Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Phương pháp thử nghiệm (Prototyping Methodology)



tải về 6.11 Mb.
trang33/56
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích6.11 Mb.
#37659
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   56

2.2.2. Phương pháp thử nghiệm (Prototyping Methodology)


Phương pháp xây dựng hệ thống thử nghiệm là quá trình xây dựng một hệ thống thử nghiệm một cách nhanh chóng nhằm mô tả và đánh giá hệ thống để những người sử dụng có thể nhanh chóng xác định các yêu cầu cần thêm và chỉnh sửa qua quá trình sử dụng hệ thống thử nghiệm đó.

Nếu như phương pháp SDLC rất phù hợp khi cần xây dựng một hệ thống lớn và phức tạp thì phương pháp thử nghiệm này lại là giải pháp khi khó mô tả rõ ràng, cụ thể chức năng của hệ thống hay cần ngay một hệ thống để dùng thử nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường.



Các bước triển khai dự án hệ thống thông tin theo phương pháp thử nghiệm

Hình 8. 9: Các bước triển khai



Nguồn: Trang 388, Managing Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition

Bước 1: Xác định các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống

Các chuyên gia công nghệ thông tin và người sử dụng cùng nhau xây dựng các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống: sử dụng những dữ liệu nào để nhập vào hệ thống, quy trình xử lý dữ liệu, và các kết quả đạt được. Những yêu cầu này chỉ là những điểm chính, là điểm khởi đầu để xây dựng hệ thống chứ không phải là bản mô tả hoàn chỉnh hệ thống.



Bước 2: Phát triển hệ thống thử nghiệm ban đầu

Dựa trên các yêu cầu cơ bản được đặt ra, các chuyên gia sẽ xây dựng hệ thống thử nghiệm ban đầu. Bước phát triển hệ thống này có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của hệ thống. Sau khi được hoàn thành, hệ thống thử nghiệm ban đầu sẽ được đưa vào sử dụng thử nghiệm.



Bước 3: Sử dụng thử nghiệm hệ thống

Trong quá trình sử dụng hệ thống, người sử dụng cần ghi lại những điểm cần bổ sung của hệ thống, những điểm họ thấy chưa phù hợp và cần sửa đổi và trao đổi với các chuyên gia về những nhận xét này.



Bước 4: Chỉnh sửa hệ thống

Các chuyên gia dựa trên những ý kiến đóng góp tiến hành chỉnh sửa hệ thống thử nghiệm. Để người sử dụng tích cực tham gia đóng góp thì các chuyên gia cần đảm bảo các yêu cầu đó sẽ nhanh chóng được thực hiện. Với những yêu cầu đơn giản, chuyên gia có thể ngay lập tức chỉnh sửa luôn, đối với những yêu cầu phức tạp thì có thể thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần.

Bước 3 và bước 4 sẽ diễn ra liên tục cho đến khi người sử dụng hài lòng với hệ thống.

Bước 5: Đánh giá hệ thống để đưa vào vận hành

Trước khi đưa hệ thống đã được người dùng chấp nhận cần tiến hành đánh giá tính khả thi của hệ thống khi đưa vào vận hành. Không phải tất cả các hệ thống thử nghiệm đều có thể đưa vào vận hành. Cần phải xem xét các yếu tố như chi phí vận hành và bảo trì hệ thống, các lợi ích cũng như rủi ro khi vận hành hệ thống, …trước khi quyết định chính thức đưa hệ thống thử nghiệm vào hoạt động.



Bước 6: Hoàn thiện hệ thống

Sau khi hệ thống thử nghiệm đã được lựa chọn, các chuyên gia cần tiến hành các thay đổi cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đồng thời xây dựng các tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống.



Bước 7: Cài đặt, vận hành và bảo trì hệ thống

Hệ thống mới sẽ được cài đặt và chuyển sang chế độ vận hành. Giai đoạn này có thể tiến hành dễ dàng bởi người sử dụng đã phần nào quen với việc hoạt động của hệ thống.



Đánh giá phương pháp thử nghiệm

(i) Ưu điểm

- Người sử dụng chủ động tham gia trong quá trình thiết kế và phát triển hệ thống

- Thời gian phát triển hệ thống ngắn do mức độ về các yêu cầu và giải pháp phát triển hệ thống thấp.

- Khắc phục được các vấn đề nảy sinh đối với phương pháp SDLC. Phương pháp này khuyến khích được sự tham gia tích cực của người sử dụng vào quá trình phát triển hệ thống; nhờ vậy mà loại bỏ được những sai sót thiết kế và lãng phí thường xảy ra khi các yêu cầu chưa được xác định một cách chính xác ngay tại thời điểm ban đầu.

(ii) Nhược điểm

- Người sử dụng có thể trở nên gắn bó với hệ thống thử nghiệm và không có mong muốn sử dụng hệ thống hoàn tất vì vậy có thể gây ra những bất cập trong quá trình vận hành hệ thống mới

- Đòi hỏi các chuyên gia công nghệ thông tin cần phải có các kỹ năng đặc biệt. Nếu chuyên gia không có kinh nghiệm làm việc với người sử dụng thì rất khó phát triển hệ thống.

- Khả năng hoàn thành thấp, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng.

- Khó áp dụng cho các hệ thống cần tính toán nhiều và có nhiều thủ tục phức tạp.

- Khó xác định cách thức xây dựng một hệ thống lớn hoặc các phần của hệ thống. Khó kiểm soát trong quá trình phát triển.


2.2.3. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development)


Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp SDLC và phương pháp thử nghiệm. Mục đích của phương phát này là xây dựng được hệ thống thông tin chỉ trong vòng không đến một năm. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh thường có đặc điểm giống phương pháp thử nghiệm nhiều hơn, đó là tạo ra một hệ thống riêng biệt, do đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống không cần được xem xét.

1.3.1. Các bước triển khai hệ thống thông tin theo phương pháp phát triển ứng dụng nhanh

Hình 8.10: Các bước triển khai theo phương pháp phát triển ứng dụng nhanh


Nguồn: Trang 391, Managing Information Technology, Sixth Edition, Pearson International Edition

Bước 1: Lập kế hoạch

Bước lập kế hoạch này được thực hiện tương tự như các trong giai đoạn lập kế hoạch trong phương pháp SDLC nhưng đơn giản hơn và thực hiện trong thời gian ngắn hơn.



Bước 2: Thiết kế hệ thống

Để thiết kế hệ thống thông tin, đội dự án sẽ tiến hành tổ chức các cuộc họp để người dùng và các chuyên gia cùng nhau trao đổi ý kiến đồng thời các các công cụ phần mềm tự động cũng được sử dụng để thúc đẩy tiến độ công việc. Một cuộc họp giao ban có thể kéo dài vài giờ và diễn ra liên tục trong vài ngày. Các cuộc họp thường diễn ra ở các địa điểm xa nơi làm việc của những người tham dự để mọi người có thể tập trung hoàn toàn vào công việc. Các cuộc họp này cần đạt được sự đồng thuận giữa những người tham gia. Để các cuộc họp diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả cần một người chủ trì giỏi. Đó phải là người không chỉ am hiểu về phân tích hệ thống mà còn phải có kỹ năng quản lý, điều hành nhóm làm việc để có thể hóa giải các mâu thuẫn và hướng mọi người tập trung vào thiết kế hệ thống. Ngoài ra, các phần mềm hỗ trợ các tác vụ cũng cần đưa vào sử dụng một cách hiệu quả.



Bước 3: Phát triển hệ thống

Dựa trên các yêu cầu được đặt ra ở bước 2, Các phần mềm ứng dụng sẽ được sử dụng để phát triển hệ thống. Sau khi được hoàn thành, các nhân viên kinh doanh sẽ giúp phê chuẩn thiết kế giao diện và các thiết kế khác. Nếu có yêu cầu sửa đổi gì thì sẽ tiếp tục sử dụng các phần mềm hỗ trợ để chỉnh sửa và lại yêu cầu các nhân viên kinh doanh phê chuẩn như trên. Quy trình này diễn ra liên tục cho đến khi xây dựng được hệ thống đáp ứng yêu cầu của người dùng.



Bước 4: Vận hành hệ thống

Phương pháp này sử dụng chiến lược thay đổi toàn bộ hệ thống cũ bằng hệ thống mới. Do đó, khâu kiểm định hệ thống cần tranh thủ thực hiện cùng lúc với công tác huấn luyện người dùng và các công tác chuẩn bị khác của doanh nghiệp đang được hoàn tất. Các mốc thực hiện và rà soát lại dự án giống như trong phương pháp SDLC cũng được chú trọng trong phương pháp này. Tuy nhiên có một sự khác biệt là sau khi những người sử dụng đã ký chấp nhận bản thiết kế hệ thống họ vẫn được mong đợi là vẫn tích cực tham gia vào giai đoạn phát triển hệ thống và vẫn có quyền đưa ra các yêu cầu bổ sung về việc thay đổi thiết kế của hệ thống.



Đánh giá phương pháp phát triển ứng dụng nhanh

(i) Ưu điểm

- Phương pháp này phù hợp với các tổ chức chịu tác động của môi trường thay đổi nhanh và liên tục. Phương pháp này đòi hỏi chi phí thấp nhất do để xây dựng dự án chỉ cần đội dự án nhỏ gọn và thời gian triển khai dự án ngắn. Ngoài ra việc tăng cường sử dụng các phần mềm hỗ trợ cũng giúp tăng tốc độ triển khai dự án một cách đáng kể.



- Phương pháp này rất linh hoạt, cho phép thực hiện những thay đổi đôic với thiết kết dự án một cách nhanh chóng theo yêu cầu của người dùng.

(ii) Nhược điểm

- Chất lượng của hệ thống không đảm bảo do thời gian triển khai rất ngắn

- Phụ thuộc nhiều vào người sử dụng nên nếu người sử dụng không tham gia tích cực vào quá trình triển khi thì dự án khó hoàn thành.


Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi
kinh-doanh-tiep-thi -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
kinh-doanh-tiep-thi -> BÀi giảng quản trị chiến lưỢC Đối tượng: hssv trình độ Đại học, Cao đẳng, tccn ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Ứng dụng mô HÌnh 5 Áp lực cạnh tranh của michael porter trong kinh doanh siêu thị trêN ĐỊa bàn thành phố ĐÀ NẴNG
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
kinh-doanh-tiep-thi -> ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO

tải về 6.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   56




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương