Học phần: kinh tế chính trị MÁc-lê nin đT


CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG



tải về 53.13 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu27.03.2023
Kích53.13 Kb.
#54452
1   2   3
Kinh tế chính trị Mác-Lênin

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
(Chú ý )
a. Công thức chung của tư bản
T-H-T’
b. Thực chất công thức chung của tư bản
+ Kết luận 1 giá trị đc tạo ra trong lưu thông.
Trong mua bán nếu để giá bán<= giá mua thì không có giá trị tăng thêm. Ngược lại nếu giá bán> giá mua thì tạo ra giá trị tăng thêm. Tuy nhiên lợi của người này là thiệt của người kia, còn tổng giá trị xã hội không đổi
+ kết luận 2: giá trị không được tạo ra trong lưu thông.
+ kết luận 3: giá trị buộc phải tạo ra trong lưu thông.
Như vậy giá trị vừa được tạo ra trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
c. Bí mật công thức chung của tư bản
c.1: Hàng hoá sức lao động:
Sức lao động là toàn bộ thể lực và tri lực tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó vận động trong quá trình lao động sản xuất
Lao động: là sự vận dụng sức lao động vào trong quá trình sản xuất.

  • Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:

+ người lao động đc tự do về thân thể:
Quyền sở hữu sức lao động
Quyền bán sức lao động
+ người lao động không có tư liệu sản xuất hay của cải gì để duy trì cuộc sống:
Buộc phải bán sức lao động
-Hai thuộc tính của sức lao động:
*Giá trị và giá trị sử dụng

  • Giá trị của hàng hoá sức lao động:

+ Được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
+ Được đo bằng khối lượng tư liệu sinh hoạt để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động:

  • Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết( vật chất và tinh thần) để tái sản xuất sức ra lao động

  • Hai là, phí tổn đào tạo người lao động

  • Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất và tinh thần) nuôi con của người lao động

  • Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

+ Khái niệm: là công dụng của sức lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua sản xuất ra sản phẩm
+ Đặc điểm: tạo ra một lượng giá trị mới> giá trị của bản thân nó giá trị thặng dư.
 Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hoá thông thường nào có được, đó là tron gkhi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.

  • Tiền công:

Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động( tiền công là giá cả của hàng hoá sức lao động)

  • Tiền công danh nghĩa: là số tiền người lao động nhận được sau khi lao động

  • Tiền công thực tế: là số lượng hàng hoá dịch vụ mua được bằng tiền công danh nghĩa

Vd: làm phục vụ quán cà phê 10k/h: tiền công danh nghĩa, dùng 10k mua 1 cái bánh và 1 chai nước: tiền công thực tế.  tiền công thực tế tỉ lệ nghịch với giá cả.( tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hoá và dịch vụ)
d. sự sản xuất giá trị thặng dư
chú ý học thuộc ví dụ: quá trình sản xuất sợi

  • nhà tư bản mua tư liệu sản xuất và sức lao động trên tiền tệ theo quy luật giá trị

  • ngày lao động của công nhân là 12h, mỗi giờ hao phí sức lao động CN tạo ra 0,5$

phân tích: nguyên vật liệu bông chuyển hết thành sợi+ hao mòn máy móc+ mua sức lao động 1 ngày( 15$) chi phí sản xuất
giá trị của sợi tổng 18$ dôi ra 3$  3$ được gọi là giá trị thặng dư.
- Tư bản bất biến [c]: tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
- Tư bản khả biến [v]: tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất.
-Căn cứ phân chia: vai trò khác nhau của mỗi bộ phận tư bản trong việc sinh ra giá trị thặng dư:
+Tư bản bất biến là điều kiện để sản xuất ra giá trị thặng dư
+Tư bản khả biến giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư

  • Tư bản: là giá trị đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản( người mua sức lao động)

Cơ cấu lượng giá trị hàng hoá:
Ký hiệu G là giá trị hàng hoá:
G= c+(v+m)
Trong đó :

  • (v+m) là giá trị mới của hàng hoá, do hao phí lao động sống tạo ra

  • C là giá trị TLSX đã được tiêu ( lao động quá khứ) được lao động sống chuyển vào giá trị sản phẩm mới.

h. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
- chu chuyển của tư bản:
+ thời gian chu chuyển tư bản= thời gian sản xuất+ thời gian lưu thông( thời gian mua các yếu tố đầu vào và bán các yếu tố đầu ra)

  • Tốc độ chu chuyển: là số vòng quay của trug bình trong một khoảng thời giạm nhất định( thường là một năm) n=CH/ch

Trong đó: + số vòng chu chuyển
+ CH thời gian một năm
+ ch thời gian một vòng chu chuyển
1. tư bản cố định và tư bản lưu động
Tbsx :- tư liệu sản xuất
+ c1 giá trị chuyển từng phần

  • Máy móc

  • Thiết bị

  • Nhà xưởng

 tư bản cố định
+ c2 giá trị chuyển một lần

  • Nguyên liệu

  • Nhiên vật liệu

 tư bản lưu động

  • Sức lao động tư bản lưu động

2. bản chất của giá trị thặng dư
* tỷ suất giá trị thặng dư
-m’=m/v*100%  m’=t’/t*100%
Khái niệm: tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ % giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
Ký hiệu: m’
Ý nghĩa: phản ánh trình độ bóc lột lao động của nhà tư bản công nhân làm thuê.
-t ( thời gian lao động tất yếu)
-t’( thời gian lao động thặng dư)
*khối lượng giá trị thằng dư
-khái niệm: là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong 1 thời gian sả xuất nhất định.
- ký hiệu: M
- ý nghĩa: phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản với công nhân làm thuê
M=m’*v
Trong đó: m’ tỷ suất giá trị thặng dư
V: tổng tư bản khả biến
3. các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
+Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

  • Ví dụ: Nếu ngày lao động là 8h, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%

Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2h nữa với mọi điều kiện không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối từ 4h đến 6h và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là m’=6h/4h*100%=150%
Chính vì vậy, để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hoá sức sắc lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động
Tuy nhiên:
+hạn chế: gặp phải sự phản đối của người lao động.
+Hạn chế về mặt sinh học, cần thời gian để tái sản xuất.
Do đó, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu và cũng không thể vượt giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.

  • Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

+ Giá trị thăng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.

  • Ví dụ: ngày lao động 8h, với 4h lao động tất yếu, 4h giờ lao động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2h thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6h. Khi đó: m’=6h/2h*100%=300%

Tức là:
t giảm v giảm giá trị sức lao động giảm giá trị tư liệu sinh hoạt giảm( gạo, mắm, áo…) năng suất lao động xã hội tăng
Phương pháp này đòi hỏi nền khoa học công nghệ sản xuất của toàn xã hội phải phát triển.
*Lương là giá cả sức lao động, gía trị của sức lao động giảm nhưng giá cả sức lao động k giảm vì nó phụ thuộc vào giá trị của đồng tiền.
*vì cầu lớn hơn cung nên có nhiều người muốn có được chính vì vậy đẩy giá cả lên cao hơn giá trị chính vì thế mà họ có quyền lựa chọn mức lương cao hơn giá trị sức lao động tối thiểu.
-t’ tăng
* sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch:
-khái niệm: là phần giá trị thặng dư của từng nhà tư bản cá biệt thu được nhờ hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội
Giá trị siêu ngạch= giá trị xã hội - giá trị cá biệt
Trong từng trường hợp: hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi
Trong xã hội: hiện tượng phổ biến.
II. Tích luỹ tư bản
1. Tái sản xuất và phân loại sản xuất
Tái sản xuất là trình sản xuất lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng.
Bản chất của tích luỹ tư bản:
Tích luỹ tư bản là quá trình tư bản hoá giá trị thặng dư, tức là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất.
 nguồn gốc tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư.
2. Một số hệ quả tích luỹ tư bản
Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Cấu tạo tư bản:
- về mặt hiện vật
+cấu tạo kỹ thuật của tư bản: tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động cần để sử dụng tư liệu sản xuất đó.

  • Về mặt giá trị

+ cấu tạo giá trị: tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.
*Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
Là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo giá trị kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh những thay đổi trong cấ tạo kỹ thuật đó.
*Tích tụ tư bản và tập trung tư bản:
- tích tụ tư bản là sự tăng thêm về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư, nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ cơ bản.
- tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản xã hội thành một tư bản khác lớn hơn
Trình bày giải pháp để gỉai quyết tình trạng bần cùng hoá tuyệt đối của người công nhân.
*Bần cùng hoá tuyệt đối là người lao động không đủ mức sống tối thiểu.
*Bần cùng hoá tương đối là mức sống của công nhân có tăng nhưng tăng không bằng mức sống của nhà tư bản và độ chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
 Giải pháp: giải quyết tình trạng thất nghiệp( lên mạng chém)
III. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.
1. Lợi nhuận
1.1: Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hoá, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ấy chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hoá(k)
Để sản xuất ra hàng hoá:

  • Giá trị hàng hoá

Hao phí về lao động để sx ra hàng hoá chi phí thực tế
G=c+(v+m)

  • Chi phí sản xuất nhỏ hơn chi phí lao động thực tế

Hao phí về tư bản để sản xuất ra hàng hoá đó
K = c+v
1.2 Lợi nhuận
Trong sản xuất
G=c+v+m ( trong đó: c+v=k)  G=k+m trong đó
G thu về khi bán hàng hoá, k chi phí để sản xuất ra hàng hoá
Sau khi bán: G-k=p  gọi là lợi nhuận
Giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất còn lợi nhuận thì dựa trên thị trường nên có thể lớn hơn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư.
1.3 tỷ suất lợi nhuận(p’)
Khái niệm: tỷ suất lợi nhuận: tỷ lệ tính theo % giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.
Công thức: p’=p/k*100% ; p’=m/(c+v)*100%
Ý nghĩa: tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư của tư bản ( mức độ hiệu quả đầu tư)
*Lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh giữa các ngành về sự hình thành lợi nhuận bình quân.

  • Là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn

Giả định: tốc độ chu chuyển của 3 ngành như nhau

  • ở cả 3 ngành: cung= cầu, giá cả = giá trị hàng hoá

*tỷ suất lợi nhuận bình quân
Khái niệm: là tỷ lệ % giữa lơi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước
Lợi nhuận bình quân
Khái niệm: lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau, của những tư bản bằng nhau, khia đầu tư vào những ngành sản xuất khác nhau.
Công thức:
Bản chất: là giá trị thặng dư được phân phối lại tương ứng với số tư bản đầu tư và các ngành.
*lợi nhuận thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp:
+ xuất hiện do phân công lđ xh trong nền kttt
+ làm nhiệm vụ kinh doanh hàng hoá
+ giúp người sx nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng
+ làm tăng tốc độ chu chuyển tư bản
+ làm nhiệm vụ kinh doanh hàng hoá
+ thu lợi nhuận thương nghiệp
+ làm giảm chi phí lưu thông, tăng tb đầu tư sản xuất
Người tư bản thương nghiệp sẽ mua được với giá thấp hơn giá trị của sản phẩm nhưng phải cao hơn chi phí sản xuất.( trong đk thị trường cân bằng) giá trị thặng dư sẽ đc chia sẻ cho người sản xuất và người đi buôn.
*lợi tức và tư bản cho vay:
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho nhà tb khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được lợi tức.
Đặc điểm của tbcv: - tbcv là một hàng hoá( đặc biệt) vì càng tiêu dùng thì giá trị sử dụng càng tăng khác hàng hoá thông thường

  • quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng

  • là hình thái tư bản phiến diện nhất nhưng đc sùng bái nhất ( phiến diện: chỉ thấy đc một mặt chứ không thấy đc bản chất là tiền có thể tự đẻ ra tiền đc sùng bái, tuy nhiên giữa đó có một khâu khác là người sử dụng cần phải lao động một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư)

*địa tô tư bản chủ nghĩa
Khái niệm: địa tô là gttd còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lnbq mà các nhà tư bản kinh doanh nn phải trả cho địa chủ thuê đất.

tải về 53.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương