Hà Nội, Ngày 10 tháng 03 năm 2014


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI



tải về 236.99 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích236.99 Kb.
#20862
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI




3.1 Một số nhận xét


Không chỉ dừng lại ở mục tiêu tự động hóa các khâu nghiệp vụ của các cơ quan thông tin- thư viện, phần mềm iLib.Me nhằm đưa các trung tâm thông tin thư viện thực sự trở thành trung tâm tài nguyên thông tin, hoạt động theo hướng hiện đại và nguồn tin số hóa: khai thác thông tin ở mọi lúc mọi nơi; liên thông trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện.

3.1.1 Ưu điểm


Trong quá trình sử dụng tại Trung tâm, phần mềm iLib.Me cho thấy những ưu thế nổi bật sau:

  • Tự động hóa hoạt động nghiệp vụ

Phần mềm cho phép tự động hóa hoàn toàn các chức năng và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động của Trung tâm. Các chức năng nghiệp vụ được kiểm soát bằng những quy trình chặt chẽ, tạo nên một hệ thống tích hợp các chức năng. Giảm thiểu các công việc trùng lặp, tái sử dụng các kết quả của các phòng ban trong đơn vị.

  • Xây dựng kiểm soát nguồn thông tin

Với khả năng đáp ứng các chuẩn về thư viện và công nghệ thông tin trong xử lý và lưu trữ dữ liệu iLib.Me là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, dữ liệu số. Kiểm soát chất lượng các biểu ghi thư mục theo chuẩn MARC21. Hỗ trợ xuất dữ liệu 2 chiều với bất kỳ hệ thống thư viện điện tử nào.

  • Đưa thông tin lên mạng

Tích hợp Web và Internet, iLib. Me giúp các thư viện dễ dàng đưa kho tài liệu của mình lên mạng. Có có chế kiểm soát đối với các ấn phẩm điện tử. Giúp bạn đọc có thể khái thác mọi lúc mọi nơi.

ILib.Me hướng tới xây dựng một thư viện điện tử hoàn toàn trực tuyến trên mạng



  • Tăng cường năng lực phục vụ

Tạo ra môi trường khai thác thông tin thuận lợi cho bạn đọc: tìm tin nhanh chóng, chính xác. Giảm thiểu thời gian tìm kiếm và chờ đợi được đáp ứng thông tin của bạn đọc.

Tích hợp mã vạch thiết bị từ giúp các thao tác nghiệp vụ được thuận tiện và hiệu quả



  • Hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ thư  viện hiện đại

Hỗ trợ tạo kiết xuất thông tin và tạo ra các báo cáo thuận tiện. Xây dựng các sản phẩm thông tin: thư mục tài liệu, thông báo sách mới, thông tin tổng hợp, các dịch vụ trực tuyến; tra cứu thông tin, yêu cầu mượn, thông báo sách mới, các thông tin về mượn liên thư viện

  • Liên thông trao đổi

Hỗ trợ thư viện trao đổi dữ liệu với các thư viện trong và ngoài hệ thống. Khai thác các dữ liệu trực tuyến, tái sử dụng các kết quả xử lý tài liệu. Hỗ trợ các dịch vụ mượn liên thư viện

3.1.2 Nhược điểm


  • Chức năng biên mục

Trong quá trình biên mục chưa tạo được sự linh hoạt trong quá trình tạo lập và chỉnh sữa, chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc mô tả ISBD và chuẩn MARC 21 dẫn đến xuất hiện những lỗi về trình bày thư mục, in ấn và việc nhập dữ liệu (Lỗi phông chữ, mất thông tin, thừa thông tin…).

Trường hợp sai một yếu tố trong hàng loạt các biểu ghi thì phân hệ biên mục của phần mềm chưa hỗ trợ việc thay thế yếu tố sai cho hàng loạt các biểu ghi đó mà phải sửa bằng phương pháp thủ công từng biểu ghi một.



  • Công tác tra cứu tài liệu

Phân hệ tra cứu Opac chưa được sử dụng một cách hiệu quả việc tra cứu chủ yếu được thực hiện thông qua hộp phích mục lục. Điều này cần được sớm khắc phục thông qua việc đầu tư hệ thống máy tính tra cứu, hệ thống cơ sở vật chất đi kèm giúp việc quản lý được hiệu quả và khai năng khai thác tài nguyên tối đa.

Một số phân hệ của phần mềm chưa được sử dụng hết và khai thác triệt để. Như vậy, bên cạnh các tính năng nổi trội phần mềm quản trị thư viện IlibMe V5 vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Tuy nhiên, xét về mặt nghiệp vụ, nhìn chung Ilib V5 đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động của Trung tâm.


3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng IlibMe V5 tại Trung tâm

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các hạn chế của phần mềm


Trong quá trình sử dụng, bên cạnh những ưu điểm thì phần mềm IlibMe V5 còn bộc lộ một vài hạn chế như đã nêu và phân tích ở trên. Chính vì vậy, trong thời gian tới Trung tâm cần liên hệ với công ty cung cấp phần mềm nhằm thông báo những nhược điểm của phần mềm, đồng thời tích cực phối hợp với họ để khắc phục những hạn chế đó.

Việc sớm chỉnh sửa những tính năng cho phù hợp với thực tế công việc sẽ góp phần thúc đẩy tính chính xác và chuẩn mực trong quy trình hoạt động của Trung tâm, đồng thời làm cho phần mềm trở nên hoàn thiện và dễ sử dụng với cả cán bộ và người dùng tin


3.2.2 Nghiên cứu và tiến tới sử dụng các phân hệ khác của phần mềm


Hiện Trung tâm mới đang sử dụng 3 phân hệ cơ bản của phần mềm. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Trung tâm cũng như sự đầu tư từ phía Nhà trường, quy mô của Trung tâm sẽ không ngừng được mở rộng. Song song với đó, các hoạt động của Trung tâm cũng sẽ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Vì vậy, việc đón đầu và nghiên cứu các phân hệ khác của phần mềm là rất quan trọng, đòi hỏi Trung tâm phải đi trước và có sự chuẩn bị nhằm sớm ứng dụng và khai thác hết các tính năng sẵn có của phần mềm

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn


Trong các chương trình, dự án hiện đại hóa các Trung tâm TT-TV, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là máy móc, trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, trang thiết bị, mạng máy tính, các phần mềm quản lý tra cứu chỉ đem lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ cán bộ sử dụng thành thạo và làm chủ được công nghệ tiên tiến.

Việc ứng dụng và phát triển phần mềm IlibMe V5 để tự động hóa các khâu nghiệp vụ của Trung tâm có đúng hướng và phát huy hiệu quả hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào người cán bộ thư viện. Nói cách khác người cán bộ thư viện phải hoàn thiện năng lực mới để đáp ứng yêu cầu trên.


3.2.4 Đào tạo người dùng tin


Đào tạo người dùng tin được tiếp cận theo các hướng như nhận thức của người dùng, định hướng thư viện, hướng dẫn về thư viện và tra cứu thông tin.

Trong tình trạng một số người dùng thiếu kỹ năng và kiến thức cần thiết để khai thác và sử dụng thư viện một cách hiệu quả đặc biệt khi thư viện tiến hành theo hướng số hóa với việc áp dụng các phần mềm ngày càng phổ biến trong hoạt động thư viện.

Cần nâng cao nhận thức của NDT về thư viện với vai trò là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu và là nơi có thể được trợ giúp nhu cầu thông tin của họ. Tạo cho họ có thói quen sử dụng thư viện, tích cực và chủ động hơn trong học tập, nghiên cứu và làm chủ nguồn tri thức hiện có trong thư viện.

Trung tâm cần mở định kỳ mở các lớp giới thiệu về nội quy thư viện, tổ chức và hoạt động thư viện, các sản phẩm và dịch vụ thư viện hiện có… Trang bị kiến thức thông tin cho họ trong việc tra cứu, khai thác thông tin…có hiệu quả. Giúp NDT có kỹ năng trong việc xác định , tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá những sản phẩm và dịch vụ trong và ngoài Trung tâm.


3.2.5 Xây dựng và phát triển nguồn tin điện tử


Cần kết hợp nhiều thành tố và phần mềm quản lý thư viện điện tử Ilib V5 để đảm bảo tổ chức và quản lý được các khâu công tác sau.

- Quản lý các nguồn tin truyền thống: sách, báo, tạp chí, có trong kho của thư viện.

- Quản lý các nguồn tin điện tử, tài liệu đa phương tiện.

3.2.6 Phát triển phần mềm


Phần mềm thư viện điện tử ilibMe V5 đang nhanh chóng cập nhật và nâng cấp, liên tục đưa ra các phiên bản mới để hoàn thiện mình nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu NDT đến sử dụng thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội. Tuy nhiên, để hoạt động tốt Trung tâm cần phải đổi mới, nâng cấp phần mềm như:

Nâng cấp phân hệ biên mục với chức năng liên thư viện, biên mục trực tuyến qua Internet .

Nâng cấp phân hệ thống kê đáp ứng nhu cầu thống kê của các thư viện với nguồn lực thông tin mới.

3.2.7 Phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật


Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất , hạ tầng công nghệ thông tin: Tiến tới việc xây dựng được một thư viện hiện đại cùng với khả năng khai thác tài nguyên thư viện một cách hiệu quả. Việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin là vấn đề cần được sự quan tâm hàng đầu và nên chú trọng đầu tư vào những hạng mục sau.

Đầu tư hệ thống máy tính thành lập phòng Internet

Nâng cấp phần mềm, hệ thống máy tính cùng các thiết bị an ninh thư viện như : Camera, cổng từ…

Xây dựng Website TT TT - TV trường ĐH LĐ - XH đây là cổng kết nối của thư viện giúp NDT dễ dàng tiếp cận và sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm.


KẾT LUẬN


Trong quá trình hình thành và phát triển của mình TT TTTV Trường Đại học Lao động Xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của mình thì thư viện cần tiếp tục phát huy những ưu điểm, đồng thời tích cực khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại, trong đó việc hoàn thiện phần mềm là một trong những nội dung công việc trọng yếu

TTTTTV Đại học Lao động Xã hội trong quá trình ứng dụng những tiện ích của khoa học kỹ thuật đã ứng dụng khá tốt phần mềm IlibMe V5. Sau khi ứng dụng phần mềm vào các hoạt động của thư viện thì công sức của cán bộ thư viện được tiết kiệm đáng kể và hiệu quả hoạt động thư viện cũng tăng lên.

Để tạo nên bước đột phá trong hoạt động thông tin thư viện hiện nay, bên cạnh trang thiết bị hiện đại, các công cụ hổ trợ để cung cấp thông tin cho NDT cũng cần phải quan tâm đến, đó là các phần mềm ứng dụng chuyên biệt cho hệ thống cơ quan TT-TV sự hiện diện của các loại phần mềm tiên tiến này đã mở ra một chân trời mới đối với ngành thư viện nước ta.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi nêu rõ thực trạng ứng dụng phần mềm IlibMe V5 tại TT TTTV Đại học Lao động Xã hội và nhận định đánh giá về phần mềm trên. Tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phần mềm hiệu quả tại thư viện trong thời gian tới. Hy vọng rằng cũng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Trung tâm, việc ứng dụng phần mềm sẽ ngày càng mang lại hiệu quả trong hoạt động, góp phần tích cực vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập của thầy và trò nhà trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đoàn Phan Tân. Giáo trình thông tin học trong hoạt động thông tin thư viện.- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.- 321 tr.

2. Hội thảo đầu tư, đổi mới và phát triển thư viện theo hướng hiện đại góp phần phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Lao động – Xã hội.



3. Hoàng Đức Liên – Phạm Thị Thanh Mai. Vấn đề hợp tác, hội nhập và chia sẻ trong hoạt động thông tin thư viện ở các trường Đại học và viện Nghiên cứu // Tạp chí Thư viện Việt nam .- 2012, số 2 .- Tr 11-17.

4. Nguyễn Trung Thành. Sử dụng các công cụ điện tử hổ trợ công tác Biên mục // Tạp chí Thư viện Việt nam .- 2012, số 3 .- Tr 38-43.

5. Nguyễn Thị Đào. Vấn đề giảng dạy môn tin học tư liệu tại các khoa thông tin tư liệu tại các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta hiện nay // Tạp chí Thông tin và tư liệu, 2006, số 3.- tr 4-5.

6. Ths. Phạm Tiến Toàn. Phần mềm trong hoạt động thông tin thư viện: Slide bải giảng .- H.:DHKHXH&NV.- 33ppt.

7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm IlibMe V5.- H. : Công Ty TNHH giải pháp phần mềm CMC, 2005.- 104 tr.

8. Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng. Các tiêu chí đánh giá, lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử ở Việt Nam // Tạp chí Thông tin Tư liệu.- 2005, số 2.- Tr 14-15.

9. http://phanmemthuviendientuilib.blogspot.com

10. http://estore.cmcsoft.com/index.php/ilib.html

11. http://vietbao.vn/Cong-nghe/Smilib-Giai-phap-phan-mem-cho-cac-thu-vien-vua-va-nho/20202625/230/



12. http://vietnamlib.net/headlines/ung-dung-phan-mem-quan-ly-thu-vien-trong-thu-vien-cac-truong-dai-hoc



Nguyễn Văn Công K55 Thông tin – Thư viện


tải về 236.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương