Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam



tải về 0.56 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.56 Mb.
#3086
1   2   3   4   5   6   7   8

l. NÚI NGỰ BÌNH : núi Ngự bình cao 105m, dáng uy nghi, cân đối, đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông. Hai bên núi Ngự bình có 2 ngọn núi nhỏ châu vào là Tả Bật sơn và Hữu Bật sơn. Ngự bình như 1 bức bình phong án ngự trước mặt kinh thành Huế.

B – TIỂU VÙNG DU LỊCH PHÍA BẮC

I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HUẾ – TX QUẢNG TRỊ ( 74km ) – TX ĐỒNG HỚI (166km ) :

1. Tỉnh Thưà thiên – Huế

a. TP Huế


b. Huyện Hương trà
c. Huyện Phong điền

2. Tỉnh Quảng Trị

a. Huyện hải lăng


b. Thị xã Quảng trị
c. Huyện Triệu phong
d. Thị xã Đông hà
e. Huyện Gio linh
f. Huyện Vĩnh linh
1. Tỉnh Quảng bình
a. Huyện Lệ thủy
b. Huyện Quảng ninh
c. Thị xã Đồng hới
d. Huyện Bố trạch
- Thị trấn Hoàn lão
- Xã Xuân sơn

II -TỈNH QUẢNG TRỊ :

1. Vị trí địa lý : diện tích 4.588km2, dân số 562.300 người. Tỉnh Quảng trị gồm có thị xã Quảng trị, thị xã Đông hà và các huyện Vĩnh linh, Gio linh, Cam lộ, Triệu phong, Hải lăng, Hương hóa, Đak-rông. Dân tộc gồm Kinh, Bru, Vân kiều, Pacô, Tà ôi, Nùng, Stiêng, Xu đăng. Khí hậu rất khắc nghiệt, có gió Lào ( gió Tây nam ) rất khô nóng.

1. Những điểm tham quan :

a. THÁNH ĐỊA LA VANG : nằm trong khu vực Dinh Cát, nay thuộc xã Hải phú – huyện Hải lăng – tỉnh Quảng trị thuộc Tổng Giáo phận Huế, cách TP Huế 60km về phía Bắc. Có 3 cách giải thích về địa danh La vang

- Vương cung Thánh đường : đầu tiên là nhà tranh vách đất xây dựng khoảng năm 1820, năm 1885 một nhà thờ bằng tranh được xây dựng trên nền nhà cũ. Năm 1886 xây dựng thánh đường theo kiến trúc Việt nam có sức chứa khoảng 400 người được thi công trong 15 năm ( 1886-1901 ). Đến năm 1945 một thánh đường kiến trúc theo kiểu Pháp được xây dựng thay thế cho thánh đường cũ đã bị mục nát.

- Linh đài Đức mẹ : pho tượng được dựng năm 1901. Theo lời truyền tụng Đức mẹ đã hiện ra tại gốc cây đa Linh đài này năm 1789. Ngoài ra còn có 1 cái giếng nước gọi là giếng Đức mẹ đào năm 1903.

b. THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ : năm 1809 Gia Long cho xây dựng thành Quảng trị ở xã Thạch hãn – Thị xã Quảng trị. Năm 1823 vua Minh Mạng cho đắp 1 thành bằng đất, đến năm 1827 xây dựng lại bằng gạch. Về cấu trúc thành chia ra làm 2 vòng:

- Thành ngoài : hình vuông, 4 góc có 4 pháo đài kiểu vauban, có 4 cửa ra vào. Thành được bao bọc bởi 1 hệ thống hào thành sâu 8m

- Thành trong : ở giữa có Thành cung. Giữa Thành trong và Thành ngoài là Dinh Tuần vũ, Dinh An sát, Dinh Lãnh binh, Nhà Kiểm học… Đến thời Pháp xây dựng thêm nhà lao, Tòa mật thám, cơ quan thuế vụ. Đến thời Mỹ có nhà làm việc của Tỉnh trưởng, nhà cố vấn Mỹ và các bộ phận chỉ huy vùng Bắc của Mỹ-ngụy. Trước năm 1972 chính quyền Sài gòn gọi thành này là thành Đinh Công Tráng.

Vào giữa năm 1972 thành Quảng trị rơi vào tay “cộng sản”, Nguyễn Văn Thiệu quyết định mở cuộc hành quân tái chiếm Quảng trị mang tên “Lam sơn 72”. Trong 81 ngày đêm Mỹ đã ném xuống 328.000 tấm bom đạn, thị xã Quảng trị có khoảng 10.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến dịch này quân đội Sài gòn đã từ bỏ ý định tái chiếm Quảng Trị



c. NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN: xã Vĩnh trường- huyện Gio linh. Khởi công xây dựng ngày 24.10.1975, khánh thành ngày 10.4.1977. Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn có 10.327 ngôi mộ liệt sĩ của hơn 40 tỉnh, thành trong cả nước. Nghĩa trang được chia ra làm 5 khu vực:
- Khu trung tâm
- Khu vực thứ 2 : khu mộ tỉnh Hà nam ninh cũ
- Khu vực thứ 3: khu mộ tỉnh Hải hưng, Thái bình, Hà bắc
- Khu vực thứ 4: khu mộ tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh, Thanh hóa
- Khu vực thứ 5: khu mộ T.P Hải phòng, tỉnh Quảng ninh, Sơn la, Lai châu, Yên bái, Bắc thái

d. CẦU HIỀN LƯƠNG – SÔNG BẾN HẢI: sau hiệp định Genève 1954, lịch sử chọn cây cầu này làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt 2 miền đất nước. “Cầu có 7 nhịp, dài 178m, tổng cộng có 894 miếng ván cầu. Miền Bắc và miền Nam mỗi bên giữ 89m nhưng ván cầu thì 450 tấm thuộc miền Bắc”. Năm 1972 thị xã Quảng trị được giải phóng, vĩ tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam – Bắc từ sông Bến hải chuyển đến sông Thạch hãn. Năm 1974 hoàn thành cầu Hiền lương bán vĩnh cửu. Sông Bến hải còn có tên là sông Rào thành, xuất phát từ dãy Trường sơn, dài 100km từ nguồn đến cửa Tùng

e. HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MACNAMARA : (Căn cứ Cồn Tiên – dốc Miếu) do chính Bộ trưởng quốc phòng Macnamara chỉ huy thành lập kéo dài từ sông Sê-pôn (Lào) đến sông Cửa Việt. Hàng rào gồm có 2 hệ thống: hệ thống chống bộ binh và hệ thống chống xe cộ. Toàn bộ tuyến hàng rào đều có các máy thu tiếng động. Chi phí cho hàng rào khoảng 800 triệu USD

e. LÀNG ĐỊA ĐẠO VĨNH MỐC: xã Vĩnh thạnh – huyện Vĩnh linh, diện tích chưa đầy 1 km2 nằm sát biển. Vịnh mốc có 237 hộ, 1196 người trong đó 1/3 là địa đạo. Chính vì nơi đây địch đánh phá ác liệt và nhằm bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài ngày 28.1.1966 Đảng bộ địa phương động viên mỗi hộ dân đào 3 hầm dưới tầng sâu để trụ lại làng chiến đấu. Gần 3.000 dân cùng với bộ đội đã hoạt động trong hầm sâu suốt 7 năm. Dân quân đã phải đào suốt trong 600 ngày đêm, địa đạo dài 2.034m. cấu trúc địa đạo chia làm 3 tầng: tầng 1 cách mặt đất 7m, tầng 2 sâu 15m và tầng 3 sâu 23m

III-TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Vị trí địa lý

Diện tích 7.984 km2, dân số 806.400 người gồm có thị xã Đồng hới và 6 huyện. Dân tộc chính là Bru, Vân kiều, Chứt, Lào. Bờ biển dài 110 km. Địa hình tỉnh Quảng bình phức tạp, đèo dốc, rừng núi nhiều, đồng bằng hẹp. Có 2 con sông chính chảy qua là sông Nhật lệ và sông Gianh. Tỉnh Quảng bình còn có di chỉ khảo cổ Bàu Tró (khoảng 5.000 năm trước CN), Lũy Thầy do Đào Duy Từ xây dựng năm 1630



2. Những điểm tham quan ở tỉnh Quảng Bình

a. ĐỘNG PHONG NHA: nằm ở xã Xuân sơn – huyện Bố trạch trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng hùng vĩ.. Cửa hang có chiều cao 30m tính từ mặt nước, rộng 20m, độ sâu từ 6- 20m. Hang động Phong nha dài đến 7.729m nhưng hiện nay chỉ tham quan ở độ sâu 600m. Động Phong nha có 3 hang:

- Hang Hội trường (hang Bi ký) lòng hang rộng và sâu đến 750m, còn có những vết tích về văn hóa của người Chăm thế kỷ X


- Hang Tiên: có rừng cây hoa đá uy nghi đan xen với những đám mây đá bồng bềnh. Đẹp nhất là cụm quả đào tiên cao đến 20m
- Hang Cung đình: phủ đầy cát mịn, có khối đá khổng lồ chiếm quá ½ diện tích hang. Tảng đá được thiên nhiên mài dũa thành 9 bậc thang

b. ĐỘNG KHÔ : (động Tiên sơn) xã Sơn trạch – huyện Bố trạch, cách cửa động Phong nha ở độ cao khoảng 200m, khung cảnh trong động khô giống như ở chốn bồng lai tiên cảnh, chiều dài 980,6m

c. ĐÈO NGANG – SÔNG GIANH: đèo Ngang là ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng bình và Hà tĩnh, ngọn núi cao 256m gọi là đèo Ngang. Đến thế kỷ XVIII nữ thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan qua đây ngậm ngùi vì nước đã viết nên bài thơ. Sông Gianh dài 158 km bắt nguồn từ khe Nẹt, đã trải qua 257 năm bị biến thành vết chia cắt đất nước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh

C-TIỂU VÙNG DU LỊCH PHÍA BẮC TRUNG BỘ

C1. TUYẾN DU LỊCH TP HUẾ – ĐÀ NẲNG – QUẢNG NAM -QUẢNG NGÃI

I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HUẾ- TP ĐÀ NẲNG (101 km) – T.X TAM KỲ (169 km) -T.X QUẢNG NGÃI (232 km)

1. Tỉnh Thừa Thiên-Huế

a. T.P Huế


b. Huyện Hương thủy
- Thị trấn Cầu Hai
c. Huyện Phú lộc
- Thị trấn Lăng cô
- đèo Hải vân

2. TP Đà Nẳng

a. Huyện Nam Ô


b. Huyện Hòavang

3. Tỉnh Quảng Nam

a. Huyện Điện bàn


b. Thị xã Hội an
c. Huyện Duy xuyên
d. Huyện Thăng bình
e. Thị xã Tam kỳ
f. Huyện Núi thành

4. Tỉnh Quảng Ngãi

a. Huyện Bình sơn


b. Thị xã Quãng ngãi
c. Huyện Tư nghĩa
d. Huyện Mộ đức
a. Huyện Đức phổ
b. Huyện Sa huỳnh

II- THÀNH PHỐ ĐÀ NẲNG

1. Vị trí địa lý

Diện tích 942 km2, dân số 665.000 người, TP Đà nẳng có 5 quận và 2 huyện. Đà nẳng là cửa ngõ mà nước Lào quá cảnh để xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, Đà nẳng có 3 mặt biển bao quanh trước mặt là núi Sơn Trà cao 693m. Cảng Đà nẳng là cảng lớn hàng thứ 3 trong cả nước gồm 2 phần: cảng Tiên sa và cảng sông Hàn. Sân bay Đà nẳng rộng 6 km2 là 1 trong 3 sân bay quốc tế của Việt Nam



2. Những điểm tham quan ở Đà Nẳng

a. NGŨ HÀNH SƠN : là cụm đá thấp ở xã Hòa hải – huyện Hòa vang. Tháng 6. 1825 vua Minh Mạng đã đến đây thấy 5 ngọn núi tương ứng với Ngũ hành nên đã đặt tên: núi Đá Chông (Thổ sơn), núi Đùng (Kim sơn), núi Mồng gà (Mộc sơn), núi Ông Chài (Hỏa sơn), núi Chùa (Thủy sơn). Từ sườn núi phía Nam lên chùa Tam thai 156 bậc đá, từ sườn núi phía Đông lên chùa Linh ứng 108 bậc đá. Ngũ hành sơn có những điểm tham quan như sau: chùa Tam thai,Vọng giang đài,động Hoa nghiêm, động Huyền không, hang Vân nguyệt cốc, động Vân thông, Vọng hải đài, Thiên long cốc, động Tàng chơn, chùa Linh ứng, hang Am phủ

c. BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM : được xây dựng năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn đông đến năm 1939 thì hoàn thành. Hiện nay trưng bày khoảng 300 tác phẩm bằng sa thạch và đất nung. Bảo tàng điêu khắc Chăm gồm các phòng trưng bày:

- Phòng mang phong cách Trà kiệu


- Phòng mang phong cách Mỹ sơn
- Phòng mang phong cách Đồng dương
- Phòng mang phong cách Tháp Mẫm
-
b. NÚI HẢI VÂN – HẢI VÂN QUAN : cao 1.172m chắn ngang dãy Trường sơn đâm ra biển. Đèo Hải vân dài 20 km, đỉnh đèo cao 496m so với mặt nước biển. Hải vân quan được dựng năm 1826 trên đỉnh núi Hải vân, trên cửa trước có đề 3 chữ “Hải vân quan”, trên cửa sau ghi chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

d. KHU DU LỊCH BÀ NÀ – NÚI CHÚA : do đại úy thủy quân lục chiến người Pháp Debrey phát hiện năm 1902. Từ cầu An lợi (km 0) đến đỉnh Bà Nà (km15) là một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với lớp rừng già nhiệt đới

- Hang đá Chồng (km 15) cách cầu An lợi 5 km rẻ phải


- Am bà (km 6) thờ Bà chúa thượng ngàn (Thần núi)
- Suối Tiên (km 10)
- Thung lũng Vàng – Đồi Vọng nguyệt (km 14,5) được người Pháp rất quan tâm khi xây dựng khu nghỉ mát Ba Nà

e. BÃI BIỂN NON NƯỚC : là một bãi biển đẹp nằm sát với Ngũ hành sơn, kéo dài 5 km, cát trắng mịn, phía Nam giáp biển Điện ngọc, phía Bắc giáp biển Mỹ an. Bãi tắm có độ dốc thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh 4 mùa, nguồn nước không bị ô nhiễm đã thu hút nhiều du khách đến tắm biển

III-TỈNH QUẢNG NAM

1. Vị trí địa lý

Diện tích 11.043 km2, dân số 1.379.400 người gồm có thị xã Tam kỳ, thị xã Hội an và 12 huyện. Dân tộc người Kinh là chủ yếu, ngoài ra còn có người Cơ-tu, Xơ-đăng, Giẻtriêng, Cor… Các con sông lớn là Tam kỳ, Thu bồn, Vu gia. Quảng nam đã từng là kinh đô của vương quốc Chăm-pa từ thế kỷ I – thế kỷ IX với kinh đô Trà kiệu, thánh địa Mỹ sơn, Phật viện Đồng dương. Tỉnh Quảng nam được thành lập năm 1831



2. Những điểm tham quan ở Quảng Nam

a. KHU PHỐ CỔ HỘI AN : được thành lập từ năm 1613-1621 là nơi buôn bán giữa người Nhật và người Hoa. Từ 1636-1641 công ty Hà lan đã thiết lập cơ sở thương mại ở Hội an. Năm 1613 người Anh lập công ty Đông An độ. Năm 1664 người Pháp lập công ty Đông An độ. Khu đô thị cổ Hội an gồm những điểm tham quan:

- Bao tàng Hội an : trưng bày các chủ đề văn hóa Sa huỳnh thế kỷ II, văn hóa Chăm- pa từ thế kỷ II – thế kỷ XV. Văn hóa Đại Việt sau thế kỷ XV


- Cầu Nhật bản : xây dựng năm 1653 hoàn thành năm 1656. Chùa thờ Bắc đế Trấn vũ (Huyền thiên đại đế)
- Tổ đình : do những người Hoa đầu tiên đến Hội an muốn có chỗ thờ cúng để tập hợp và tưởng nhớ tổ tiên
- Chùa Quảng triệu : xây dựng năm 1885 lúc đầu thờ Khổng Tử sau chuyển sang thờ Phật
- Trung hoa hội quán : (Dương thương hội quán) thành lập năm 1741 thờ Thiên hậu
- Chùa Phước kiến : xây dựng năm 1697, chùa thờ Thiên hậu thánh mẫu, bà mẹ Sanh, Tam thập lục tướng
- Chùa Ông : (Chừng Hán cung) xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII thờ Quan Công
- Triều châu hội quán : xây dựng năm 1845 thờ Phục Ba tướng quân
- Quỳnh châu hội quán : xây dựng năm 1875 thờ 108 vị tử nạn trên biển
- Chùa Bà : (nay là Bao tàng Hôi an) xây dựng năm 1635 thờ Quan thế âm bồ tát
- Nhà thờ họ tộc Trần : 21 Lê Lợi là họ có tiếng sống nhiều đời ở Hội an
- Nhà cổ Phùng Hưng : giới thiệu những ngành nghề thủ công truyền thống
- Nhà cổ Diệp Đồng nguyên : 80 Nguyễn Thái Học – trưng bày những đồ cổ ở Hội an

b. THÁNH ĐỊA MỸ SƠN : là trung tâm tôn giáo của người Chăm. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ thờ thần Sylva thể hiện dưới 1 bộ linga. Đền tháp ở Mỹ sơn được xây dựng theo tổng thể

- 1 kalan : là đền thờ chính ở giữa


- Tháp cổng : ( Gopura ) là nơi các giáo sĩ đạo Bà la môn làm lễ
- Tiền đình : ( Mandapa ) chuẩn bị lễ vật cúng thần linh
- Losa Grha : kiến trúc có 1 hay 2 phòng để chứa nước thánh, nấu thức ăn cúng các vị thần

b. PHẬT VIỆN ĐỒNG DƯƠNG : xã Bình định – huyện Thăng bình
Xây dựng cuối năm 875 là thánh địa của các vương triều Chămpa sùng bái đạo Phật, rộng khoảng 2km2.Quần thể di tích Đồng dương đã bị bom đạn và thiên tai hủy hoại nghiêm trọng.

IV-TỈNH QUẢNG NGÃI :

1. Vị trí địa lý :

Diện tích 5.177 km2, dân số 1.233.500 người gồm có thị xã Quảng ngãi và 12 huyện. Dân tộc người Kinh là chủ yếu, ngoài ra còn có các dân tộc khác như Hrê, K’ho, Xê-đăng. Tỉnh có 130km bờ biển.Các con sông chính là sông Trà khúc, Trà bồng, sông Vệ. Trong tương lai khu công nghiệp Dung quất ra đời Quảng ngãi sẽ là tỉnh có tiềm năng kinh tế phát triển.



2. Những điểm tham quan :

a. NÚI THIÊN ẤN – CHÙA THIÊN ẤN : xã Tịnh an – huyện Sơn tịnh – tỉnh Quảng ngãi

Núi Thiên ấn cao khoảng 100m, ở phía Bắc sông Trà khúc, còn có tên là núi Hó, Thiên ấn niêm hà ( ấn trời đóng trên sông ). Trên đỉnh là vùng đất bằng phẳng rộng khoảng 10ha, có lăng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cách ngôi mộ khoảng 50m là chùa Thiên ấn được xây dựng năm 1695 còn chuông thần cao 2m và giếng Phật sâu 26m đầy huyền thoại. Phía Nam đối xứng với núi Thiên ấn qua sông Trà khúc là núi Thiên bút.



b. KHU CHỨNG TÍCH TỘI ÁC SƠN MỸ : ấp Tư cung – xã Sơn mỹ – huyện Sơn tịnh

Dưới mắt quân viễn chinh Mỹ, Sơn mỹ là vùng” tự do bắn phá” ( pinkville ) và nó đã bị khoanh đỏ trên bản đồ quân sự Mỹ. Lực lượng đặc nhiệm Barker là đơn vị trực tiếp nhúng tay vào cuộc thảm sát. Lực lượng này gồm 3 đại đội :

- Đại đội Alpha ( ký hiệu A ) thuộc Tiểu đoàn 3 – Trung đoàn 1
- Đại đội Bravo ( ký hiệu B ) thuộc Tiểu đoàn 4 – Trung đoàn 1
- Đại đội Charlie ( ký hiệu C ) là đại đội chủ công thuộc Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 20

Sáng sớm ngày 16.3.1968 các tràng pháo đủ cỡ từ chi khu Sơn tịnh và tiểu khu Quảng ngãi đồng loạt dội vào 4 thôn của xã Sơn mỹ. Sau đó 1 tốp trực thăng 9 chiếc đáp xuống thôn Tư cung, 11 chiếc đáp xuống thôn Cổ lũy. Vụ thảm sát ở Sơn mỹ tổng số người bị sát hại là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ ( 17 người đang mang thai ), 173 trẻ em, 60 cụ già trên 60 tuổi, 247 căn nhà bị thiêu hủy, hàng ngàn gia súc bị giết.



PHẦN III – VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ

A – TRUNG TÂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI


I – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ :

Hà nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, diện tích 921km2, dân số 2.356.500 người gồm các quận : Hoàn kiếm, Ba đình, Đống đa, Hai bà Trưng, Tây hồ, Thanh xuân, Cầu Giấy và các huyện : Gia lâm, Đông anh, Thanh trì, Từ liêm, Sóc sơn. Sông Hồng bao quanh lấy Hà nội dài gần 100km, bắt nguồn từ tỉnh Vân nam (Trung quốc), vào địa phận VN ở Hồ khẩu ( tỉnh Lào cai ) và chảy ra ở vịnh Bắc bộ ở cửa Ba lạt – tỉnh Nam hà. Ngoài ra còn có các sông khác như : sông Đuống, sông Tô lịch , sông Nhuệ, sông Kim ngưu, sông Cầu. Hà nội có nhiều đầm hồ tự nhiên và hệ thống sông, kênh đào để tưới tiêu nước như : hồ Tây, hồ Trúc bạch, hồ Hoàn kiếm, hồ Bảy mẫu, hồ Thiền quang, hồ Thủ lệ, hồ Văn chương, hồ Giảng võ, hồ Ngọc khánh, hồ Thành công. Về giao thông đường hàng không có sân bay quốc tế Nội bài. Đường sắt từ ga Hà nội có các tuyến : Hà nội – TP Hồ Chí Minh, Hà nội – Lạng sơn, Hà nội – Thái nguyên, Hà nội – Lào cai, Hà nội – Hải phòng – Quảng ninh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, QL 2, QL3, QL5, QL6, QL32.



II-TÊN GỌI THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ :

- Thế kỷ II – thế kỷ IV trước CN : thuộc quận Giao chỉ


- Năm 208 trước CN : Cổ loa
- Năm 454 – 456 : huyện Tống bình
- Năm 544 : Vạn xuân ( ở ven sông Tô lịch )
- Năm 866 : Đại la
- Năm 1010 : Thăng long
- Năm 1397 : Đông đô
- Năm 1428 Đông kinh
- Năm 1831 tỉnh Hà nội
- Năm 1888 TP Hà nội
- Ngày 6.1.1946 : Hà nội là thủ đô của nước VN dân chủ cộng hòa
- Ngày 25.4.1976 : Hà nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN

III-NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN :

1. Các nhà bảo tàng :

a. BẢO TÀNG LỊCH SỬ VN : được thành lập năm 1932 nguyên trước đây là trường Viễn Đông bác cổ, Bảo tàng Louis de Finot. Năm 1958 Pháp bàn giao cho chính phủ VNDCCH và từ đó mang tên là Bảo tàng lịch sử VN. Gian đồ đá trưng bày những công cụ lao động, chiến đấu bằng đá đẽo, đá mài. Gian đồ đồng với những chiếc trống đồng đủ kiểu mà tiêu biểu là trống đồng Ngọc lũ. Tư liệu hình ảnh về những đình làng, miếu, lăng mộ, thành quách, các văn kiện, chân dung các danh nhân, danh tướng… nói lên ý chí quật cường của dân tộc.

b. BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VN : ngày 6.1.1959 Viện Bảo tàng cách mạng VN đã làm lễ khánh thành, có 29 phòng trưng bày với trên 40.000 hiện vật. Phòng đầu tiên giới thiệu đất nước, con người VN, phòng cuối giới thiệu tình đoàn kết của thế giới đối với nước ta, 27 phòng còn lại là những hình ảnh, hiện vật về cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ từ giữa thế kỷ XIX-1975.

c. BẢO TÀNG QUÂN ĐỘI : khánh thành ngày 22.12.1959 có tất cả 30 phòng, khách tham quan có thể theo dõi sự trưởng thành của quân đội nhân dân VN từ những đội Xích vệ ( tự vệ đỏ ) của phong trào Xô viết Nghệ tĩnh, khởi nghĩa Bắc sơn, khởi nghĩa Nam kỳ rồi đến cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi bằng chiến dịch Điện biên phủ và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

d. BẢO TÀNG MỸ THUẬT : được thành lập vào những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, khách tham quan có thể theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các bộ môn kiến trúc, điêu khắc, hội họa, mỹ thuật VN.

2. Những điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử :

a. ĐỀN CỔ LOA : ( Loa thành ) cách Hà nội 17km về hướng Đông bắc, gắn liền với câu chuyện Thục Phán An Dương vương và nhà nước Au lạc cuối thời kỳ Hùng vương, huyền thoại về xây dựng thành hình ốc ( loa thành ). Thành được xây quanh 9 lớp theo hình trôn ốc, hiện nay chỉ còn 3 lớp. Thành ngoài dài 8km, thành giữa 6km6, thành trong 1km6. Xét về mặt quân sự thành Cổ loa vừa có tác dụng phòng ngự vừa có tác dụng phản công, vừa là căn cứ bộ binh, vừa là căn cứ thủy binh. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch nhân dân khắp nơi đổ về đền Cổ loa làm lễ dâng hương tại đền An Dương vương và tổ chức các trò chơi dân gian.

b. VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM : Văn miếu được xây dựng vào tháng 10.1070 để làm nơi thờ Tổ đạo Nho : Khổng Tử và 72 đồ đệ của ông. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lại lập thêm Quốc tử giám để làm nơi dạy học. Văn miếu – Quốc tử giám có diện tích 24.000m2, tường bao quanh dược xây bằng gạch Bát tràng. Văn miếu – Quốc tử giám có tất cả 5 khu : cổng tam quan, cổng Đại trung môn, Thiên quang tĩnh và khu văn bia, Bái đường và Hữu vu, Tả vu, Quốc tử giám. Văn miếu – Quốc tử giám ngày nay còn được sử dụng để trưng bày về cổ sử của thủ đô Thăng long.

c. HỒ HOÀN KIẾM – ĐỀN NGỌC SƠN : hồ Hoàn kiếm chính là một đoạn dòng cũ của sông Hồng. Trước đây có tên là hồ Lục thủy, đến thế kỷ XV mới đổi tên là hồ Hoàn kiếm. Theo truyền thuyết ngày ấy người ta đã ngăn đôi hồ ra để tiện cho việc tát nước nên hồ gồm có 2 phần : Hữu vọng và Tả vọng. Về sau được sử dụng làm nơi tập luyện thủy quân nên có tên là hồ Thủy quân. ChúaTrịnh Giang cho lập cung Khánh thụy trên hòn đảo Ngọc làm nơi hóng mát. Năm 1786 Lê Chiêu Thống đã cho đốt cung Khánh thụy. Đến thế kỷ XIX trên nền cũ của cung Khánh thụy đã xây dựng chùa Ngọc sơn. Ít lâu sau đổi tên là đền Ngọc sơn thờ Trần Hưng Đạo và Văn xương.

d. GÒ ĐỐNG ĐA : nguyên là sau chiến dịch đại thắng quân Thanh của vua Quang Trung, xác chết đầy đồng lên đến 5 vạn. Người ta phải thu nhặt xác xếp thành đống có tất cả 12 gò gọi là Kinh quán. Năm 1851 nhân mở chợ Nam đồng đã gom xác lại chôn thành kinh quán thứ 13 ( gò Đống đa ).

e. LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH : công trình được khởi công ngày 2.9.1973 và khánh thành ngày 29.8.1975. Lăng cao 7m9 gồm phòng đặt thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống. Đường lên nơi đặt thi hài Bác sẽ lên 33 bậc thang. Trên nền tường phía trong ốp đá trắng gắn nổi hình 2 lá cờ Đảng và cờ nước rộng 32m2. Trước mặt lăng là quảng trường có chiều dài 320m, rộng 100m đủ chỗ cho 20 vạn người dự mít-ting. Quảng trường có 168 ô cỏ 4 mùa xanh tươi. Giữa quảng trường là cột cờ cao 30m.

f. NHÀ GIAM HỎA LÒ : ngày 15.3.1994 hỏa lò được giao cho Sở Văn hoá và thông tin TP Hà nội quản lý. Hỏa lò mới được chia ra làm 2 khu :

- Khu thứ nhất : diện tích 2.500m2


• Phần giữ lại : cổng chính nhà giam, một phần hệ thống tường bao ( cao từ 4m2 – 5m2 ), tháp canh, khu nhà giam tù chính trị.
• Phần phục chế : khu nhà giam tù chính trị và các đ/c lãnh đạo Đảng
• Phần xây mới : phòng trưng bày các hiện vật ( dụng cụ tra tấn, cùm, máy chém ), phòng làm việc, phòng hội họp, phòng chiếu phim, phòng lưu trữ tài liệu.
- Khu thứ hai : diện tích 7.500m2 xây 2 tòa cao ốc 14 tầng và 22 tầng liên doanh giữa Công ty xây dựng dân dụng Hà nội với Công ty Burton Enggineering PTE – Ltd Singapore, tổng số vốn đầu tư là 33.201.250 USD

k. NHÀ SÀN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG KHUÔN VIÊN PHỦ CHỦ TỊCH :

xây dựng hoàn thành ngày 17.5.1958. Tầng 1 là phòng tiếp khách gồm có 1 cái bàn hình chữ nhật kê ở giữa và những ghế dựa ở chung quanh, là nơi Bác tiếp khách và họp Bộ chính trị. Trên bàn trưng bày một số sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa. Tầng 2 của nhà sàn chia làm 2 phòng : phòng làm việc và phòng nghỉ. Phòng làm việc có 1kệ sách, 1 cái bàn, trên bàn có để 1 cái radio. Phòng ngủ có một chiếc giường ngủ bằng gỗ. Phía sau nhà sàn là hầm tránh pháo nơi Bác làm việc mỗi khi có máy bay ném bom.



3. Những điểm tham quan mang ý nghĩa văn hoá :

a. CẦU LONG BIÊN : dự án xây dựng cầu được tiến hành vào tháng 9.1898 do Công ty Daydé và Pillé ở Creil của Pháp thực hiện, hoàn thành tháng 2.1902 với kinh phí 6 triệu france. Chiều dài của cầu 1.680m, gồm 19 nhịp nối liền bằng những thanh thép giằng kiểu Cantilever. Hai phía hữu và tả ngạn cầu long biên còn thêm vòng cầu nâng chiều dài tổng cộng đến 2km5. Dưới thời pháp cầu còn có tên là Pont Doumer.

b. CHÙA MỘT CỘT : do nhà vua chiêm bao thấy Phật Quan âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa nên nhà vua mới xây dựng chùa Diên hựu năm 1049, đào hồ Linh chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trong điện đặt tượng Quan âm. Qui mô chùa Một cột thời nhà Lý lớn hơn ngày nay nhiều. Ngày 11.9.1954 trước khi rút quân khỏi Việt nam Pháp đã cho mìn phá hủy chùa này. Đến tháng 4.1955 chính phủ đã cho làm lại nguyên vẹn như cũ. Cạnh chùa còn có cây bồ đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổng thống An độ Pra-sat tặng năm 1958

c. ĐỀN QUAN THÁNH : tương truyền có từ thời Lý Thái Tổ (1010-1028) nhưng diện mạo hiện nay là từ lần sửa chữa năm 1893. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam và nhân vật thần thoại Trung Quốc. Trong đền có pho tượng Trấn Vũ bằng đồng đen đúc năm 1677, cao 3m96, nặng khoảng 4 tấn. Cùng đúc với tượng này là quả chuông treo ở góc tam quan cao gần 1m5. Tại đền có một pho tượng bằng đồng đen nhỏ hơn của ông Trùm Trọng. Những tượng này là công trình nghệ thuật điêu khắc nói lên kỹ thuật đúc đồng của Việt Nam

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương