng, thanh toán qua tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng, tiền điện tử…

  • Tiền tệ thế giới: khi trao đổi hàng hoá mở rộng ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

  1. Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hoá thông thường ở điều kiện ngày nay

  1. Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất đai

  2. Quan hệ trong trao đổi thương hiệu( danh tiếng)

  3. Quan hệ trong trao đổi, mua bán chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá

  1. Thị trường và nền kinh tế thị trường

A, khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường
B, nền kinh tế thị trường và một số quy luật của nền kinh tế thị trường

  • Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết.

  • Trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá tức là giá cả phải phán ánh giá trị.

Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:

  • Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.( mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất-> điều tiết):

+ Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung- cầu về hàng hoá đó à quyết định phương án sản xuất. Nếu giá cả hàng hoá bằng giá trị thì việc sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội, hàng hoá này nên được tiếp tục sản xuất. Nếu giá cả cao hơn giá trị thì cần mở rộng và ngươc lại nếu giá cả thấp hơn giá trị thì cần thu hẹp hoăch chuyển sang mặt hàng khác.


+ Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
Ví dụ: Nhà anh A nuôi lợn, nhưng đầu năm 2019 mang lợn bán ra thị trường với giá thấp hơn giá trị hàng hoá. Nếu tiếp tục đầu tư sẽ thua lỗ nên nhà anh A chuyển sang nuôi tôm vì tôm có giá cao hơn.

  • Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động:

+ Trên thị trường, hàng hoá được trao đổi theo giá trị xã hội. Do đó, người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn, ngược lại, người có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Vì vậy để đứng vững trong cạnh tranh và không bị phá sản, người sản xuất luôn phải tìm cách làm cho giá trị cá biệt của mình nhỏ hơn giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm…


Ví dụ: Bình thường mỗi ngày C may một chiếc áo hết 2h. nhưng C nhập thêm máy móc sản xuất dây chuyền hàng loạt thì mỗi ngày số lượng áo C sản xuất lên đến 200 chiếc từ đó lợi nhuận mỗi ngày thu được nhiều hơn.

  • Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên:

+ Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức phí lao động chung của xã hội sẽ trở nên giàu có và ngược lại, những người hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ lạc hậu… thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội nên dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản và thậm chí phải đi làm thuê.
Ví dụ: N và M cùng sản xuất bàn ghế. N dùng công nghệ dây chuyền nên sản xuất được số lượng hàng hoá gấp nhiều lần việc M tự làm thủ công. Từ đó N làm ăn thắng lợi nên ngày càng giàu, còn M không chịu thay đổi mà giá hàng hoá cao hơn N nên làm ăn thua lỗ và nghèo.
 Tóm lại quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, vừa có tác dụng lựa chọn, đánh gía người sản xuất, bảo đảm sự cân bằng…
+ Quy luật cung cầu
+ Quy luật lưu thông tiền tệ:
M=G/V=(P*Q)/V trong đó :

  • M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông ( tổng giá cả hàng hoá)

  • P là mức giá cả

  • Q là khối lượng hàng hoá dịch vụ

  • V là số vòng lưu thông của đồng tiền.

Ngoài ra: khi lưu thông hàng hoá không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông đc xác định như sau:

M= ([P*Q]-[G1+G2]+G3)/V=(G-Gc-Gk+Gt)/V


Trong đó: P*Q là tổng giá cả hàng hoá
G1 là tổng giá cả hàng hoá bán chịu
G2 là tổng giá cả hàng hoá chiết khấu trừ cho nhau
G3 là tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán
V là số vòng xoay trung bình của tiền tệ
Chú ý: Nguyên nhân lạm phát là lượng tiền trong lưu thông nhiều hơn lượng tiền cần thiết. khi lạm phát đạt đến mức quá lớn phải dùng biện pháp đổi mệnh giá đồng tiền. tuy nhiên quan trọng nhất là tăng dịch vụ hàng hoá
+ Quy luật cạnh tranh:

  • Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hoá.  biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động…  hạ thấp giá trị hàng hoágiá trị hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hoá.

  • Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau.

 biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.  để tìm kiếm lợi ích, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.

  • Tác động của canh tranh trong nền kinh tế thị trường:

  • Những tác động tích cực của canh tranh:

Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
Thứ tư, thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu xã hội.

  • Những tác động tiêu cực của cạnh tranh:

Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại ohucs lợi của xã hội.

  1. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường

  1. Người sản xuất

-Là những người sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Gồm các nhà sản xuất đầu tư, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ… là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xa hội để phục vụ tiêu dùng.
- Là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ, thoả mãn nhu cầu xã hội hiện tại, tạo ra và phục vụ nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.
- Có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hoá và dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
b. Người tiêu dùng

  • Là những người mua hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất và sự đa dạng về nhu cầu là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.

  • Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

c. Các chủ thể trung gian trong thị trường
- Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Có vai trò quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán.
- Nhờ đó thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn. Làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hoá cũng như thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
d. Nhà nước
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
- Làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả.
 trong nền kinh tế, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế.

tải về 53.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương