Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam



tải về 0.56 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.56 Mb.
#3086
1   2   3   4   5   6   7   8

4. Hội vật võ làng Sình: huyện Hương phú. Hàng năm cứ đến ngày 10.1 âm lịch, các lò vật trong vùng nô nức kéo đến hội vật võ làng Sình để tranh tài, giật giải, ngoài trai tráng dân làng còn có hàng ngàn thanh niên nam nữ từ các nơi khác kéo đến

5. Hội bơi trải: là lễ hội dân gian được tổ chức vào đầu mùa xuân. Tục đua trải có nguồn gốc cầu mưa từ thời cổ sơ có cư dân sống bằng nông nghiệp, được tổ chức ở Phu vân lâu (sông Hương)

IV- NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở THỪA THIÊN- HUẾ

1. Kinh thành Huế

Được xây dựng từ đời vua Gia Long 1805 và hoàn thành vào đời vua Minh Mang năm 1832. Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, kiểu vauban với kiến trúc thành quách của phương Đông. Có 3 vòng thành: Phòng thành ( kinh thành ), Hoàng thành và Tử cấm thành



a. PHÒNG THÀNH : (kinh thành)

Có mặt bằng hình vuông, diện tích khoảng 5 km2, tường thành chu vi 11 km. Phòng thành có 10 cửa ra vào xây dựng năm 1809



- Ở phía Nam : cửa Thượng tứ (cửa Đông nam), cửa Thể nhơn (cửa Ngăn), cửa Quảng đức (cửa Sập), cửa Chánh nam (cửa nhà Đồ)
- Ở phía Đông : cửa chánh Đông (cửa Đông ba), cửa Đông bắc (cửa Kẻ trái)
- Ở phía Tây : cửa Chánh tây, cửa Tây nam (cửa Hữu)
- Ở phía Bắc : cửa Chánh bắc (cửa Hậu), cửa Tây bắc (cửa An hoà)
Những công trình xây dựng ở phòng thành gồm có:

• TRẤN BÌNH ĐÀI : là 1 pháo đài hình lục giác không đều, xây ở phía Đông bắc kinh thành. Thành được đắp vào đời Gia long (1805) được gọi là Thái bình đài. Năm 1836 vua Minh Mạng đổi tên là Trấn bình đài. Bên trong có 2 cái hồ nằm châu đầu lại với nhau nên được gọi là đồn Mang cá

• PHU VĂN LÂU : là một cái lầu duyên dáng mặt quay về hướng Nam, là nơi niêm yết chiếu thư của nhà vua hay kết quả của các cuộc thi Hội, thi Đình, đặt ở phía trước Kỳ đài. Phía trước Phu Văn lâu có 1 cái sân rộng dẫn đến Nghinh lương đài. Phu Văn lâu được xây dựng từ thời Gia Long (1819). Năm 1829 đã từng có cuộc đấu giữa voi và cọp để vua Minh Mạng ra xem. Cơn bão năm Thìn 1904 đã làm bay mất PhuVăn lâu, sau đóvua Thành Thái đã cho làm lại giống như cũ

• KỲ ĐÀI: cột cờ được xây dựng vào tháng 10.1807. Sau đó vua Minh Mạng sữa sang lại cho đẹp hơn. Kỳ đài cao 17m4, chia làm 3 tầng. Trên đài có 8 cái đài nhỏ để 8 khẩu đại bác và 2 cái điếm canh ở 2 bên tầng thứ 3. Năm 1846 vua Thiệu Trị cho thay cột cờ mới. Năm 1904 cơn bão đã làm gãy Kỳ đài. Năm 1948 kỳ đài được làm bằng bê tông cốt thép cao 37m, chia làm 4 tầng

• TAM PHÁP TY : là cơ quan nhận đơn khiếu nại của những người bị triều đình xử oan ức. Tam Pháp ty gồm có đại diện của 3 cơ quan : Bộ hình, Viện đô sát, Đại lý tự. Tam Pháp ty được lập dưới thời Minh Mạng 1832. Hàng tháng vào các ngày 6, 16, 26 thì Tam Pháp ty khai hội để nhận các đơn kiện. Nếu không gặp đúng ngày ấy, người nộp đơn phải đánh trống Đăng văn. Năm 1901 vua Thành Thái lập lại nhưng đến năm 1906 thì bị bãi bỏ. Một phần của Tam Pháp ty ngày xưa được sử dụng làm Tỳ bà viện ngày nay.

• PHỦ TÔN NHƠN : là cơ quan quản lý những người trong dòng họ nhà Nguyễn. Phủ Tôn nhơn được thành lập năm 1832 dưới triều Minh Mạng. Năm 1890 phủ đã được trùng tu. Những người làm việc ở phủ Tôn nhơn phải là người trong hoàng tộc, giải quyết về hộ tịch, xét phong tước, gả công chúa, xử kiện, cúng kỵ, tế lễ ở các đền miếu, lăng tẩm. Phủ Tôn nhơn bị hư hại nặng năm 1968

• BẢO TÀNG CỔ VẬT HUẾ : tòa nhà nguyên là điện Long an trong cung Bảo định xây dựng năm 1845. Năm 1885 Pháp chiếm cung Bảo định, điện Long an bị tháo dở và xếp vào kho. Năm 1909 vua Duy Tân cho dựng điện Long an làm thư viện cho Quốc tử giám gọi là Tân thơ viện. Ngày 16.11.1913 Hội Đô thành hiếu cổ được thành lập sưu tập những cổ vật có giá trị về lịch sư – văn hóa ở kinh thành Huế và những hiện vật Chăm. Ngày 24.8.1923 Khâm sứ Trung kỳ Pasquier và vua Khải Định đã ban sắc lệnh dùng tòa nhà này làm Bảo tàng Khải Định. Năm 1947 đổi tên là Tàng cổ viện. Năm 1958 mang tên là Viện bảo tàng Huế. Hiện nay nó được mang tên là Bảo tàng cổ vật hay Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế.

Ngoài sân của Bảo tàng có khoảng 20 hiện vật bằng đá và kim loại như: bia đá, súng thần công, tượng quan, vạc đồng, chuông đồng

Nội thất trưng bày khoảng 300 hiện vật và chia thành 6 khu vực:

• TRƯỜNG QUỐC TỬ GIÁM : là trường đại – trung học độc nhất của VN ở kinh thành Huế. Ngôi nhà trung tâm của Quốc tử giám là Di luân đường ghi năm tạo lập Minh Mạng 1829 và dời về chỗ mới Duy Tân 1908. Học sinh của trường gồm có 3 loại tôn sanh (con cháu nhà vua), ấm sanh (con các quan), học sanh (con dân học giỏi)

• TÒA THƯƠNG BẠC : là nơi tiếp xúc việc buôn bán giữa các quan triều Nguyễn và đại diện nước Pháp dựng ở trước kinh thành Huế. Dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng ở phía Đông bắc của kinh thành có Cung quán để đón tiếp sứ thần. Đến năm 1875 vua Tự Đức đã cho dời Cung quán ra chỗ hiện nay. Tòa Thượng bạc ngày nay không còn vết tích gì, địa điểm cũ được xây dựng nhà hát Hưng đạo

• CỬU VỊ THẦN CÔNG : là 9 khẩu súng đặt trong 2 ngôi nhà gần cửa Thể nhơn và Quảng đức ở kinh thành Huế. Ngày 31.1.1803 vua Gia Long ra lệnh tịch thu tất cả những đồ dùng bằng đồng của triều đại Tây sơn để đúc thành 9 khẩu súng. Người ta đã lấy tên 4 mùa: xuân – hạ- thu – đông và ngũ hành: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ để đặt tên cho 9 khẩu súng và được phong “Thần oai vô địch thượng tướng quân”

b. HOÀNG THÀNH : (Đại nội)

Ở giữa kinh thành là nơi đặt những cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa. Xây dựng vào năm 1804, hình chữ nhật, chu vi khoảng 2.456m. Hoàng thành có 4 cửa:

- Cửa Ngọ môn : dành cho vua đi khi có đoàn ngự đạo theo hầu
- Cửa Hòa bình : cho vua đi chơi
- Cửa Hiển nhơn : (phía trái) dành cho quan lại và lính tráng ra vào làm việc
- Cửa Chương đức : (phía phải) dành cho các bà trong nội cung

- CỬA NGỌ MÔN – LẦU NGŨ PHỤNG:

Lúc xây hoàng thành năm 1804 vua Gia long đã đặt ở đây là Nam khuyết đài. Năm 1806 xây dựng điện Càn nguyên trên Nam khuyết đài. Năm 1833 vua Minh Mạng cho tháo dở điện Càn nguyên làm cung Càn thành, cải tạo Nam khuyết đài thành cửa Ngọ môn. Cửa Ngọ môn là 1 toà nhà hình chữ U gồm có 2 phần: phần dưới là đài xây bằng gạch, đá Thanh hóa, Quảng nam, phần trên là lầu kiến trúc bằng gỗ và ngói

Lầu Ngũ phụng có 2 tầng: dưới lớn, trên nhỏ, làm bằng gỗ lim. Tòa nhà có 100 cây cột, phần phía dưới để trống, chỉ trừ tòa nhà ở chính giữa, có hệ thống cửa kính để vua ngồi dự lễ, còn tầng lầu giành riêng cho bà Hoàng thái hậu và các bà phi trong cung cấm

- SÂN ĐAI TRIỀU NGHI – ĐIỆN THÁI HÒA :

Là cái sân rộng ở trước điện Thái hòa, lát đá Thanh hóa chia làm 2 bậc: bậc trên giành cho cac quan văn, quan võ (từ tam phẩm trở lên). Hai bên sân có 2 hàng trụ đá là Phẩm sơn. Dưới cùng còn một nửa giành cho các kỳ cựu hương lão, thích lý, 2 con kỳ lân ở 2 bên nhắc nhở mọi người phải trang nghiêm ở chốn triều nghi. Kế tiếp là hồ Thái dịch đào năm 1833, ở 2 đầu cầu Trung đạo có dựng 2 phường môn.

Điện Thái hòa là nơi tổ chức các buổi đại triều, lễ lên ngôi, lễ phong Hoàng thái tử, tiếp đón sứ thần các nứơc lớn, lễ vạn thọ. Điện được vua Gia Long xây dựng năm 1805. Năm 1833 vua Minh Mạng xây dựng điện Thái hòa ở vị trí như hiện nay, phía trong là ngai vàng để trên 1 cái bệ 3 tầng. Năm 1899 vua Thành Thái cho lát gạch hoa kiểu Tây phương. Năm 1923 Khải Định cho làm 2 lớp gương ở phía trước và phía sau

- Khu vực thờ các vua chúa nhà Nguyễn :



• TRIỆU MIẾU : thờ ông bà Triệu tổ của dòng họ nhà Ngyễn. Triệu miếu được vua Gia Long xây dựng năm 1803. Gian giữa thờ ông bà Nguyễn Kim, trong miếu có thần Khố (phía Đông) và Thần trù (phía Tây), phía sau miếu có 2 cửa: Tập Khánh (bên trái), Diễn Khánh (bên phải). Phía trái đối với cửa Tập Khánh là cửa Nguyên chí, phía phải đối với cửa Diễn Khánh là cửa Trường hựu

• THÁI MIẾU: thờ 9 đời chúa Nguyễn, được xây dựng năm 1804 dưới triều Gia Long. Gian chính giữa thờ Thần khám và Thần vị ông bà Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) – thất thờ ông bà Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) – ông bà Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng) – ông bà Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) – ông bà Nguyễn Phúc Trăn (chúa Ngãi) – ông bà Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) – ông bà Nguyễn Phúc Chú – ông bà Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương) – ông Nguyễn Phúc Thuần

• HƯNG MIẾU: thờ ông bà Nguyễn Phúc Luân thân sinh vua Gia Long. Miếu xây dựng năm 1821. Khám thờ Nguyễn Phúc Luân ở giữa trước miếu có thần Khố, Thần trù, bên trái cửa Chương Khánh, bên phải cửa Dục Khánh. Mặt tường phía Bắc bên trái có cửa Tri tường, bên phải cửa Ưng tường

• THẾ MIẾU: thờ 10 vị vua đới nhà Nguyễn, xây dựng năm 1821. Chính giữa thờ vua Gia Long – vợ chồng vua Minh Mạng – vợ chồng Thiệu Trị – vợ chồng Tự Đức – vợ chồng Kiến Phúc – vợ chồng Đồng Khánh – vợ chồng Khải Định. ngày 25.1.1959 chính quyền Sài gòn đã đưa 3 vị vua: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân về thờ ở Thế miếu

• HIỂN LÂM CÁC : xây dựng năm 1821 có 3 tầng. Toàn bộ 3 tầng lầu của Hiển lâm các xây dựng trên nền hình chữ nhật (21m*13m). Tầng 2 có đặt án thư và sập ngự sơn son thếp vàng. Hiển lâm các được xem như đài kỷ niệm để ghi công tích của các vua triều Nguyễn

• CỬU ĐỈNH : là 9 đỉnh đồng lớn nhất VN được đặt trước Hiển lâm các, là sản phẩm của thợ thủ công nổi tiếng phường đúc Huế được đúc từ năm 1835 – 1837. Mỗi đỉnh có 1 tên riêng ứng với niên hiệu của mỗi vị vua. Cho đến năm 1958 chỉ mới dùng 7 đỉnh, còn 2 đỉnh: Dụ và Huyền chưa dùng đến. Mỗi đỉnh đều khác nhau về kích thích và trọng lượng, có 17 hình ảnh tiêu biểu của đất nước được chạm khắc trên Cửu đỉnh.

- Khu vực Hoàng Thái hậu và Thái Hoàng thái hậu ăn ở :

• ĐIỆN PHỤNG TIÊN : dành cho các bà trong nội cung đến cúng bái trong những ngày khánh tiết, đản kỵ. Trong điện đặt 7 án thờ vua và hoàng hậu giống như ở Thế miếu.

• CUNG DIÊN THỌ : là nơi dành riêng cho các bà Hoàng Thái hậu ở. Cung được dựng từ thời Gia Long ( 1803 ) có tên là Trường thọ, năm 1820 vua Minh Mạng đổi là Từ Thọ, năm1848 Tự Đức đổi là Gia Thọ, năm 1904 Thành Thái đổi là Ninh thọ, năm 1916 Khải Định đổi là Diên thọ.

• CUNG TRƯỜNG SINH : dùng làm nơi tiêu khiển cho các bà trong nội cung. Năm 1822 Minh Mạng đặt là cung Trường ninh, năm 1843 Thiệu Trị đặt là Ngũ đại đồng đường. Đến thời Khải Định cung Trường ninh được đổi thành cung Trường sinh.

• TỬ CẤM THÀNH : (Đại nội) là khu vực dành riêng cho vua và gia đình nhà vua. Thành được xây dựng năm 1804 có tên là Cung thành, năm 1822 Minh Mạng đổi tên là Tử cấm thành. Tử cấm thành liên lạc với hoàng thành bằng 7 cửa : Đại cung môn, Tường loan, Nhi trượng, Hưng khánh, Đông an, Gia tường, Tây an.

• ĐIỆN CẦN CHÁNH : là nơi làm việc thường ngày của các vua Nguyễn, xây dựng năm 1811 và được vua Khải Định sơn son thếp vàng vào đầu thế kỷ XX. Gian giữa điện Cần chánh để 1 cái long sàng và nhiều gối tựa để nhà vua ngồi làm việc.

• ĐIỆN KIẾN TRUNG : năm 1827 vua Minh Mạng cho xây Minh viễn lầu. Năm 1915 vua Duy Tân cho xây dựng trên nền cũ một kiến trúc Tây phương gọi là lầu Du cửu. Khoảng năm 1916-1917 Khải Định cho xây dựng lớn hơn gọi là điện Kiến trung.

• DUYỆT THỊ ĐƯỜNG : là nhà hát trong cung đình xây dựng năm 1826. Nhà hát hình chữ nhật, sân khấu hình vuông đặt ngay giữa sân nhà. Phía sau bức tường là một phòng rộng chứa các bản tuồng, hia mão, đạo cụ biểu diễn. Vị trí cao nhất ở trong phòng là cái khán thờ ông tổ sư nghề hát bội. Dưới thời Mỹ chính quyền miền Nam đã sử dụng Duyệt thị đường làm trường Am nhạc Huế ( nay là trường Cao đẳng nghệ thuật miền Trung ).

• THÁI BÌNH LÂU : là nơi vua nghỉ hoặc đọc sách, xây dựng năm 1821 có tên là Trí nhân đường ( nhà làm văn ). Năm 1887 Đồng Khánh cho xây dựng 1 lầu mới có tên là Thái bình ngự lãm thư lâu.

1. Khu vực lăng tẩm các vua Nguyễn :

a. LĂNG GIA LONG : là một quần thể lăng tẩm của nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của nhà vua.

- Lăng Trường phong của chúa Nguyễn Phúc Chú


- Lăng Quang hưng của 1 bà vợ chúa Nguyễn Phúc Tần
- Lăng Vĩnh mậu của 1 bà vợ chúa Nguyễn Phúc Trăn
- Lăng Thoại thánh của mẹ vua Gia Long
- Lăng Hoàng cô của công chúa Long Thành ( chị ruột vua Gia Long)
- Lăng Thiên thọ hữu của Thuận Thiên Cao hoàng hậu ( vợ thứ vua Gia Long )
- Lăng Thừa Thiên Cao hoàng hậu ( vợ chính vua Gia Long )

Công việc xây dựng lăng mộ vua Gia Long bắt đầu từ ngày 11.5.1814 và đã phong núi đó là Thiên thọ sơn và kéo dài trong 6 năm từ 1814-1820. Lăng Gia Long ở vị trí xa xôi nhất đối với trung tâm cố đô nhưng là khu lăng hoành tráng nhất về cảnh quan thiên nhiên, mật độ kiến trúc thưa, đơn giản nhất là khu mộ vua và hoàng hậu.



b. LĂNG MINH MẠNG :

Năm 1826 vua Minh Mạng đã cho các nhà địa lý đi xem đất để chuẩn bị xây lăng cho mình. Tháng 4.1840 nhà vua lên núi Cẩm kê và đổi tên thành Hiếu sơn. Tháng 9.1840 triều đình huy động hơn 3.000 quân lính và thợ xây dựng vòng la thành chung quanh. Ngày 21.1.1841nhà vua băng hà lúc 50 tuổi. Ngày 20.2.1841 vua Thiệu Trị đã cho gần 1vạn lính và thợ để xây dựng lăng. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông hồ thoáng mát. Bố cục kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được sắp xếp chặt chẽ như xã hội đương thời, được tổchức theo chính sách trung ương tập quyền



c. LĂNG THIỆU TRỊ : khi vua Thiệu Trị vừa băng hà ( 4.11.1847 ) vuaTự Đức đã cho thầy địa lý đến núi Thuận đạo xây dựng Xương lăng. Số binh lính và thợ thuyền được huy động rất đông nên chỉ sau 3 tháng thi công các công trình kiến trúc chính đã hoàn thành. Trong lăng Thiệu Trị còn có 3 ngôi mộ khác của gia đình nhà vua :

- Lăng Hiếu đông của mẹ vua ( bà Hồ Thị Hoa )


- Xương thọ lăng của vợ vua ( bà Từ Dũ )
- Khu lăng Tảo thương ( con vua Thiệu Trị chết lúc còn nhỏ )

d. LĂNG TỰ ĐỨC : khi xây dựng xong lăng nhà vua còn sống thêm 16 năm nữa (1883 ). Lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm cung, Khiêm lăng xây dựng ở làng Dương xuân thượng. Riêng bài Khiêm cung ký dài gần 5.000 chữ do chính vua Tự Đức viết năm 1871 và đến năm 1875 mới được khắc vào tấm bia đá khổng lồ nặng khoảng 20 tấn và dựng tại Bi đình. Trong vòng la thành rộng khoảng 12 ha, có gần 50 công trình lớn nhỏ. Mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Đức đều mang những đường nét khác nhauvề nghệthuật tạo hình, không trùng lắp, rất sinh động. Bố cục các công trình kiến trúc trong lăng đã phá bỏ đi sự đối xứng cổ điển.

b. LĂNG DỤC ĐỨC : khi vua Tự Đức băng hà vua Dục Đức 32 tuổi lên nối ngôi nhưng chỉ 3 ngày sau thì bị phế truất ( 23.7.1883 ) bị quản thúc rồi chuyển sang giam ở Thái y viện và cuối cùng chết đói ở ngục Thừa thiên sau 7 ngày không cho ăn uống (6.10.1883). Thi hài vị phế đế chỉ bó sơ sài bằng chiếu và chôn cất ở chùa Trường quang. Khi Thành Thái lên ngôi vua đã cho xây cất mộ của cha mình đàng hoàng, đặt tên là An lăng, đến năm 1897 đổi tên là cung Tôn miếu. Tháng 8.1899 vua Thành Thái xây dựng điện Long ân gần khu vực mộ vua Dục Đức để thờ cha. Năm 1954 vua Thành Thái mất được chôn ở An lăng. Năm 1987 hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng vua Thành Thái.

Trong khu lăng này còn có lăng mộ 3 bà vợ của vua Thành thái : bà Nguyễn thị Gia Anh, bà Nguyễn Thị Định ( mẹ vua Duy Tân ), bà Hồ Thị Phương. Năm 1994 người ta còn tổ chức lễ cải táng hài cốt bà Mai Thị Vàng ( vợ vua Duy Tân mất năm 1980 ) về chôn cạnh vua Duy Tân. Lăng Dục Đức còn có 39 ngôi mộ của các ông hoàng bà chúa.



f. LĂNG ĐỒNG KHÁNH : trước đây ở gần lăng Đồng Khánh có mộ của Kiên Thái vương là cha đẻ của 3 vua Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Sau khi lên ngôi, Đồng Khánh đã xây dựng điện Truy tư để thờ cha. Phần lớn những công trình kiến trúc ở lăng Đồng Khánh được thực hiện dưới thời Khải Định. Ở lăng Đồng Khánh nền mỹ thuật thuần túy của Á đông đã bị pha trộn, sử dụng nhiều vật liệu mới như xi măng, gạch carô, gạch hoa tráng men màu, kính màu ở các cửa sổ. Công trình có giá trị nhất là điện Ngưng hy.

a. LĂNG KHẢI ĐỊNH : công trình xây dựng lăng Khải Định đòi hỏi về thời gian nhiều nhất, đến 11năm ( 1920-1931 ). Lăng này đánh dấu kiến trúc mới lạ trong lịch sử mỹ thuật VN như dùng vật liệu bêtông, trang trí nổi bằng cách ghép mảnh sành sứ và thủy tinh. Khải Định chọn núi Châu chữ để làm lăng cho mình. Trong lăng Khải Định có 2 pho tượng đồng đúc hình nhà vua kích thước như người thật, những bức hoạ long vân với diện tích hàng chục m2 trên trần 3 phòng, giữa của cung Thiên định là những bức hoạ hoành tráng có giá trị mỹ thuật.

2. Nhữ ng công trình xây dựng ngoài phòng thành :

a. ĐÀN NAM GIAO :

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan đàn tế trời được thiết lập ở làng Kim long, đến đời Tây sơn ở ngọn đồi gần núi Ngự bình. Khi vua Gia Long lên ngôi đã cho đắp đàn ở làng An ninh. Nhưng sau đó triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng ở làng Dương xuân như hiện nay. Các vua chúa nhà Nguyễn tế lễ trời hàng năm hoặc 3 năm 1 lần. Khuôn viên đàn Nam giao hình chữ nhật dài 390m*rộng265m, giới hạn bằng vòng tường thành xây bằng đá bao bọc chung quanh. Trong khuôn viên này ngày xưa trồng rất nhiều thông. Đàn tế Nam giao được xây dựng thành 3 tầng : tầng trên cùng là Viên đàn, hình tròn tượng trưng cho trời, đường kính 40,5m, cao 2m8, tầng kế hình vuông gọi là phương đàn tượng trưng cho đất, mỗi cạnh 83m, cao 1m, tầng cuối cùng hình vuông là Xích tử tượng trưng cho con người, mỗi cạnh 165m, cao 0m85.



c. HỔ QUYỀN : là đấu trường giữa voi và cọp được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn để vua, quan, dân chúng giải trí và luyện tập cho voi quen với không khí lúc lâm trận. Dưới thời chúa Nguyễn tổ chức ở cồn Dã viên trên sông Hương. Dưới thời Gia Long tổ chức ở bãi đất trống trước kinh thành. Năm 1830 vua Minh Mạng xây dựng ở gần đồi Long thọ, vị trí như ngày nay. Trận đấu cuối cùng diễn ra năm 1904 dưới đời vua Thành Thái.

d. VĂN MIẾU HUẾ : các chúa Nguyễn đã xây dựng Văn miếu ở nhiều địa điểm : làng Triều sơn, làng Lương quán, làng Long hồ. Năm 1808 vua Gia Long chọn một ngọn đồi thấp ở phía trên chùa Thiên mụ tức vị trí hiện nay để xây dựng Văn miếu uy nghi đồ sộ hơn. Có khoảng 50 công trình lớn nhỏ, 32 tấm bia tiến sĩ, 4 tấm bia khác được xây dựng trong mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 160m chung quanh có la thành bao bọc. Điện thờ chính thờ Khổng Tử và Tứ Phối, Thập nhị triết, Đông vu và Tây vu thờ Thất thập nhị hiền và các tiên nho, Thần trù, Thần khố, nhà Tổ công, Đại thành môn, Văn miếu môn.

4. Những công trình văn hoá và thắng cảnh thiên nhiên ở Thừa thiên-Huế :

a. CHÙA THIÊN MỤ : xây dựng ở đồi Hà khê – xã Hương long – cách trung tâm TP Huế 5km. Chùa Thiên mụ là ngôi chùa cổ kính nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất ở Huế. Tương truyền có một bà tiên hiện lên ở đồi Hà khê cho dân chúng biết sẽ có một vị chân chúa đến đây dựng lên chùa, thờ phật. Năm 1601 Nguyễn Hoàng qua vùng đát này nghe kể lại mới mở rộng qui mô xây dựng chùa đặt tên là chùa Thiên mụ. Đến đời vua Tự Đức đổi tên chùa là Linh mụ. Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc 1 quả chuông lớn đường kính 1m4, cao 2m4, nặng 3.285 cân lớn nhất ở Huế. Năm 1844 vua Thiệu Trị cho xây dựng tháp bát giác cao 21m24 gồm 7 tầng gọi là tháp Từ nhân sau đổi thành tháp Pháp duyên. Bố cục chùa chia ra làm 2 khu vực. Phía trước là những công trình mang tính chất lưu niệm như chuông đồng, bia đá, tháp Phước duyên, đình Hương nguyện, phía sau là điện Đại hùng, điện Địa tạng, điện Quan âm, nhà trai, nhà khách,vườn hoa, vườn thông.

b. ĐIỆN HÒN CHÉN : xây dựng trên núi Ngọc trản, trên đỉnh núi có một chỗ trũng xuống, đường kính vài mét, nước mưa thường đọng lại trông giống như cái chén đựng nước trong. Từ xưa người Chăm đã dựng đền để thờ nữ thần Ponagar. Về sau người Việt theo Thiên tiên thánh giáo, là một tôn giáo bình dân ở địa phương với danh xưng Thánh mẫu Thiên y A na. Từ năm 1854 Liễu Hạnh công chúa ( tức Vân Hương thánh mẫu ) có nguồn gốc từ miền Bắc cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra ở điện Hòn chén còn thờ Phật, Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên trong đó có vua Đồng khánh. Khi lên ngôi vua Đồng Khánh cho xây dựng điện khang trang hơn gọi là Huệ Nam điện. Điện thờ chính là Minh kính đài bao gồm : Thượng cung (Thượng điện ), Cung hội đồng, tiền điện. Bên phải Minh kính đài là nhà Quan cư Trinh cát viện, chùa Thánh, bên trái là dinh Ngũ vị thánh bà, động thờ ông Hổ, am ngoại cảnh, am thủy phủ.

c. CẦU TRƯỜNG TIỀN : trong những thế kỷ trước muốn qua lại trên sông Hương người ta phải dùng các chuyến đò ngang như : bến đò Kim long,Thừa phủ, bến đò Cồn. Cầu Tràng tiền được xây dựng từ năm 1897-1899. Cầu có 6 vài, 12 nhịp, chiều dài 401,10cm, chiều ngang 6m20, mặt cầu lúc đầu chỉ lát gỗ lim. Cầu Tràng tiền từ khi xây dựng đến nay đã có 5 tên gọi khác nhau : cầu Thành thái ( 1899-1907 ), cầu Clemanceau (1914-1918 ), cầu Nguyễn Hoàng ( 1945 ), cầu Tràng tiền ( 1995 ), cầu Trường tiền.

d. CHỢ ĐÔNG BA : nằm trên đường Trần Hưng Đạo được xây dựng năm 1899, tên Đông ba do chợ tọa lạc ở bên ngoài cửa Chánh đông. Thời Gia Long ngoài kinh thành Huế có một chợ gọi là Qui giã thị ( Le marché de ceux qui reviennent ). Đến đời Quang Toản loạn lạc chợ ngưng hoạt động. Năm 1885 kinh đô thất thủ, chợ bị đốt sạch. Năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây dựng lại chợ gồm đình chợ và quán chợ. Nắm 1899 vua Thành Thái cho dời chợ Đông ba ra ngoài. Sau nhiều biến động chợ Đông ba được xây dựng lại năm 1986.

e. CẦU NGÓI THANH TOÀN : cầu ngói Thanh toàn bắc qua 1 con hói chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh toàn thuộc xã Thủy thanh – huyện Hương thủy ngày nay,cách trung tâm TP Huế 8km. Làng Thanh toàn được thành lập vào thế kỷ XVI từ những di dân từ đất Thanh hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận hoá có 12 vị tộc trưởng đến lập nghiệp, tạo nên 12 họ của làng. Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của Trần là bà Trần Thị Đạo vợ 1 quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưngkhông có con, bà đã cúng tiền xây dựng chiếc cầu gỗ cho dân chúng qua lại. Năm 1925 vua Khải Định đã ban sắc phong thần cho bà và lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

f. TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ : được thành lập ngày 17.9.1986, xây dựng trên mảnh đất của Dinh thủy sư , một trại thủy quân hoàng gia. Sau khi tốt nghiệp trường tiểu học Pháp – Việt Đông ba, Nguyễn Sinh Cung đã thi đậu và vào học ở trường Quốc học Huế. Học sinh được nhận vào trường Quốc học là : công tử con các hoàng thân, tôn sanh con các hoàng gia, ấm tử con các quan, học sinh trường Thành nhơn và Quốc tử giám. Trường Quốc học Huế đã tồn tại gần 1 thế kỷ. Nơi đây nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú của Đảng, những nhà hoạt động văn hóa xuất sắc đã học : đ/c Trần Phú, Nguyễn Chí Diễu, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, VõNguyên Giáp, Tố Hữu.

g. LÀNG DƯƠNG NỔ : nằm trên đường ra cửa biển Thuận an, là nơi Nguyễn Sinh Cung thửơ nhỏ sống với cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc dạy học. Năm 1898 sau khi dự khóa thi Hội không đậu, cụ Nguyễn Sinh Sắc được ông Nguyễn Viết Tuyên người làng Dương nổ mời về dạy cho các con mình chuẩn bị kỳ thi Hương.

h. RỪNG QUỐC GIA BẠCH MÃ : núi Bạch mã cách TP Huế 60kmvề phía Nam, độ cao 1.450m lại ở vị trí chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Bắc-Nam nên quanh năm có khí hậu ôn đới, là nơi nghỉ mát nổi tiếng. Ở đây có thảm thực vật vô cùng phong phú và hệ động vật dồi dào. Bạch mã có nhiều dòng suối và thác ngoạn mục. Người Pháp đã phát hiện ra Bạch mã và khai thác từ năm 1941-1945 và có 139 biệt thự. Rừng quốc gia Bạch mã có những điểm tham quan : Ngũ hồ, đồi Bảo an, suối Hoàng yến,thác Đỗ quyên, thác Bạc.

k. SÔNG HƯƠNG : còn có tên là sông Dinh hay sông Lô Dung, dòng sông mang tên đẹp như 1 cô gái, đầy mùi vị có lẽ nhờ mùi thơm tinh khiết của những cây sâm rừng, xương bồ mọc ở đầu nguồn. Sông Hương có 2 ngọn nguồn xuất phát từ dãy Trường sơn : nguồn Tả trạch và nguồn Hữu trạch. Sông Hương dài 30km kể từ Bằng lãng đến cửa Thuận an. Độ dốc của dòng nước so với mặt nước biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy rất chậm.

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương