Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi


Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng tháng 3-1935



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng tháng 3-1935
Đầu năm 1935, sau khi hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng và chắp nối lại từ cơ
sở đến Trung ương, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng.
Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Dự Đại
hội đầu tiên này có 13 đại biểu đại diện cho các tổ chức Đảng trong nước và ngoài nước.
Đại hội nhận định tình hình trong nước và quốc tế, khẳng định thắng lợi của cuộc đấu
tranh để khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng. Tuy vậy, lực lượng
46/222


Đảng chưa phát triển mạnh ở các vùng tập trung công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng
còn ít, hệ thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ của Đảng
chưa chặt chẽ, v.v..
Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt:
1. Củng cố và phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực lượng Đảng ở các xí nghiệp,
nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng. Đồng thời, phải đưa nông
dân lao động và trí thức cách mạng đã qua rèn luyện thử thách vào Đảng, Đảng phải
chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh
đạo của Đảng. Để bảo đảm cho Đảng luôn thống nhất về tư tưởng và hành động, các
đảng bộ cần thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt, chống "tả"
khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật Đảng.
2. Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, chú ý các dân tộc thiểu số, phụ nữ,
binh lính... củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng như Đoàn thanh niên cộng sản,
Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ; lập Mặt trận thống nhất phản đế. Đại hội chỉ rõ:
"Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng... muốn
đưa cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh
đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xôviết, thì trước hết cần phải thâu phục
quảng đại quần chúng. Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm,
căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời..."
Sđd, 2002, t.5, tr. 26.
.
3. Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, thành trì
của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc.…
Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công
nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, các dân tộc ít người, về công tác mặt trận
phản đế, đội tự vệ, và cứu tế đỏ.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 9 uỷ viên chính thức và 4
uỷ viên dự khuyết, trong đó có Lê Hồng Phong, Đình Thanh, Võ Nguyên Hiến, Nguyễn
Ái Quốc, Ngô Tuân, Hoàng Đình Giong..., do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và
phong trào cách mạng quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chấp hành
Trung ương, chuẩn bị điều kiện để Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Song "chính
sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước
lúc bấy giờ"
47/222


. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr. 155.
, chưa thấy được nguy cơ của chủ nghĩa phátxít trên thế giới và khả năng mới của cuộc
đấu tranh chống phátxít và chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa
bình, nên đã không đề ra được một chủ trương chính sách phù hợp với tình hình mới.
Thiếu sót này được nhanh chóng khắc phục tại các hội nghị về sau của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng.
Qua bốn năm đối đầu quyết liệt với khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp và bọn phong
kiến tay sai, Đảng vẫn tồn tại và nhanh chóng được khôi phục. Bản lĩnh chính trị của
Đảng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phẩm chất và khí tiết cộng sản, ý chí chiến đấu
của cán bộ, đảng viên và tinh thần cách mạng của quần chúng đã thể hiện sáng ngời
trong trận thử thách quyết liệt này.
Cuộc khủng bố trắng của kẻ thù không thể phá nổi trận địa cách mạng của Đảng đã được
xây dựng trong cao trào cách mạng năm 1930. Ngược lại, Đảng vẫn đứng vững, cơ sở
Đảng và cơ sở chính trị quần chúng vẫn tồn tại cũng như mối liên hệ giữa Đảng và quần
chúng luôn luôn được duy trì. Trải qua cuộc đấu tranh sống mái với kẻ thù, Đảng nhanh
chóng trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh quý báu. Đội ngũ cán
bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng được rèn luyện và sàng lọc. Với bản lĩnh chính
trị vững vàng và ý chí chiến đấu kiên cường, không những Đảng đã khắc phục được
những khó khăn trước mắt, hàn gắn nhanh những vết thương, chuẩn bị lực lượng tốt cho
cuộc đấu tranh trong giai đoạn tiếp theo.
48/222



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương