Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi


Phong trào cách mạng những năm 1930-1935



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang18/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Phong trào cách mạng những năm 1930-1935
Những năm 1929-1933, khi Liên Xô đang đạt được những kết quả lớn trong công cuộc
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, thì ở các nước
tư bản chủ nghĩa nổ ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn.
36/222


Cuộc khủng hoảng lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt
Nam. Thực dân Pháp lại tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc
khủng hoảng ở chính quốc. Vì thế nền kinh tế Việt Nam sa sút nghiêm trọng.
Kể từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thực dân Pháp tiến hành một chiến dịch khủng
bố ở khắp nơi, gây nên một không khí chính trị căng thẳng, mâu thuẫn giữa dân tộc ta
với đế quốc Pháp và bè lũ tay sai phát triển gay gắt hơn. Điều đó càng đẩy nhân dân ta
tiến nhanh trên con đường vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn với kẻ thù.
Giữa lúc đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ chức thống nhất và
cương lĩnh chính trị đúng đắn, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng
của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai. Đảng đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở
của mình trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu mỏ, đồn điền ở nông thôn và thành phố.
Những tổ chức quần chúng của Đảng như công hội, nông hội, đoàn thanh niên cộng sản,
hội phụ nữ, hội cứu tế được xây dựng ở nhiều nơi.
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà
phát triển từ năm 1929, đã bùng lên mạnh mẽ khắp cả ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công của
công nhân đã nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn),
các đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy
cưa Bến Thủy... Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương
như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng
Cộng sản xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và một số địa phương khác. Những cuộc
đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động chống đế quốc và
phong kiến tay sai, trong đó giai cấp công nhân đóng vai trò tiên phong, là màn đầu của
một cao trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.
Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên nhân
dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Từ thành phố đến nông thôn ở cả ba miền đất
nước xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần
hành, v.v.. Đấu tranh của công nhân nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy, Sài Gòn, Chợ Lớn, v.v.. Đấu tranh của
nông dân cũng nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Kiến An,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long, Sa Đéc, Bến Tre, Mỹ Tho, Thủ
Dầu Một, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh.…
Sau ngày 1-5, làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Riêng trong tháng 5-1930, trong cả
nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu
tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
37/222


Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh trong đó có 22 cuộc của công
nhân, 95 cuộc của nông dân. Nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân
khu công nghiệp Bến Thủy - Vinh (8-1930), đánh dấu "một thời kỳ mới, thời kỳ đấu
tranh kịch liệt đã đến"
. Báo Người lao khổ, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung kỳ, số 13 ngày 18-9-1930.
.
Ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới
hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra, như cuộc biểu tình của 3.000 nông dân
Nam Đàn (30-8-1930), kéo lên huyện lỵ đưa yêu sách, phá cửa nhà lao, giải thoát cho
những người cách mạng bị địch bắt; cuộc biểu tình của 20.000 nông dân Thanh Chương
(1-9-1930), bao vây và đốt huyện đường; cuộc biểu tình của 3.000 nông dân Can Lộc
(7-9-1930) kéo lên huyện lỵ, đốt giấy tờ, sổ sách, phá nhà lao... Từ Nam Đàn, Thanh
Chương, Can Lộc, phong trào cách mạng của quần chúng lan rộng ra nhiều huyện khác
thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tháng 9-1930 phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao với những hình thức đấu
tranh quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy vũ trang, tiến công vào cơ
quan chính quyền địch ở địa phương. Đế quốc Pháp và tay sai điên cuồng đàn áp. Cuộc
biểu tình của 8.000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930 bị địch dùng máy bay ném
bom giết chết 171 người. Riêng ở Nghệ An có 393 người bị giết trong 7 cuộc biểu tình.
Như lửa đổ thêm dầu, phong trào cách mạng bùng lên dữ dội.
Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai ở nhiều
huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Trước tình hình đó, các tổ chức đảng ở địa phương
chủ động lãnh đạo các ban chấp hành nông hội ở thôn, xã (thôn bộ nông, xã bộ nông)
đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn. Những "khu đỏ" tự do hình thành
ở nhiều vùng nông thôn thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn
Châu (Nghệ An), Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân, Hương Khê (Hà Tĩnh).
Trên thực tế trong các "khu đỏ" tự do đó, một chính quyền cách mạng của nông dân theo
hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xôviết đã ra đời. Đó là những "Xôviết nông dân"
do giai cấp công nhân lãnh đạo, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần
chúng lao động. Trong các "khu đỏ", chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp
cách mạng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về chính trị: ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; quần chúng được tự do hội
họp, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, xóa bỏ các luật lệ bất công và vô lý của đế
quốc và tay sai, thực hiện chuyên chính với bọn tay sai phản động, giữ vững trật tự trị
an, chống địch khủng bố, v.v..
Về kinh tế: chia lại ruộng đất công một cách hợp lý, thực hiện giảm tô, xóa nợ, tịch thu
quỹ công đem chia cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế chợ,
38/222


thuế đò, thuế muối; tổ chức đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, giúp đỡ nhau trong sản
xuất, v.v..
Về văn hóa, xã hội: bài trừ mê tín dị đoan như bói toán, ma chay, xóa bỏ các tệ nạn
cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, tổ chức học chữ quốc ngữ, đọc sách báo cách mạng; phát
huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong đời sống, trong đấu tranh
cách mạng, v.v..
Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại ngắn ngủi song chính quyền Xôviết đã
tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ khi chính quyền Xôviết ra đời, cuộc
đấu tranh giữa ta và địch diễn ra càng gay go và quyết liệt hơn. Quần chúng cách mạng
kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chính quyền Xôviết, còn địch thì ra sức khủng bố, quyết
dìm cách mạng trong bể máu.
Tháng 9-1930, khi Xô viết nông dân đã thành lập ở một số xã ở Nghệ An và cuộc đấu
tranh của quần chúng đang bị kẻ địch khủng bố một cách tàn bạo, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng gửi thông tri cho Xứ ủy Trung kỳ vạch rõ chủ trương bạo động riêng lẻ trong
vài địa phương lúc bấy giờ là quá sớm vì chưa đủ điều kiện. Trách nhiệm của Đảng là
phải tổ chức quần chúng chống khủng bố, giữ vững lực lượng cách mạng, "duy trì kiên
cố ảnh hưởng của Đảng, của Xôviết trong quần chúng để đến khi thất bại thì ý nghĩa
Xôviết ăn sâu vào trong óc quần chúng và lực lượng của Đảng và Nông hội vẫn duy trì"
, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998, t.2, tr. 83, 228.
.
Trung ương Đảng chỉ thị cho các cấp bộ Đảng phải dựa vào sức mạnh của quần chúng,
đồng thời phải đẩy mạnh phát triển các đội tự vệ để bảo vệ quần chúng đấu tranh. Trong
cao trào cách mạng của quần chúng, nhất là ở Nghệ-Tĩnh, đội tự vệ đỏ được thành lập
nhiều nơi. Đây là mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng Cộng
sản tổ chức và lãnh đạo.
Khi phong trào lên tới đỉnh cao nhất, xuất hiện khuynh hướng "tả", nhấn mạnh đấu tranh
giai cấp, "do đó thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng, hấp thụ các tầng lớp trí
thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa cũng vậy, và
cho tới cả những người địa chủ, có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập
quốc gia, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc
Pháp..."
2
.
Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương