Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang20/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 38 - 39.
. Đó thực sự là cuộc tổng diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám 1945.
Cao trào cách mạng 1930-1931 để lại cho Đảng ta những kinh nghiệm bước đầu "về kết
hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh
của công nhân với phong trào đấu tranh của nông dân, thực hiện liên minh công nông
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn với
phong trào cách mạng ở thành thị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang,
v.v."
. Trường Chinh: Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi theo con đường Các Mác đã vạch ra,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968, tr. 52.
.
Những năm 1931-1935 là một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ nhằm chống khủng
bố trắng, khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng.
Đứng trước cao trào cách mạng của quần chúng, đế quốc Pháp và tay sai đã cấu kết với
bọn phản động thẳng tay khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng nước ta và tiêu
diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.
Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương lần lượt bị địch phá vỡ.
Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương bị bắt, "không còn lại một uỷ viên Trung ương
nào"
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, t.6, tr. 332.
. Tháng 4-1931 Tổng Bí thư Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Tháng 6-1931, Nguyễn
Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hương Cảng. Theo niên biểu thống kê Đông
Dương, từ năm 1930 đến năm 1933, thực dân Pháp đã bắt giam 246.532 người. Tòa án
các cấp của chính quyền thực dân liên tục tổ chức các phiên tòa để xét xử các đảng
viên cộng sản. Năm 1930-1931, ở Bắc Kỳ, địch đã xét 1.094 án, trong đó có 164 án tử
42/222


hình, 114 án khổ sai, 420 án đày biệt xứ. Tháng 5-1933, ở Sài Gòn, địch xử 8 án tử
hình, 19 án tù chung thân, gần 100 án khổ sai, đày đi biệt xứ.
Thực dân Pháp còn thi hành nhiều thủ đoạn nham hiểm về chính trị và xã hội để lừa bịp
quần chúng. Tháng 6-1931, chúng nặn ra cái gọi là "Ủy ban điều tra" để nghiên cứu tình
hình và đề ra dự kiến cải cách chế độ thuộc địa. Năm 1933, Pháp đưa Bảo Đại ở Pháp về
nước với một chương trình mà bộ máy thực dân tuyên truyền rùm beng là một cuộc cải
cách lớn của chính phủ Nam triều, lập nội các mới, cải tổ giáo dục sơ học, cải tổ ngành
tư pháp bản xứ.
Trong cuộc đọ sức cực kỳ nguy hiểm đối với kẻ thù, Đảng đã kiên trì giữ vững đường lối
cách mạng. Trong nhà tù đế quốc, cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn. Các đảng viên của
Đảng nêu cao khí tiết của người cộng sản, kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng,
bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Bằng trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động cách mạng của
mình, lại được ủng hộ của các tổ chức cách mạng quốc tế, với sự giúp đỡ tận tình của
luật sư Lôdơbai cùng một số luật sư tiến bộ người Anh, Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi nhà
tù thực dân. Tổng Bí thư Trần Phú bị địch tra tấn rất dã man, chết đi sống lại nhiều lần,
song luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng. Trước khi hy sinh, đồng chí còn căn dặn
các đồng chí của mình trong tù "hãy giữ vững chí khí chiến đấu!". Nằm trong xà lim
án chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn tập trung trí tuệ, tranh thủ viết bản tổng kết công tác
vận động công nhân để truyền lại kinh nghiệm đấu tranh cho các đảng viên của Đảng.
Người thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng trước lúc hy sinh khẳng khái nói thẳng trước
mặt quân thù: "con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng". Những
đảng viên cộng sản trong các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Vinh, Hải
Phòng, Côn Đảo, v.v., bí mật thành lập các chi bộ đảng trong nhà tù. Các tù chính trị đấu
tranh chống khủng bố, chống chế độ nhà tù hà khắc, đòi cải thiện sinh hoạt... Cuộc đấu
tranh phản đối án tử hình Lý Tự Trọng nổ ra ở Khám Lớn (11-1931) gây náo động cả
thành phố Sài Gòn. Anh chị em tù ở Hỏa Lò tuyệt thực phản đối vụ án tử hình Nguyễn
Đức Cảnh. Cuộc đấu tranh chống chế độ nhà tù hà khắc ở Kon Tum đã diễn ra đẫm
máu... Trước tinh thần đấu tranh kiên quyết của anh chị em tù chính trị, địch buộc phải
thay đổi ít nhiều chế độ lao tù dã man. Chi bộ nhà tù còn tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng
cho đảng viên về lý luận Mác-Lênin, về đường lối cách mạng, về kinh nghiệm vận động
cách mạng, tổ chức học quân sự, văn hóa, ngoại ngữ, v.v.. Nhiều tài liệu huấn luyện
đảng viên được biên soạn ngay trong nhà tù như: Chủ nghĩa duy vật lịch sử , Gia đình

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương