Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang25/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không
thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn
giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác
đáng". Vì rằng, tùy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần
kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt
buộc, thì có thể trước hết tập trung đánh đổ đế quốc, rồi sau mới giải quyết vấn đề điền
địa. Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này
giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là cuộc phản đế phát
triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời vì muốn tăng thêm lực lượng
tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. "Nói tóm lại, nếu
phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn
vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy
hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh chođược toàn thắng"
, 2. Sđd, tr. 152, 156.
. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của
Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
Mặt trận nhân dân phản đế do Đảng đề ra là cuộc liên hiệp các giai cấp trong các dân
tộc ở Đông Dương đấu tranh đòi quyền lợi hàng ngày, chống lại chế độ thuộc địa vô
nhân đạo của thực dân Pháp, chuẩn bị điều kiện cho cuộc vận động dân tộc phát triển.
Những người cộng sản Đông Dương chính là con cháu của các dân tộc ở Đông Dương
- một xứ thuộc địa. Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng duy nhất lãnh đạo toàn dân ta
đấu tranh giành độc lập tự do, nên được nhân dân thừa nhận quyền lãnh đạo duy nhất.
Vì vậy, Đảng cần phải phấn đấu là "đảng của dân chúng bị áp bức, đội tiền phong cho
cuộc dân tộc giải phóng"
2
.
Các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong năm 1937 và 1938 đã
tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể trước mắt
của cách mạng, đã đặt ra nhiệm vụ chính trị cụ thể của cách mạng trong một hoàn cảnh
cụ thể, biết tập hợp rộng rãi những lực lượng chính trị dù là bé nhỏ, bấp bênh, tạm thời,
sử dụng các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, phù hợp với mục tiêu cụ thể nhằm
động viên hàng triệu quần chúng lên trận tuyến đấu tranh cách mạng, chuẩn bị tiến lên
những trận chiến đấu cao hơn, thực hiện mục tiêu chiến lược của cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ.
52/222


Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định
sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn. Song thực tiễn cách mạng diễn ra phong
phú hơn, sinh động hơn, đòi hỏi Đảng phải theo dõi, bổ sung và hoàn chỉnh từng bước
các chủ trương và biện pháp đấu tranh. Trên tinh thần đó, các Hội nghị lần thứ ba (tháng
3-1937) và lần thứ tư (tháng 9-1937) đã đi sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng, quyết
định phải chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được
đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phátxít, đòi tự
do, cơm áo, hòa bình.
Tháng 3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị toàn thể nhấn mạnh vấn
đề lập mặt trận thống nhất dân chủ, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai
đoạn hiện tại. Hội nghị chủ trương phải sử dụng mọi hình thức để liên hiệp thật rộng rãi
các tầng lớp dân chủ, các đảng phái. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, Đảng chủ trương phải
đấu tranh khắc phục những tư tưởng "tả" khuynh, cô độc hẹp hòi và những tư tưởng hữu
khuynh trong việc nhận thức và chấp hành đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh
không phù hợp với nhiệm vụ chính trị mới. Hội nghị nhắc nhở phải kiên quyết, triệt để
chống bọn tờrốtkít ở Đông Dương.
Hội nghị còn quyết định củng cố những cơ sở Đảng đã có, lập thêm cơ sở mới, chú trọng
phát triển Đảng ở thành phố, ở các vùng công nghiệp tập trung và các vùng đồn điền,
phải chấn chỉnh, củng cố các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, phải
giữ đúng nguyên tắc trong quan hệ giữa bộ phận hoạt động bí mật và bộ phận hoạt động
công khai của Đảng: "Bí mật với công khai là làm cho công tác của Đảng được thống
nhất và chóng phát triển, vô luận công khai hay bí mật đều phải phục tùng cơ quan chỉ
huy của Đảng"
Sđd, tr. 359.
. Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng thay đồng chí Hà
Huy Tập.
Cuối năm 1938, từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc. Người chú ý theo dõi
và chỉ đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương. Người nhắc nhở Trung ương Đảng
cần nắm vững nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng ở Đông Dương lúc này là đấu tranh đòi
thực hiện các quyền tự do, dân chủ đơn sơ và cải thiện đời sống, đấu tranh để Đảng được
hoạt động hợp pháp; không nên đưa ra những khẩu hiệu quá cao như độc lập dân tộc để
đề phòng âm mưu của phátxít Nhật lợi dụng khẩu hiệu đó. Đảng phải tổ chức một mặt
trận dân tộc dân chủ rộng rãi, mặt trận ấy không phải chỉ có nhân dân lao động tham gia
mà còn phải lôi cuốn cả giai cấp tư sản dân tộc, không phải chỉ có người Đông Dương
mà còn có cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương nữa. Đảng không thể đòi hỏi
Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành
nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. "Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi
quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì
Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo"
53/222


Sđd, tr. 508.
. Đảng phải đấu tranh không khoan nhượng chống tư tưởng bè phái, phải chú ý tổ chức
học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên.
Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời
cuộc, nêu rõ họa phátxít đang đến gần, Chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về phía hữu,
đang ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết chuẩn bị
chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn
nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc. Mặc dù
bọn cầm quyền thực dân đẩy mạnh đàn áp, khủng bố, những cuộc biểu dương lực lượng
của đông đảo quần chúng không tổ chức được như những năm trước, nhưng phong trào
đấu tranh của quần chúng công nhân và nông dân vẫn tiếp tục nổ ra, nhất là các cuộc
đấu tranh của nông dân, tiểu thương chống lại chính sách tăng thuế. Số lượng tuy giảm
nhiều, nhưng trình độ tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh lại cao hơn.
Tháng 7 năm 1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích,
nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của các đảng viên hoạt động công
khai trong hoạt động tranh cử ở Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (4-1939). Tác phẩm đã vượt
qua giới hạn của vấn đề tranh cử, đi vào phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng
Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây
dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương, một vấn đề chính trị trung tâm của Đảng lúc đó.
Tác phẩm Tự chỉ trích chẳng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục
những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất
trí trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về
công tác vận động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng ở
Việt Nam.

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương