Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam



tải về 0.56 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.56 Mb.
#3086
1   2   3   4   5   6   7   8

h. CHÙA HANG : trong hang đá của chùa Hang có 2 tượng Phật tạc theo kiểu Thái lan do 2 vị hoàng tử Chiêu Túy và Chiêu Xí Xang, con của vua Xiêm đắp trong lúc Mạc Thiên Tích cho lánh nạn ở đây. Hang này cả ngàn năm trước là một hòn đá ở giữa biển, bị sóng xâm thực bào mòn chân núi, đục đẽo thành hang. Sau đó được phù sa bồi đắp nên đã nằm yên trong đất liền thành núi. Trước cửa hang ở phía Nam có miếu bà chúa Xứ chùa Hang.



D – TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN

D1 – TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – LÂM ĐỒNG

I . TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – TP ĐÀ LẠT ( 304 km ) :

1. Tỉnh Đồng Nai :

a. TP Biên hòa ( xa lộ Hà nội )


b. Huyện Thống nhất ( Quốc lộ 1A )
- Chợ Sặt – Ngả 3 Dầu giây ( Quốc lộ 20 )
c. Huyện Định quán
d. Huyện Tân phú

2. Tỉnh Lâm đồng :

a. Huyện Đạ hoai


- Thị trấn Mađagui, đèo Chuối, khu du lịch Suối Tiên
b. Huyện Bảo lộc : đèo Bảo lộc
c. Huyện Di linh
d. Huyện Đức trọng : đèo Phú hiệp
e. TP Đà lạt : đèo Prenn

II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG :

1. Vị trí địa lý :

Diện tích 10.202 km2, có 3 cao nguyên: cao nguyên Lâm viên (cao 1.500m), cao nguyên Đơn dương – Liên khương (cao 1.000m), cao nguyên Di linh – Bảo lộc (cao 800m). Tỉnh Lâm đồng có 120.000 người dân tộc với 26 dân tộc ít người: người K’ho 65.000 người, người Mạ 18.000 người. Từ năm 1892 – 1894 bác sĩ Yersin đã tiến hành những đợt khảo sát từ Nha trang – Phnômpênh. Ngày 21.6.1893 ông phát hiện ra cao nguyên Langbian. Năm 1899 toàn quyền Đông dương Paul Doumer đích thân xem xét 2 địa điểm: thung lũng Dankia do bác sĩ Yersin chọn, TP Đà lạt do bác sĩ Tardiff. Cuối cùng Toàn quyền Đông dương đã chọn TP Đà lạt làm thành phố nghĩ dưỡng và công cuộc xây dựng thành phố bắt đầu



2. Những điểm tham quan

a. THIỀN VIỆN TRÚC LÂM : diện tích 2 ha tựa lưng vào núi Phượng hoàng gồm có 2 khu: nội và ngoại viện; nội viện lại chia ra làm 2 khu vực: tăng và ni. Ngoại viện có nhiều công trình tiêu biểu do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Nguyễn Tín phác thảo. Thiền viện khánh thành ngày 19.3.1994. Công trình mang đậm nét kiến trúc Trung hoa và Nhật bản. Nội viện có tượng Phật thích ca sơn son thếp vàng. Ngôi nhà tiếp khách ở phía phải, có một tầng gác gỗ, phía trái là Tham vấn đường và lầu chuông.
b.
b. THUNG LŨNG TÌNH YÊU: do người Pháp đặt tên là Vallée d’ amour. Đến năm 1953 Nguyễn Vỹ- Chủ tịch Hội đồng thị xã bấy giờ mới đổi tên là Thung lũng tình yêu. Phía dưới thung lũng là hồ nước lượn qua những quả đồi rợp bóng thông và yên ả. Hồ nước có tên hồ Đa thiện do một con đập ngàn giòng suối chảy về từ những núi đồi quanh đó

c. HỒ XUÂN HƯƠNG : chu vi 5.000m, rộng 4,5ha, trước đây vốn là dòng suối có người Lạt, Chil sinh sống. Năm 1919 Labbé đã cho xây dựng một cái đập. Năm 1923 xây thêm một đập nữa tạo thành 2 hồ. Tháng 3.1932 cơn bão lớn đã làm đập bị đổ. Năm 1934 – 1935 Trần Đăng Khoa đã cho xây dựng lại một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo (quản đạo Phạm Khắc Hòe) người Pháp gọi là Grand lacques (hồ Lớn). Năm 1953 ông Nguyễn Vỹ- Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà lạt đã lấy tên nhà thơ nữ nổi tiếng vào thế kỷ XIX để đặt tên là Hồ Xuân Hương

d. THÁC DATANLA: theo cách gọi của người K’ho là Đa-tàm-n’ha (nước dưới lá) liên quan đến cuộc chiến tranh giữa người Chàm và Lạt, Chil. Nhờ có nước người Lạt đã trụ được ở Prenn, giữ được Đà lạt trong khi người Chăm không biết dưới lá có nước nên phải rút lui sau một thời gian đánh người Lạt tại Prenn

e. HỒ THAN THỞ: lúc đầu chỉ là một cái hồ nước nhỏ, về sau người Pháp cho làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên Lacques des Souprise. Theo sắc lệnh số 143 NV ngày 22.10.1956 đổi tên là Hồ Than Thở. Từ năm 1975 có một thời gian người ta gọi là hồ Sương mai. Vào cuối thế kỷ XVIII nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng tham gia vào đội quân Tây sơn để đánh giặc. Một ngày Hoàng Tùng chia tay với Mai Nương nơi bờ hồ để ra đi cứu nước. Sau đó lại có tin Hoàng Tùng tử trận, Mai Nương buồn rầu, quyết chết theo người yêu. Khi Hoàng Tùng thắng trận trở về tìm lại người xưa không còn nữa. Khi Nguyễn Anh chiếm lại Phú Xuân. Đau đớn tình riêng và xót xa cho vận nước, Hoàng Tùng đã nhảy xuống hồ chết theo Mai Nương. Đối diện với hồ là rừng ái ân. Trong khu rừng này có đồi thông hai mộ liên quan đến mối tình của chàng Tâm và cô Thảo

f. THÁC PRENN : theo tiếng Chăm có nghĩa là vùng xâm chiếm. Vua Chăm là Pô- rê- mê đã đưa quân đi đánh chiếm các vùng đất lân cận trong đó có vùng Đà lạt-Lâm đồng. Chiến tranh diễn ra dai dẳng và lấy ngọn núi Prenn làm ranh giới. Thác Prenn cao 6m có thời kỳ là nơi nghỉ chân của Ngô Đình Nhu trong những chuyền đi săn và tiếp các bộ lạc Tây nguyên. Từ năm 1968 du khách đến đây thưa thớt vì chiến tranh ác liệt. Thỉnh thoảng ở đây cũng có những cuộc picnic, những buổi họp kín của sinh viên học sinh. Sau năm 1972 thác Prenn càng trở nên vắng khách. Từ năm 1978 thác Prenn được giao cho Công ty du lịch Lâm đồng quản lý


g. THÁC CAMLY: là dòng suối nối với hồ Xuân Hương. Tên thác Cam ly có từ khi người Pháp lên thám hiểm Langbian năm 1893. Lúc đó 2 cha con người đứng đầu buôn Ya- gút là Hamon và Đàm M’Ly xuống vùng tộc Raylay để mua bán và đổi muối. Sau đó Đàm M’Ly trúng gió chết. Người trong buôn đi tìm thì xác của Hamon và Đàm M’ Ly chết ở bờ suối

h. LÂU ĐÀI MẠNG NHỆN : được thể hiện qua bàn tay của kiến trúc sư Đặng Việt Nga, năm 1990 bản vẽ được hoàn chỉnh và năm 1997 tòa nhà mới được xây dựng xong. Tòa nhà có 5 tầng, hình dạng giống như một gốc cây. Cầu thang xoay quanh lâu đài như một sợi dây leo to. Ơ mỗi tầng đều có một căn phòng nhỏ thiết kế theo từng chủ đề riêng biệt như: quả bầu, sư tử, gấu, ống trúc, chuột túi…

i. THÁC GOUGAH: từ Gougah của dân tộc K’Ho cho là “bờ sông giống cái củi lồng”. Còn người Kinh thì gọi là Ổ gà vì dòng thác được chia ra làm 2 nhánh: một bên là dòng thác đỏ chảy im lìm tựa hồ như lòng đỏ của trứng gà, còn một bên thì bọt nước trắng xóa bao phủ tựa như lòng trắng của một quả trứng. Theo dã sử của người Chăm, Gougah khi xưa vốn là nơi cất dấu kho tàng của hoàng hậu Nat Biut (tức Huyền Trân công chúa)

j. THÁC PONGOUR: còn được gọi là thác 7 tầng hay thác Thiên thai. Tên gọi của thác Pongour: người Pháp cho rằng vùng đất này có nhiều Kaolin (đất sét trắng); tiếng K’ho có nghĩa là 4 sừng tê giác. Truyền thuyết này có liên quan đến nàng Kanai là nữ tù trưởng xinh đẹp và có sức khỏe hơn cả thanh niên K’ho – Churu, có tài chinh phục các loại thú rừng đặc biệt là tê giác. Hằng năm vào rằm tháng giêng có lễ thác Pongour, tổ chức những cuộc viếng chùa, miếu, di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân tộc K’ho, Chu-ru và các dân tộc di cư từ năm 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng)

k. CHÙA THIÊN VƯƠNG CỔ SÁT (CHÙA TÀU): còn có tên là chùa Phật trầm (vì có bộ tượng Tam tôn bằng trầm hương)- số 385 đường Khe sanh – P10 – TP Đà lạt. Chùa được xây dựng năm 1958 trên diện tích 2ha, được trùng tu năm 1989. Chính điện có tượng Phật Di lặc, tượng Tam tôn được thỉnh từ Hongkong về năm 1958. Đây là ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Huê nghiêm của Trung hoa. Phía sau chùa trên đỉnh đồi là tượng Phật thích ca Phật đài

l. VƯỜN HOA MINH TÂM: hay còn gọi là vườn hoa Bộ nội vụ do ông David xây dựng năm 1937. Khi về nước ông đã bán biệt thự này cho ông Nghiệp Đoàn và ông Minh Tâm là con của ông Nghiệp Đoàn. Khi sang Pháp ông đã hiến lại cho nhà nước khu biệt thự này

m. CHÙA LINH PHƯỚC : tọa lạc ở khu Trại Mát được xây dựng năm 1948, ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ, năm 1990 được trùng tu lại khang trang hơn với diện tích tăng gấp đôi. Kiến trúc do nghệ nhân người Huế thực hiện. Chí nh điện có tượng Phật thích ca ngồi tham thiền ở độ cao 3m. Bên cạnh có con Rồng đá ghép bằng 12.000 vỏ chai bia

n. THÁC DAMBRI: huyện Bảo lộc, cao 57m bề rộng 20m. Hệ thống thác Dambri gồm có 3 thác: Đạ sa, Đạ tồn, Đạ ái nằm trong khu rừng già rộng khoảng 1.000ha. Thác Dambri gắn liền với truyền thuyết về tình yêu của nàng Hơ-By làng Đạ Mbri là con gái một gia đình có nhiều nô lệ nhưng nàng lại đem lòng yêu thương chàng trai là nô lệ của cha mình. Người cha đã bắt chàng nô lệ bán cho một làng khác cách xa hàng ngàn cây số với hy vọng họ không gặp nhau nữa. Nhưng người yêu vẫn tìm về với nàng và những mũi tên của cha nàng được đem ra sử dụng. Bỗng nhiên mặt đất sụp xuống tạo thành dòng nước trắng xóa là thác Dambri

D2. TUYẾN DU LỊCH T.P HỒ CHÍ MINH – ĐAKLAK – GIA LAI – KONTUM

I- TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ T.P HỒ CHÍ MINH – BUÔN MA THUỘT (348km) – PLEIKU (535km) –KONTUM (582km)
1. T.P Hồ Chí Minh:

a. Quận Bình thạnh


- Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – cầu Bình triệu
b. Quận Thủ đức
- cầu Bình triệu – cầu Vĩnh bình

2. Tỉnh Bình dương (QL 13)]

a. Huyện Thuận an


- Ngả 3 Lái thiêu
b. Thị xã Thủ dầu một
- Ngả 4 Sở sao (QL 14)
c. Huyện Bến cát
d. Huyện Tân uyên

3. Tỉnh Bình phước

a. Huyện Đồng phú


b. Thị xã Đồng xoài
c. Thị trấn Cái chanh

4. Tỉnh Đăk- lăk

a. Huyện Đak-lấp


b. Huyện Đak-song
c. Huyện Đak-min
d. Huyện Cư-jut
e. T.P Buôn ma thuột
f. Huyện Sê-rê-pốc
g. Huyện Krông-pút
h. Huyện Ealeo

5. Tỉnh Gia lai

a. Huyện Chư-prông


b. T.P Pleiku

6. Tỉnh Kontum

a. Thị xã Kontum



II. TỈNH ĐAKLAK

1. Vị trí địa lý

Diện tích 19.800 km2 đứng hàng thứ nhất trong cả nước, Đaklak là tỉnh có vùng đất đỏ bazan lớn nhất trong cả nước. Cây cà phê, cao su là thế mạnh của tỉnh. Rừng có trữ lượng gỗ lớn và nhiều gỗ quí. Đaklak có đỉnh núi Chư-yang-sin cao nhất tỉnh 2.442m. Sông lớn nhất là sông Sê-rê-pốc dài 322km và chia làm 2 nhánh: Krông-krô, Krông Ana. Tỉnh Đaklak có tỉnh lỵ là TP Buôn ma thuột và 11 huyện: Krông-pút, Ea soup, Krông-păc, Mơ-đrăc, Lăk, Đăkmin, Đăk-nông, E H’leo, Krông-Ana, Krông-bông, Crưm-ga. Về dân tộc người Kinh chiếm đa số, người Ê-đê, Mơ-nông và các dân tộc khác. Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới 200 km.



2. Văn hóa dân tộc Tây Nguyên

a. LỄ HỘI ĐUA VOI :

Ở nước ta voi nhà tập trung nhiều nhất ở Đaklak với khoảng 40 con, trong đó bản Đôn huyện Ea-Soup là có nhiều đàn voi nhất. Hội đua voi thường diễn ra vào mùa xuân (tháng 3 âm lịch). Chuẩn bị cho lễ hội người quản tượng đưa voi vào rừng có nhiều cây cỏ, ăn thêm chuối chín, đu đủ, mía, bắp, khoai lang, cám gạo và không làm viêc nặng để giữ sức. Bãi đua voi là một dãi đất bằng phẳng, dài từ 1-2km, chiều ngang đủ để 10 con voi giăng hàng đi một lúc. Theo lệnh của người điều khiển, trên lưng voi có 2 người quản tượng trang phục sặc sỡ, những con voi phóng về phía trước trong tiếng hò reo của khán giả lẫn tiếng cồng chiêng. Ngày hội đua voi phản ánh tinh thần thượng võ của người M’Nông



b. LỄ ĂN CƠM MỚI :

Hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, các dân tộc ở Tây nguyên tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn thần và vui mừng thụ hưởng kết quả của một quá trình lao động. Người Ba-na theo đạo Thiên chúa tuy không cúng bái nhưng vẫn giết heo, gà, dê trong lễ cúng cơm mới. Người Jarai theo đạo Tin lành thì bỏ tục uống rượu cần, chuẩn bị heo gà, con trai lo chặt củi, con gái lo giả gạo. Thầy cúng trong bộ lễ phục hút rượu cần vào một cái bát mời nữ chủ nhân cao tuổi nhất ngồi trước mâm, chân đặt lên lưỡi rìu nhận lễ. Sau đó là cuộc tiệc vui của tất cả mọi nười. Trong ngày lễ hội này còn có những trò chơi như: đẩy gậy, múa khiên, múa kiếm, thi bắn cung nỏ.



c. LỄ ĐÂM TRÂU :

- Lễ đâm trâu mừng chiến thắng, thắng lợi : thường tổ chức tại nhà krông và kéo dài trong 3 ngày. Chủ đề buổi lễ là già làng. Nội dung là mừng chiến công của cộng đồng này với cộng đồng kia hoặc khánh thành nhà krông. Ngoài con trâu còn phải chuẩn bị những lễ vật khác như: heo, gà, rượu cần, gạo, nếp… Một cây tre cao được dựng tựa vào cột chính làm nêu, khi con trâu được cột vào gốc cây nêu trong ánh chiều vàng và tiếng cồng chiêng thúc giục mọi người đến dự lễ. Hai thanh niên ăn mặc dũng sĩ trong tư thế vờn nhau, người thứ ba xuất hiện tay cầm gậy dài vờn trước mặt con trâu cho nó lồng lộn, tiếp theo là đội múa Tap Mlia. Khi trời gần sáng mọi người tụ tập quanh cây nêu để làm lễ đâm trâu: 1 thanh niên cầm chiếc mác, 1 người cầm chiếc lái chém một nhát vào khuỷu chân làm cho nó lồng lên chạy quanh cây nêu. Bắng động tác thật mạnh người thanh niên đưa lưỡi giáo xuyên tận tim. Họ lấy chiếc nồi đồng có đựng ít rượu pha với huyết. Thầy cúng lấy rượu pha huyết, cắt 1 ít tai, mũi, mi mắt, lông đuôi để cúng thần linh. Sau đó con trâu được đem thui, xả thịt làm thức ăn đãi khách

- Lễ đâm trâu của gia đình : con trâu tế thần là của gia chủ chuẩn bị. Chủ nhà cầm bát gạo đầy bốc từng nắm vẫy lên lưng trâu. Sau khi giết con vật lấy máu vấy vào cột. Người chủ gia đình bốc thịt nhét vào miệng từng người

c. LỄ BỎ MÃ :

Dân tộc Jarai sống theo làng gọi là plei. Khu mã bao giờ cũng nằm ở đầu giọt nước. Mỗi nhà mồ của dân tộc Jarai duy nhất có một cái hòm. Bất kỳ già,trẻ,trai,gái chết trước sau đều chôn vào đó. Từ 10-15 năm khi khu nhà mã quá nhiều người được chôn thì các già làng quyết định làm lễ bỏ mã



3. Những điểm tham quan ở tỉnh Đaklak :

a. THÁC DRAY- SAP: còn có tên là thác khói sương nói về huyền thoại tình yêu của nàng H’ Mi xinh đẹp và chàng Y- Rit khỏe mạnh nhưng trời (giàng) bắt tội không thể lấy nhau. H’Mi là con của một vị tù trưởng nổi tiếng giàu có còn Y- Rit nhà nghèo lại mồ côi cha mẹ nhưng cha mẹ của H’Mi lại định gả nàng cho một tù trưởng giàu có ở làng bên cạnh. Nàng tìm đến gốc cây kơ-nia để tâm sự cùng người yêu trong mối tình tuyệt vọng thì trên trời xuất hiện con quái vật lao xuống cây kơ-nia vồ lấy nàng H’Mi. Chàng Y- Rit chụp lấy chân con quái vật để giành lấy người yêu, nó dẫm chân xuống đất tạo thành 1 cột nước khổng lồ cuốn lấy nàng H’Mi. Chàng Y- Rit ngất đi và biến thành cổ thụ, chỗ cột nước khổng lồ biến thành ngọn thác

b. HỒ LĂK: ở huyện Lăk là hồ nước lớn nhất ở Tây nguyên. Diện tích vào mùa hè là 500ha, mùa mưa rộng thêm từ 100-200ha. Lòng hồ sâu 6m, có độ cao 400m so với mặt nước biển. Ven hồ Lăk là vùng đầm lầy, cây cối, lát mọc cao đến hàng mét. Đến mùa khô sếu bay về đây đậu rất nhiều. Hồ Lăk có rất nhiều loại cá, riêng loại ốc bươu có con đường kính 5- 6cm. Chính tại đây vua Bảo đại xây dựng một biệt điện để hàng năm đến nghỉ ngơi và người ta đã vớt từ đáy hồ một chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ sao mà trước kia vua Bảo đại đã sử dụng

c. BUÔN ĐÔN: thuộc huyện Ea-soup tỉnh Đăklăk là nơi cư ngụ của dân tộc Êđê, M’Nông, Lào. Dân tộc Êđê có khoảng 195.000 người thờ nhiều thần linh, ở nhà dài, theo chế độ mẫu hệ. Dân tộc M’Nông khoảng 67.300 người, đề cao thần Lửa, sống thành làng, theo chế độ mẫu hệ. Dân tộc Lào có khoảng 9.000 người chịu ảnh hưởng của Phật giáo, thờ cúng tổ tiên, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Người đứng đầu bản chết thỉ thiêu xác. Ở Buôn Đôn còn có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông tổ là Khun-su- nôp (1838 – 1924). Đầu tiên ông đào những cái hố sâu mỗi chiều 2m để bắt voi con, sau đó ông huấn luyện voi nhà để bắt voi rừng. Trong cuộc đời ông đã bắt được 444 con voi

d. NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT : vào đầu thế kỷ XX để đối phó với những phong trào yêu nước và phong trào cách mạng Pháp đã xây dựng một hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó có nhà đày Buôn ma thuột. Nhà đày Buôn ma thuột được xây dựng năm 1920 với qui mô kiên cố trên 1 mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 200m, tường cao dày bao bọc chung quanh. Nhà đày chia ra 6 lao, mỗi lao giam những loại tù nặng nhẹ khác nhau. Từ năm 1930 nhà đày Bôn ma thuột đã giam giữ những chiến sĩ cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ…

e. BẢO TÀNG VĂN HOÁ DÂN TỘC TÂY NGUYÊN : năm 1926 ngôi nhà được xây dựng bằng xi măng, gạch vôi kiên cố, hoàn thành năm 1927 mang tên Tòa Công sứ Pháp. Sau cách mạng tháng 8 tòa nhà này làm trụ sở của Hội đồng cố vấn cách mạng. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt nam vua Bảo Đại đã đến đây làm việc, nghỉ ngơi, săn bắn có tên gọi là Biệt điện Bảo Đại. Sau năm 1975 một phần tòa nhà sử dụng làm nhà khách, một phần làm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây nguyên.

- Phòng 1 : trưng bày trang phục các dân tộc


- Phòng 2 : trưng bày mô hình nhà krông, các bộ ché rượu
- Phòng 3 : trưng bày thuyền độc mộc, khung dệt
- Phòng 4 : các dụng cụ săn bắt voi và quần áo bằng vỏ cây
- Phòng 5 : dụng cụ âm nhạc dân tộc

III – TỈNH GIA LAI :

1. Vị trí địa lý :

Tỉnh Gia lai có tỉnh lỵ là TP Pleiku và các huyện : Chư M’gar, Chư-prông, Mang-giang, Krông-pa, An khê, A-dun-pa, Chư-pa. Về dân tộc có người Kinh, Jarai, Nhắng, K’ho ,Hrê, Thái, Mường. Đất đai tỉnh Gia lai chia làm 3 dạng : rừng núi, cao nguyên và thung lũng. Rừng chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh.



2. Những điểm tham quan :

a. BIỂN HỒ TƠ NƯNG : cách TP Pleiku khoảng 10 km có 1 hồ nước lớn gọi là Biển Hồ (hồ Tơ-nưng). Nằm ở giữa vùng cao nguyên đất đỏ nên nước hồ Tơ-nưng quí như hòn ngọc. Nước hồ trong xanh quanh năm không bao giờ cạn. Theo dân gian Biển Hồ xưa là miệng núi lửa ngưng hoạt động từ lâu. Chung quanh hồ là cây cối và các loại hoa làm cho cảnh sắc của hồ rất ngoạn mục. Đứng ở bên hồ có thể nhìn bao quát cả một vùng Tây nguyên. Ngọn núi cao Hơ-rưng đứng bên cạnh càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Biển Hồ.

IV. TỈNH KONTUM :

1. Vị trí địa lý :

Tỉnh Kontum có tỉnh lỵ là thị xã Kontum và các huyện Đắc giây, Đắc tô, Kon-plong, Sa thầy, Khang, Chư-srê. Dân tộc gồm có người Kinh, Bana, Xê-đăng, Nhắng, K’ho, H’rê, Thái, Mường…Tỉnh Kontum có nhiều sông ngòi và chia ra làm 3 hệ thống :

- Sông Pơ-cô : bắt nguồn từ phía Tây núi Ngọc lĩnh. Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông từ 10-11 tỉ m3 nước nên có khả năng xây dựng nhiều công trình thủy điện.
- Sông Ba : bắt nguồn từ Kon-Flông và đổ ra biển ở thị xã Tuy hòa.
- Sông Ia-đrăng, Ia-lốp : có khả năng tưới 46 ha đất trồng trọt.

2. Những điểm tham quan :

a. NHÀ KRÔNG K’RON-BÀNG :

Với lối kiến trúc độc đáo, nhà krông có hình dáng như lưỡi chiếc búa khổng lồ đưa thẳng lên trời như thách đố với thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà krông là trung tâm chỉ đạo sản xuất, trụ sở bộ máy quản trị của dân làng ( giải quyết những tranh chấp, xích mích ), là trường học của lớp trẻ, là hội trường và nhà khách của buôn làng.

Vào khoảng năm 1924 dân làng K’ron-bàng bắt đầu xây dựng ngôi nhà krông. Những cột chính được voi kéo từ rừng về đường kính 0m8, cao khoảng 8m và được tô điểm những nét hoa văn đặc trưng của dân tộc Bana. Nhà krông có chiều dài 14m, rộng 10m ,chiều cao từ mặt đất lên đến nóc khoảng 24-25m, mái ban đầu lợp bằng tranh dày đến 1m. Nhà krông K’ron-bàng được xem là nhà krông cổ nhất, lớn nhất ở Tây nguyên.

b. TƯỢNG NHÀ MỒ DÂN TỘC BANA :

- Lớp tượng thứ nhất : biểu hiện sự tái sinh hay hình thành một cuộc sống mới ( tượng những cặp nam nữ khỏa thân, cặp nam nữ giao hợp ), tượng những phụ nữ có thai, tượng bào thai mới ra đời trong tư thế ngồi co.

- Lớp tượng thứ hai : rất phong phú về thể loại,người Bana gọi là “ dik “ (người hầu ) gồm tượng phụ nữ, đàn ông, người đánh trống, người đi săn, người giả gạo, thợ rèn, mẹ bồng con, chó, khỉ, rùa,voi, chim… và cả tượng lính Pháp, thợ chụp ảnh, cầu thủ bóng đá.

- Lớp tượng thứ ba : những ảnh hưởng của xã hội, văn hoá từ bên ngoài vào đầu thế kỷ XX gồm các tượng lính Pháp, lính Mỹ, bộ đội, máy bay,trực thăng, xe tăng…

E – TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

E1. TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – BÌNH THUẬN – NINH THUẬN – KHÁNH HOÀ :

I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – PHAN THIẾT ( 177 km ) – PHAN RANG (315 km) -NHA TRANG ( 418 km ):

1. Tỉnh Đồng Nai :

a. Huyện Thống nhất


- Ngả 3 Dầu giây ( Quốc lộ 1A ) – ngả 3 Long khánh
b. Huyện Long khánh
- Chợ trái cây đêm Bảo hoà
c. Huyện Xuân lộc
- Ngả 3 Ông Đồn, núi Chứa chan, núi Le

2. Tỉnh Bình thuận :

a. Huyện Hàm thuận nam


- Ngả 3 Hàm tân, núi Tà cú
a. TP Phan thiết
b. Huyện Hàm thuận bắc
- Núi Tà-zôn
c. Huyện Bắc bình
- Núi Bàu thiên, núi Hòn một
e. Huyện Tuy phong
- Ngả 3 Tuy phong, bãi biển Cà ná

3. Tỉnh Ninh thuận :

a. Huyện Ninh phước


b. Thị xã Phan rang
c. Huyện Ninh hải

4. Tỉnh Khánh hòa :

a. Huyện Cam ranh


b. Huyện Diên khánh
c. TP Nha trang

II – TỈNH BÌNH THUẬN :

1. Vị trí địa lý : Tỉnh lỵ của tỉnh Bình thuận là TP Phan thiết và các huyện : Hàm thuận nam, Hàm tân, Tánh linh, Hàm thuận bắc, Bắc bình, Tuy phong. Về dân tộc đa số là người Kinh, có hơn 50.000 người Chăm theo Bà la môn giáo, có 2 hay 3 làng người Chăm theo đạo Hồi. Tỉnh Bình thuận có hơn 150 ghe thuyền đánh cá. Cuộc sống của cư dân ở đây chủ yếu dựa vào đánh bắt cá và chế biến hải sản.

2. Những điểm tham quan :

a. TRƯỜNG DỤC THANH : là trường tư thục đầu tiên ở Phan thiết do 2 ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quí Anh ( con Nguyễn Thông ) vận động người thân xây dựng ngôi trường năm 1908 theo sự gợi ý của cụ Phan Chu Trinh. Lúc bấy giờ người thanh niên Nguyễn Tất Thành được phân công dạy lớp 3, lớp nhì. Trường chỉ có 1 phòng học và 4 dãy bàn, lớp này học thì lớp khác ra chơi. Phía sau trường vẫn còn gốc cây khế trên 100 tuổi mà trước kia thầy giáo Thành thường chăm sóc và Ngọa du sào là thư viện của trường. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở lại đây từ tháng 9.1910-2.1911. Khu di tích này được Bộ văn hoá và thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 12.4.1986.

b. BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN :

Khởi công xây dựng năm 1983, hoạt động năm 1986, nâng cấp năm 1986 và mở cửa đón khách ngày 1.6.1998.


- Tầng trệt :
• Phòng trưng bày hình ảnh, tài liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đời đến năm 1930.
• Phòng trưng bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Bình thuận, chân dung những nhân vật đã xây dựng nên trường Dục thanh.
- Tầng lầu : đề cập đến hoạt động của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài về VN cho đến lúc mất.

c. THÁP CHÀM PÔSƯNƯR : ( tháp Phú hài )

Vua Chăm Parachanh có 2 người con : công chúa Pôsưnưr ( Bà Tranh ) và Thái tử Kathit ( hay Pôđam, người Việt gọi là Trà Duyệt ). Bà là thứ hậu của vua Lê xin đến phía Nam Panduranga ( vùng sông Lũy ) vận động dân Chăm phá rừng lập rẫy làm vườn. Sau đó bà lên vùng Ma lâm Chàm tổ chức cho dân Chăm canh tác, phát rừng làm rẫy, trồng bông dệt vải. Tại đây bà kết hôn với Pô Sahaniempar một lãnh chúa người Chăm theo đạo Ấn Hồi. Đối với người Chăm bà Pôsưnưr là người có công đối với dân tộc, tổ chức cho dân Chăm canh tác, định ra phép tắc ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội. Cùng với Pôđam tham gia hướng dẫn các công trình thủy lợi ở phía Nam Panduranga ( từ Tuy phong – Tánh linh ). Cư dân ở Ma lâm Chàm mỗi khi có việc đến cầu hiển linh bà đều được như y, sản xuất được mùa. Tháp Pôsưnưr xây dựng vào thế kỷ XV. Quần tháp hiện nay chỉ còn lại 3 cái : 2 cái lớn và 1 cái nhỏ. Tháp chính lớn và cao nhất ( khoảng 20m ) nằm trên đồi cao, trong tháp có 1 tượng linga trơn tròn được phủ 1 lớp vải đỏ. Phía trước tháp chính về hướng Đông bắc có 1 tháp phụ nhỏ cao khoảng 2m5, cách tháp chính khoảng 10m có 1 tháp thứ ba cao khoảng 15m.



d. LẦU ÔNG HOÀNG : là nơi tạo nguồn cảm hứng cho nhà thơ Hàn Mặc Tử, toạ lạc trên đồi Ngọc lâm, ở độ cao 150m. Năm 1910 ông hoàng người Pháp MontPensier đã cho xây dựng 1 lâu đài tráng lệ, diện tích 536 m2 có tên là “ Tổ chim ưng “. Năm 1933 Pháp giao ngôi nhà này cho Bảo Đại. Năm 1952 Pháp đã cho xây dựng tại đây 1 lô cốt.

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương