Giáo Trình: kỹ thuật số Chương I: HỆ thống số


H2.23 Ngoài ra chúng ta còn có tính chất đảo như sau: Mạch điện minh hoạ trên hình H2.24. H2.24



tải về 1.09 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.09 Mb.
#26883
1   2   3   4   5

H2.23

Ngoài ra chúng ta còn có tính chất đảo như sau:

Mạch điện minh hoạ trên hình H2.24.

H2.24



  1. Các định lý:

- Định lý hoán đổi:

Ở đây ta có thể hoán đổi vị trí các toán hạng cho nhau trong biểu thức Boolean.

Ví dụ: A*B = B *A, hoặc A + B = B + A. Để chứng minh điều này ta khảo sát bảng trạng thái của hai trường hợp trên:


ABY=A*BY=B*A



0000

0100

1000

1111

ABY=A+BY=B+A



0000

0111

1011

1111

(A*B)*C = A*(B*C)



- Định lý kết hợp:

(A+B)+C = A+(B+C)

Định lý kết hợp phát biểu như sau:
H2.25

Định lý được minh hoạ như hình H2.25, hai sơ đồ trong hình là tương đương.

Tương tự cho phép cộng:

Mạch minh hoạ cho tính chất trên như hình H2.26.



H2.26


- Định lý phân phối:

Định lý phân phối được biểu diễn như sau:

A*(B+C) = A*B + A*C

H2.27

Điều này được minh hoạ như hình H2.27.

Một số đẳng thức thông dụng:


  1. A(A+B) =A

  2. A + AB = A










- Định Lý De_Morgan:

Định lý De_Morgan có hai phát biểu như sau:



  1. Đảo của một tổng bằng tích các đảo




  1. Đảo của một tích bằng tổng các đảo

Từ hai trên ta phát biểu trên ta có nhận xét sau:

  1. Đảo các ngõ vào của cổng AND ta đượ cổng NOR

  2. Đảo các ngõ vào của cổng OR ta được cổng NAND

Ta có sơ đồ cổng minh hoạ cho hai trường hợp trên như hình H2.28 và H2.29.

Trường hợp 1:

H2.28

Trường hợp 2:

H2.29



  1. Thiết lập hàm Boole:

Hàm logic ngõ ra của từng cổng đã được giới thiệu trong phần trước. Do đó ta có thể thiết lập hàm logic cho bất kỳ một kết nối nào của các cổng – gọi là hàm Boole.

Xét mạch trong hình 2.30.H2.30

Hàm Boole cho ngõ ra Y của mạch sẽ được thiết lập từ các hàm của các cổng AND và cổng OR.

Cổng AND có 2 ngõ vào A và B sẽ có ngõ ra là A.B

Cổng AND có 2 ngõ vào B và C sẽ có ngõ ra là B.C

Cổng OR có 2 ngõ vào AB và BC sẽ có ngõ ra là AB+BC

Hàm logic của ngõ ra cổng OR chính là hàm Boole của mạch.

Riêng trường hợp cần lập hàm Boole cho mạch chưa biết sơ đồ, chỉ biết các yêu cầu của mạch thì ta có thể thực hiện theo bảng trạng thái thể hiện các yêu cầu đó.

Ta có thể lập hàm Boole từ bảng trạng thái theo 2 dạng:


  1. Dạng 1: dạng tổng của các tích Ysp (sum of products)

Chọn các ngõ ra Y=1,

Lấy tích các ngõ vào, theo qui định sau: ngõ vào = 0 thì lấy đảo, ngõ vào =1 thì giữ nguyên,

Lấy tổng của các tích.


  1. Dạng 2: dạng tích của các tổng Yps (product of sums).

Chọn ngõ ra Y=0,

Lấy tổng các ngõ vào, theo qui định sau: ngõ vào = 0 thì giữ nguyên, ngõ vào =1 thì lấy đảo,

Lấy tích các tổng.

Minh họa cụ thể cho cách này sẽ được trình bày trong phần thiết kế mạch số.



  1. Đơn giản hàm Boole:

Để rút gọn hoặc đơn giản hàm Boole ta có thể dùng các định lý đã nêu ở trên.

Xét hàm Boole:

Y=
Bằng cách khai triển theo định lý phân phối ta được: Y=AA+A+AB+B

Theo các phép toán cơ bản: AA=A, B=0, B+=1

Suy ra Y=A+A(B+)+0 =A+A = A

Như vậy ta đã rút gọn hàm Boole về giá trị đơn giản nhất.

Ví dụ:

Hãy rút gọn biểu thức sau: Y=AB+B+(CD+B+BC)



Thực hiện tương tự ở trên ta được kết quả là Y=B+CD

Tuy nhiên ta sẽ gặp khó khăn trong một số trường hợp khi biểu thức của Y quá dài hoặc ta không biết biểu thức sau khi rút gọn đã đơn giản nhất hay chưa. Vì vậy người ta dùng một phương pháp khác là bìa Karnaugh. Thực ra bìa Karnaugh cũng được xây dựng trên nguyên tắc đại số Boole. Thông thường người ta chỉ sử dụng cho các biểu thức có từ 4 biến trở xuống.



  1. Bìa Karnaugh:

Trước tiên ta tìm hiểu các khái niệm về bìa Karnaugh. Bìa Karnaugh là một bản có các cột và các dòng. Mỗi một cột hay dòng biểu diễn cho một trạng thái bít nào đó. Các cột và dòng giao nhau thành các ô. Các ô kề nhau là các ô chỉ khác nhau một bit về trạng thái. Ơ đây ta dùng mức “0” biểu diễn cho trạng thái không đảo của biến và ngược lại. Sau đây là một bìa Karnaugh dùng cho hàm Boolean có 4 biến ABCD. Hai biến A, B có 4 trạng thái biểu thị cho 4 cột. Hai biến C, D cũng có 4 trạng thái biểu diễn cho 4 dòng.

Để rút gọn ta điền các số hạng của biểu thức vào bìa. Ví dụ ta có hàm:

Ta có thể nhóm các ô kề nhau lên “1” với nhau, ở đó ta bỏ đi các biến thay đổi và chỉ giữ lại các biến không đổi. Ví dụ như ở hai ô “1” bên trái ta bỏ biến D vì nó thay đổi từ “1” về “0” còn các biến A, B, C đều không đổi nên được giữ lại, tương tự cho trường hợp còn lại. Kết quả ta được:
Đây chính là biểu thức đơn giản nhất.

Chú ý rằng ta chỉ được phép tập hợp các nhóm có tổng số ô là 2, 4, 8, 16 mà thôi, ta không thể chọn một số các ô như : 3, 5, 6, … và cũng lưu ý chỉ chọn các ô kề nhau.

Khi trong biểu thức có số hạng không đủ biến ta có quyền thêm biến, bằng phương pháp sau:


  1. Thiết kế mạch số:

Trong thiết kế mạch số ta cần thiết kế mạch theo yêu cầu nào đó. Từ yêu cầu này, ta phân tích và thiết lập mạch điện thích hợp dựa vào việc lập và đơn giản hàm Boole.

Thiết kế mạch số được thực hiện theo tuần tự sau:

Từ yêu cầu đề bài, ta lập bảng trạng thái thể hiện các yêu cầu, dựa vào bảng trạng thái ta lập hàm Boole rồi đơn giản hàm bằng các định lý, hoặc sử dụng phương pháp bìa Karnaugh để rút gọn cho hàm đơn giản nhất, cuối cùng vẽ mạch logic từ hàm tìm được.

Ví dụ :


Có ba công tắt A, B, C điều khiển đèn Y. Thiết kế mạch điện sao cho khi có 2 công tắt trở lên bật (ON) thì đèn Y sáng ngoài ra đèn Y tắt.

Thiết kế:

Từ yêu cầu ta lập bảng trạng thái và lập hàm Boole dạng tổng các tích:


ABCY


0000

0010

0100

0111

1000

1011

1101

1111

Dùng bìa Karnaugh rút gọn biểu thức ta được:

Y = AB + AC + BC

Từ biểu thức ta vẽ mạch như hình H2.31.





H2.31

Bài tập:

1. Vẽ mạch điện từ hàm Boolean sau:

a.

b.


c.

2. Vẽ lại các mạch điện trên chỉ dùng cổng NAND

3. Thiết kế mạch có 4 công tắt A, B, C, D điều khiển đèn Y sao cho:


  1. Y lên “1” khi chỉ có 2 công tắt bất kỳ đóng

  2. Y lên “1” khi có ít nhất ba công tắt được đóng

  3. Y lên “1” khi A, B đóng hoặc B, C đóng hoặc B, D đóng.

Chương 3: MCH TÍCH HỢP


  1. Giới Thiệu Về IC:

IC được viết tắt bởi chữ Integrated Circuit có nghĩa là mạch tích hợp. IC được phân làm hai loại IC tương tự (Analog) và IC số (Digital). IC tương tự là loại IC dùng trong lĩnh vực tương tự như IC 7805, 7905, 555, LM317, LM444…….IC số được dùng trong lĩnh vực số như: 74LS00, 74H74, 74LS08, 4011……Trong IC số được hcia làm hai loại TTL và CMOS. Họ TTL thường được ký hiệu 74xxx, và CMOS thường được ký hiệu 40xxx. Trong thực tế IC còn được phân chia theo dạng khả năng tích hợp như: LSI, VLSI… tức là nó được căn cứ vào số lượng transistor tích hợp trong IC. Trên thực tế người ta có khả năng tích hợp rất lớn nhưng điều quan trọng là nhiệt. Nếu tích hợp quá lớn thì nhiệt sinh ra rất lớn làm IC bị hư hoặc không làm việc ổn định.

  1. Họ TTL:

  1. Giới thiệu về TTL:

- TTL (transistor transistor logic) thực chất là dùng transistor để thiết lập nên các cổng logic. Ngoài TTL còn có một số dạng khác như: DTL (diode transistor logic) hay RTL (resistor transistor logic).

- 74xx là loại TTL chuẩn, ngoài ra còn có loại 54xx dùng trong quân đội. 54xx tương tự như 74xx nhưng có dải điện áp cũng như nhiệt độ sử dụng rộng hơn.

- TTL tốc độ cao(High speed TTL) được ký hiệu chữ H kèm theo, ví dụ 74H04, 54H04. Loại này có thời gian truyền thấp nên tốc độ hoạt động cao tuy nhiên công suất tiêu thụ cũng cao.

- TTL có công suất thấp (Low power TTL) thường được kèm theo chữ L trong ký hiệu ví dụ: 74L02, 54L02. Loại này công suất tiêu thụ thấp và tốc độ truyền cũng chậm.

- Schottky TTL là loại TTL có tốc độ đóng ngắt cao gần gấp ba lần so với TTL chuẩn nhưng công công suất tiêu thụ cũng cao gần gấp 2 lần so với TTL chuẩn thường được ký hiệu 74Sxx hay 54Sxx.

- Low-power Schottky TTL: đây là loại TTL có tốc độ gần bằng tốc độ của TTL chuẩn nhưng công suất tiêu thụ khoảng 1/5 công suất tiêu thụ của TTL chuẩn, thường được ký hiệu: 74LSxx, 54LSxx.

- Advanced Schottky TTL: đây là loại Schottky TTL thế hệ mới, nó có tốc độ gần gấp đôi và công suất tiêu thụ chỉ bằng ½ loại Schottky thường. Thường được ký hiệu 74Asxx, 54Asxx.

- Advanced Low-power Schottky TTL: loại này có tốc độ cao hơn và công suất tiêu thụ thấp hơn loại Low-power Schottky TTL, thường được ký hiệu: 74ALSxx, 54ALSxx.



  1. Các đặc tính của TTL:

Đối với IC TTL thì nguồn cung cấp cố định là 5V, điện áp nguồn này không được vược quá 5.5V. vì hoạt động trong lĩnh vực số nên ta khảo sát ở mức “1” hoặc “0”. Như vậy bao nhiêu volt thì hiểu là “1” và bao nhiêu volt thì hiểu là “0”. Như khảo sát ở trên các cổng logic đều có ngõ ra và ngõ vào và ở đây điện áp để hiểu “1” hay “0” ở ngõ ra hay vào là khác nhau. Ta qui ước một số ký hiệu sau:

VOL: điện áp ngõ ra mức thấp VIL: điện áp ngõ vào mức thấp

VOH: điện áp ngõ ra mức cao VIH: điện áp ngõ vào mức cao

Min: cực tiểu Max: cực đại


Để hiểu rõ ta khảo sát sơ đồ sau:

Như vậy không chỉ 0V là mức “0” và 5V là mức “1” mà đối với ngõ ra:

VOH MIN =2.4V VOL MAX = 0.4V

VIH MIN = 2V VIL MAX = 0.8V


Loại công suất tiêu hao thấpLoại thời gian trể nhỏ

HọTG. Trể (ns)CS tổn hao (mw)Tích sốHọTg. Trể (ns)CS tổn hao (mw)Tích số

TTL1010100TTL1010100

L TTL33133H .TTL622132

LS TTL9218S.TTL31957

ATS41.24.8AS1.7813.6


  1. Một số mạch cổng TTL:

Trong phần này chúng ta khảo sát sơ đồ mạch của một số cổng logic:

- Cổng NAND trong IC 7400 như hình H3.1.

Theo hình vẽ này ta thấy khi chỉ cần một ngõ vào A, B xuống “0” thì Q1 dẫn bão hoà làm cho điện áp tại B của Q2 ở “0” Q2 tắt, làm cho ngõ ra lên “1”. Chỉ khi nào cả A, B lên “1” thì Q1 tắt và Q2 dẫn nên ngõ ra xuống “0”. Điều này hoàn toàn phù hợp cho cổng NAND.

H3.1
- Cổng NAND trong IC 74H00 như hình H3.2.

H3.2

- Cổng NAND trong IC 74L00 như hình H3.3.



H3.3


  1. Dòng ngõ ra,vào và khả năng Fan out:

Khả năng fan out còn gọi là khả năng chia tải hay khả năng cấp dòng. Bất kỳ một linh kiện nào cũng có khả năng này. Dòng ngõ ra của cổng có khả năng cấp cho bao nhiêu cổng khác được gọi là fan out. Một khi tổng số dòng được cấp lớn hơn dòng cung cấp thì sẽ làm cho cổng cấp dòng bị hư hoặc mạch làm việc không ổn định. Chính vì vậy là khả năng fan out được tính như sau:

F= IOL(max) /IIL(max)

Xét một cổng logic có dòng vào và ra như sau: IOL =16mA, IIL=1.6mA

Như vậy, Fan out của cổng ở mức thấp là F=16/1.6=10.

Ngoài ra ta cần xét đến Fan out ở mức cao. F(H)=IOH/IIH

Khi đó Fan out của cổng được tính là F=min(FL, FH)



  1. Tiêu tán công suất:

Tiêu tán công suất là lượng công suất mà cổng logic tiêu tán khi ngõ ra ở mức cao hay mức thấp. Tuỳ vào trạng thái ngõ ra mà công suất tiêu tán sẽ khác nhau, thông thường người ta tính theo dạng trung bình cộng.

Ví dụ dòng điện của cổng NAND chuẩn khi cấp nguồn 5V và ngõ ra mức thấp là 3mA, và khi ngõ ra ở mức cao là 1mA. Ta tính công suất hao phí cho trường hợp ngõ ra mức thấp:

PDL= VCC*ICCL = 5V*3mA = 15mW

Tương tự cho mức cao:

PDH = VCC * ICCH = 5V*1mA = 5mW

Công suất tiêu thụ trung bình sẽ là : 10mW.



  1. TTL có ngỏ ra dạng cực thu để hở và 3 trạng thái:

Các dạng cổng TTL đã xét trên được gọi là TTL có ngõ ra dạng cột chạm – do hình ảnh 2 BJT ghép liên tiép nhau trên hình 3.2. Đây là dạng đơn giản nhưng có khuyết điểm là ta không thể nối các ngõ ra với nhau được. Để khắc phục, ta sử dụng TTL có ngõ ra dạng cực thu để hở hoặc ngõ ra 3 trạng thái.

- TTL có ngõ ra cực thu để hở:

Trong một số IC khi tra tìm sơ đồ chân ta sẽ thấy có dòng ghi chú là “the output with open collector”. Đối với loại IC này chúng ta không thể sử dụng bình thường như các loại IC khác, bởi vì ngõ ra của cổng không được nối sẵn lên nguồn như hình vẽ 3.4 a). Để sử dụng bình thường ta phải có một điện trở nối từ ngõ ra lên nguồn. Điện trở đó được gọi là điện trở kéo lên (pull up resistor), như hình vẽ b). Ví dụ như IC 74LS05 cũng là cổng NOT nhưng là loại The output with open collector, nên khi ta sử dụng phải mắc như hình c.




Hình 3.4
Từ việc ngõ ra để hở người ta nối nhiều ngõ ra như vậy với nhau và dùng một điện trở kéo lên thì hình thành cổng AND nối dây như 3.5.

Như vậy ngõ ra chỉ lên “1” khi và chỉ khi cả hai cổng đều lên “1” chỉ cần có một cổng xuống “0” thì output sẽ về “0”



Hình 3.5

  1. Họ CMOS:

  2. Giới thiệu về CMOS:

Các IC CMOS được chế tạo từ các MOSFET kênh N và kênh P. CMOS có hai họ: 4000 và 74C00.

  1. Các tính chất về CMOS

- Điện áp cung cấp:

Điện áp cung cấp cho CMOS là VDD có giá trị từ 3V đến 15V. khi CMOS và TTL cùng làm việc với nhau để tương thích ta dùng nguồn 5V. ngoài ra CMOS có thể dùng ở tầm điện áp khác.

Ơ CMOS điện áp ngõ ra được xem như VDD cho mức “1” và 0V cho mức “0”. Riêng ngõ vào thì VIH(min) =70%*VDD và VIL(max) =30%*VDD.

- Công suất tiêu tán:

Khi CMOS ở trạng thái tĩnh (ngõ ra không biến đổi) thì công suất tiêu tán là thấp, không quan tâm đến trạng thái đầu ra, vì có một nội trở lớn từ VDD đến GND. Tuy nhiên khi tốc độ đóng ngắt cao (hoạt động ở tần số cao) thì công suất tiêu tốn là đáng kể và tỷ lệ thuận với tần số đóng ngắt.



- Khả năng Fan out:

Vì ở mỗi ngõ vào của CMOS đều có một điện dung ký sinh, nên làm xuất hiện thời gian trễ trong quá trình làm việc. Chính điều này hạn chế khả năng fan out của CMOS điển hình khi CMOS hoạt động ở tần số dưới 1MHz thì khả năng Fan out là 50, và khả năng Fan out giảm dần khi tần số làm việc tăng lên.



- Các ngõ vào không dùng và độ nhạy:

Ở CMOS không như TTL các ngõ vào không dùng phải được nối lên “1” hoặc xuống “0” để tránh nhiễu và tiêu tốn nhiều công suất.

Chính vì điện trở ngõ vào càng cao nên chúng rất nhạy và dễ hư hỏng với tĩnh điện. Mặc dù hầu hết các CMOS có diode bảo vệ các đầu vào, tuy nhiên chúng ta cũng phải cẩn thận khi tiếp xúc với CMOS.


  1. Giao Tiếp Giữa TTL Và CMOS:

Trong một số trường hợp chúng ta cần phải kết hợp dùng CMOS và TTL trong một mạch điện để thực hiện một mục đích nào đó. CMOS được dùng trường hợp tốc độ là không quan trọng mà chủ yếu là lợi về công suất tiêu tán, trong khi đó TTL được dùng trong trường hợp hoạt động tốc độ cao và chấp nhận tổn hao công suất.

Giao tiếp giữa TTL và CMOS là việc làm sao cho tương thích giữa hai loại này trong điều khiện khác nhau về một số thông số nào đó.



  1. TTL lái CMOS với VDD=5V:

Đầu ra của TTL Đầu vào của CMOS

“0”: VOL = 0.4V VIL = 1.5V

IOL = 8 -> 20mA IIL = 1A

Kết luận điện áp và dòng đủ lái

“1” VOH = 2.4V VHI = 3.5V

IOH = 400A -> 20mA IIL = 20A -> 200A

Trong trường hợp này dòng không là vấn đề, chỉ có áp là không thỏa.

Tóm lại trong trường hợp này để đảm bảo áp hiểu được thì chúng ta cần có một điện trở kéo lên 5V ở ngõ ra TTL để CMOS hiểu được mức cao như hình 3.6





Hình 3.6


  1. TTL lái CMOS với VDD>5V:

Nếu CMOS hoạt động ở điện áp >5V ví dụ là 10V thì đầu vào của CMOS VIH(MIN)=7V trong trường hợp này ta không dùng điện trở kéo lên vì ngõ ra của TTL không thể hoạt động với điện áp >5V. một phương pháp khác là chúng ta dùng một bộ đệm có cực thu để hở là 7407 làm giao tiếp giữa TTL và CMOS. 7407 có điện áp định mức là 30V, minh họa trên hình 3.7



Hình 3.7

  1. CMOS lái TTL với VDD =5V:

Đầu ra của CMOS Đầu vào của TTL

“0”: VOL = 0.05V VIL = 0.8V

IOL = 0.4mA IIL = 100A -> 2mA

Kết luận dòng không đủ lái.

“1” VOH = 4.95V VHI = 2V

IOH = 0.4mA IIL = 20A -> 200A

Kết luận dòng và áp đủ để lái.

Trong trường hợp này ta dùng bộ đệm 4050B có dòng định mức IOL =3mA để đủ dòng cho trường hợp “0”. Hình vẽ 3.8 minh hoạ điều này.

Hình 3.8


  1. CMOS lái TTL với VDD > 5V:

Trong trường hợp này ta cũng dùng bộ đệm 4050B như hình 3.9

Hình 3.9
Ở đây về dòng hoàn toàn giống như trường hợp trên chỉ có điều ngõ ra của CMOS lên đến gần 15V, với giá trị này TTL không chấp nhận được nên phải dùng bộ đệm 4050B để giảm dòng xuống.

Chương 4: MẠCH TỔ HỢP


  1. Mạch Cộng – Trừ:

  2. Mạch cộng (full adder):

Trong phần trước ta có mạch nửa cộng (half adder) chỉ dùng cộng hai số nhị phân 1 bit. Trong trường hợp ta cộng hai số nhị phân 2 bit thì ta phải dùng mạch cộng khác trong phần này ta sẽ khảo sát. Thực chất cũng được hình thành tư hai mạch nửa cộng, hình 4.1.

Đây là mạch cộng ba bit nhị phân A, B và Cin , trong đó Cin là số nhớ từ việc cộng hai hai bit ở vị trí bit có trọng số nhỏ hơn. Ví dụ ta cộng hai số nhị phân 01+ 01, đầu tiên ta lấy hai LSB của hai số nhị phân là 1+1, lúc này Cin = 0, kết quả S1 = 0 và C1=1. Tiếp theo là bộ nửa cộng thứ hai làm việc, Cin = 0, S1= 0 nên S = 1, vì C1 = 1 nên Cout =1 và kết quả cuối cùng là 10.

Tuy nhiên ta cũng có thể thiết kế một mạch cộng khác mà không dùng đến hai mạch nửa cộng như trên.

Ta thiết lập bảng trạng thái theo bảng:

Dùng bìa Karnaugh ta thiết lập và rút gọn hàm S và Cout và được như sau:

S= A’B’Cin + A’BC’in + AB’C’in + ABCin

Cout = AB ­+ACin + BCin

Từ các hàm trên ta thiết lập mạch như hình 4.3.



Hình 4.3

Mạch trên chỉ dùng thực hiện cho từng cặp bit của hai số, như vậy để thực hiện một số nhị phân n bit thì ta cần có n bộ cộng như trên để ghép nối lại như sau (ví dụ ta chỉ xét số nhị phân 2 bit)


Hình 4.4

Hình 4.4 trên minh hoạ việc cộng hai số nhị phân 2 bit A2A1 + B2B1 . ở bộ cộng ban đầu Cin= 0 (vì chưa có số nhớ nào). Ban đầu, bộ cộng đầu cộng hai bit A1 với B1 cho ra S1 và số nhớ Cout1, bộ cộng thứ hai thực hiện phép cộng hai bit A2 với B2 với số nhớ Cout 1 ở tầng trước, kết quả cho ra S2 và số nhớ Cout 2. Như vậy ta được tổng là S2S1 và số nhớ là Cout 2.



  1. Mạch cộng song song (parallel adder):

Trong thực tế có khi người ta cần cộng hai số nhị phân với việc từng cặp bit đồng lúc chứ không cộng lần lược như phần trên ta đã khảo sát. Việc cộng như vậy được gọi là cộng song song. Để dễ hiểu ta khảo sát mạch cộng hai số nhị phân 4 bit như hình 4.5.

Mạch này thực hiện việc cộng hai số nhị phân bốn bit A3A2A1A0 với B3B2B1B0 và tổng tương ứng là S3S2S1S0 như hình vẽ trên. Bộ cộng bên phải dùng để cộng 2 bit là LSB của hai số, và rõ ràng chúng ta cần một bộ cộng cho một cặp bit của hai số. Cout của tầng trước (tầng có trọng số nhỏ hơn) được đưa vào Cin ở tầng sau (tầng có trọng số lớn hơn).



Hình 4.5

  1. Mạch So sánh, Kiểm tra chẵn lẻ:

  2. Mạch so sánh :

Bộ so sánh là mạch so sánh giá trị của hai số nhị phân. Tuỳ vào thiết kế mà ngõ ra cho ra kết quả như thế nào, ví dụ hai số bằng nhau thì cho ngõ ra ở mức “1”.

Hai số nhị phân bằng nhau khi và chỉ khi các bit tương ứng của hai số bằng nhau. Ví dụ hai số A2A1A0 = B2B1B0 khi và chỉ khi A2=B2 và A1=B1 và A0=B0 . Chúng ta lưu ý rằng ở cổng EX_NOR ngõ ra cho “1” khi hai ngõ vào cùng trạng thái nhau, dựa vào điều này mà người ta thiết lập một mạch so sánh bằng như hình 4.6





Hình 4.6

Để biết số nào lớn hơn người ta phân tích như sau:

Giả sử xét số ba bit như trên


  1. Khi A2 = “1”, B2= “0” ta kết luận số A >B. ngược lại A2 = “0”, B2= “1” ta kế luận B>A. khi A2 và B2 cùng trạng thái thì ta tiếp tục xét:

  2. Nếu A1 = “1” và B1= “0” thì kết luận A>B. tương tự nếu A1= “0” và B1= “1” thì kết luận B>A, nếu A1 và B1 bằng nhau thì ta lại tiếp tục xét:

  3. Nếu A0= “1” và B­0= “0” kết luận A>B, tương tự A0 = “0” và B0= “1” kết luận B>A. nếu A0 và B0 bằng nhau thì kết luận A=B.

  1. Mạch phát bit chẵn lẻ (Parity bit):

Đây là mạch kiểm tra lỗi trên đường truyền một cách đơn giản. Thông thường người ta cần khi phát tín hiệu đi như thế nào thì thu được như vậy. Trên thực tế có khi thu không giống như khi phát điều này làm sai lệch thông tin. Để nhận biết được có sai lệch hay không người ta sử dụng phương pháp này. Ơ đây ta chỉ xét đơn giản tín hiệu là BCD 4bit. Dựa vào thông tin trên đường truyền người ta tạo ra một mạch sao cho phát ra một bit gọi là bit Parity. Nếu tổng số bit “1” trên đường truyền thông tin và kể cả bit Parity là một số chẵn bit “1” thì ta gọi là mạch phát chẵn, ngược lại gọi là mạch phát lẻ. Mạch hình 4.7 minh hoạ mạch phát chẵn.

Khi bên phát chẵn như hình vẽ thì bên thu cũng có mạch nhận, mạch nhận kiểm tra tổng số bit : “1” nhận được là một số chẵn thì tốt, ngược lại tổng số bit “1” là một số lẻ thì sẽ thông báo nhận sai bằng cách bit E lên “1”. Như vậy hình thành được mạch kiểm tra đơn giản, rẻ tiền nhưng có nhược điểm là nếu sai lỗi kép thì mạch không phát hiện được. Trên thực tế việc sai lỗi kép là rất hiếm khi xảy ra.



Hình 4.7


  1. Mạch Đa hợp và Giải đa hợp:

  2. Đa hợp (multiplexers):

Multiplexers (đa hợp) thường được sử dụng trong việc nhiều thiết bị dùng chung một đường truyền khi kết nối với máy tính hay được sử dụng trong kênh thoại. Như vậy nhiều thiết bị chia nhau một đường truyền điều này có nghĩa là mỗi thiết bị chỉ được sử dụng đường truyền trong một khoảng thời gian rất ngắn nào đó, sau đó trao đường truyền lại cho thiết bị khác tiếp tục như vậy cho đến thiết bị cuối. Thiết bị cuối nhận đường truyền cũng trong thời gian ngắn và trao lại cho thiết bị đầu và xong một chu kỳ việc này cứ thế mà tiếp diễn. Trên đâ ta giới thiệu đa hợp ở dạng thời gian (time multiplexing), còn một dạng đa hợp khác là đa hợp theo tần số (frequency multiplexing) ở dạng này tất cả các thiết bị có thể cùng được sử dụng một đường truyền cùng một lúc nhưng ở các giải tần khác nhau. Kỹ thuật này thường được dùng trong hệ thống truyền hình, radio… Trong giới hạn của chương trình này chúng ta chỉ khảo sát dạng time multiplexing. Sau đây chúng ta giới thiệu một bộ đa hợp từ 4 sang 1 (a 4 to 1 multiplexers):

S1S0Data

00D0

01D1

10D2

11D3


Hình 4.8

Một bộ đa hợp dữ liệu số (MUL) là mạch logic có nhiều ngõ vào dữ liệu và chỉ một ngõ ra. Một tập các ngõ vào lựa chọn dữ liệu ( data select inputs) được dùng để điều khiển dữ liệu ngõ vào nào đặt lên ngõ ra. Một bộ đa hợp cũng có thể gọi là bộ lựa chọn dữ liệu (data selector) vì nó có khả năng lựa chọn dữ liệu ngõ vào nào nối đến ngõ ra. Như hình vẽ trên có hai bit dùng để lựa chọn tín hiệu ngõ vào nó cho phép đưa một trong 4 dữ liệu đến ngõ ra tại một thời điểm nào đó. Căn cứ vào bản trên ta thấy khi S1S0= 00 thì dữ liệu D0 được nối đến ngõ ra, S1S0= 01 thì dữ liệu D1 được nối đến ngõ ra, khi S1S0= 10 thì D2 được nối đến ngõ ra và cuối cùng là S1S0=11 thì D3 được nối đến ngõ ra. Một cách tổng quát khi số bit trong bộ lựa chọn ngõ vào là n thì bộ đa hợp có khả năng đa hợp được 2n ngõ vào để đưa vào một ngõ ra. Hình 4.9 là sơ đồ logic của bộ đa hợp từ 4 sang 1:








Hình 4.9

Người ta dùng IC74151A để thực hiện đa hợp từ 8 sang 1. Trong đó G’ chính là EN ngõ vào này khi ở mức thấp thì IC hoạt động bình thường, khi G’ = “1” thì IC bị treo không hoạt động được. Nhờ tính chất này mà người ta có thể dùng 2 IC 74151A thực hiện đa hợp từ 16 sang 1 như hình vẽ 4.10





Hình 4.10

  1. Giải đa hợp (demultiplexers):

Giải đa hợp là làm điều ngược lại với đa hợp. Tức là chuyển mạch từ 1 đường sang nhiều đường. Bộ giải đa hợp như một bộ phân bố nó phân bố một dữ liệu đến nhiều trạm cuối khác nhau.

  1. Mạch giải mã:

  2. Giới thiệu:

Trong thế giới thực người ta dùng hệ đếm 10, các chữ cái và các ký hiệu để diễn đạt thông tin. Trong kỹ thuật, máy móc để xử lý thông tin dựa vào tính chất thực này rất khó nên người ta chuyển hết về dạng số để máy xử lý. Các chữ, số đều được biểu diễn ở dạng nhị phân “0” hoặc “1” và nó được thể hiện qua tính chất có điện hay không có điện. Hoặc khi cần bảo mật thông tin người ta chuyển về một dạng thông tin khác… thì được gọi là mã hoá. Máy móc sau khi xử lý thông tin và chuyển ra ngoài để người sử dụng thì nó cần trở lại thế giới thực để con người dễ tiếp nhận thực hiện điều đó được gọi là giải mã.

  1. Mã hoá:

Mã hoá từ 10 đường sang 4 đuờng (DEC -> BCD)

Có rất nhiều trường hợp người ta sử dụng phương pháp mã hoá từ 10 đường sang 4 đường tức là mã hoá từ một số thập phân thành một số BCD. Ví dụ: trong bàn phím người ta nhấn phím số 9 thì ngõ ra cho ra số 9 ở dạng BCD là “1001”.


Mạch mã hoá được thực hiện theo kết quả bảng bên dưới:

DecimalInputBCD output

B8B4B2B1

D00000

D10001

D20010

D30011

D40100

D50101

D60110

D70111

D81000

D91001

Từ bảng trên ta có :

B8 = D8 + D9

B4 = D4 + D5 + D6 +D7

B2 = D2 + D3 + D6 +D7

B1 = D1 +D3 +D5 +D7 +D9

Từ đó ta có mạch giải mã như hình 4.11

Hình 4.11


  1. Giải mã:

- Mạch giải mã từ 4 đường sang 10 đường (BCD -> DEC)

Đây là mạch chuyển từ số BCD sang thập phân. Mạch được thiết lập theo kết quả trong bảng bên dưới:



DecimalBCD

B8B4B2B1

00000D0=B8B4B2B1

10001D1= B8B4B2B1

20010D2= B8B4B2B1

30011D3= B8B4B2B1

40100D4= B8B4B2B1

50101D5= B8B4B2B1

60110D6= B8B4B2B1

70111D7= B8B4B2B1

81000D8= B8B4B2B1

91001D9= B8B4B2B1

Sơ đồ mạch được minh họa trong hình 4.12



Hình 4.12
- Giải mã từ BCD sang Led 7 đoạn

Đây là mạch giải mã thường được sử dụng trong điện tử. Thông thường các thiết bị đo lường thường dùng dạng này để hiển thị, chỉ báo…. Đây là dạng giải mã từ số BCD sang led 7 đoạn để hiển thị, và số BCD được tạo ra từ mạch đếm MOD10. Trong mạch giải mã BCD sang led 7 đoạn người ta dùng IC giải mã 74LS47 cùng với LED 7 đoạn loại Anode chung, và dùng IC giải mã 4511 cho loại LED 7 đoạn Cathode chung.



Chương 5: MẠCH TUẦN TỰ


  1. Họ các FlipFlop:

  2. Khái niệm:

Flip_Flop được ký hiệu là FF, là một dạng linh kiện tích hợp, có nhiều ngõ vào và có hai ngõ ra ngược trạng thái nhau: Q và Q đảo. Ký hiệu của FF được vẽ như hình 5.1
H5.1: Ký hiệu FF

Đây là một loại FF gọi là JK FF. Ơ FF này ta có 5 ngõ vào và 2 ngõ ra Q và Q’(Q’ là đảo của Q). Các ngõ vào CK­, Clr, Pre thường có ở tất cả các loại FF. Ngoài ra hai ngõ vào J, K là biểu hiện cho tên gọi của FF đó. Ngoài JKFF ta còn có các loại FF khác như RSFF, DFF, TFF.



- Ngõ vào đồng bộ:

Như hình bên thì ngõ vào đồng bộ là các chân J, K, CK vì các chân này phải cùng thay đổi thì ngõ ra Q hay Q’ mới thay đổi, cụ thể hơn là khi J, K thay đổi mà CK chưa tác động thì ngõ ra cũng không thay đổi. Chính vì đó mà người ta gọi chúng là ngõ vào đồng bộ.



- Ngõ vào không đồng bộ:

Hai ngõ vào Pre và Clr là các ngõ vào không đồng bộ. Vì khi chúng tác động lập tức ngõ ra có ảnh hưởng mà không cần chờ CK.

Khi Pre tác động thì ngõ ra Q lên “1” và Q’ xuống “0” bất chấp trạng thái của các ngõ vào đồng bộ.

Khi Clr tác động thì Q xuống “0” và Q’ lên “1” ngay lập tức bất chấp trạng thái các ngõ vào đồng bộ.

Tác động: tác động có thể được thực hiện bằng nhiều cách: tác động cạnh lên, xuống, tác động mức thấp, mức cao. Thông thường người ta dùng tác động mức nhiều hơn ở ngõ vào bất đồng bộ(không đồng bộ). Riêng ở CK thường là tác động cạnh ( cạnh lên hoặc cạnh xuống).


  1. RS FF:

- RS FF dùng cổng NAND:

Bằng cách kết nối các cổng NAND ta thực hiện được RSFF như hình 5.2

Chúng ta lý luận theo dạng logic thì sẽ được bảng trạng thái như trên.

Thật ra khi cho R=“0” và S=“0” thì Q=“1” và Q’=“1” điều này không hợp lý vì theo tính chất của FF thì Q và Q’ (gọi là Q đảo) phải ngược trạng thái nhau.

R gọi là chân Reset và S là chân Set. Như trên đã nói, khi reset tác động thì Q sẽ là “0” và ngược lại khi set tác động thì Q sẽ là “1”. Căn cứ vào bảng sự thật ta kết luận chân R và S tác động ở mức thấp. Như vậy khi R=“0” và S=“0” là điều không thể được vì chúng ta không thể vừa đặt Q lên “1” lại vừa đặt Q xuống “0”. Cho nên trạng thái này không sử dụng (gọi là cấm).

- RS FF dùng cổng NOR:

Sơ đồ kết nối, ký hiệu và bảng sự thật của FFRS dùng cong NOR được trình bày như hình 5.3.


Các tính chất của FF này đều giống như FF trên hình 5.2, chỉ khác là lúc này ta xem bảng sự thật và kết luận là loại RS_FF này tác động ở mức cao. Vì vậy mà khi R=“1” và S=“1” thì rơi vào trạng thái cấm sử dụng, khi R=“0” và S= “0” thì rõ ràng không chân nào tác động nên ngõ ra không đổi trạng thái.

Cần chú ý đến ký hiệu của RS_FF, khi R, S tác động mức cao thì không có dấu tròn ở chân R, S. khi R, S tác động mức thấp thì có dấu tròn ở chân của R, S. điều này dùng cho cho mọi trường hợp: khi có dấu tròn đảo thì tính chất của chân đó là tác động mức thấp, ngược lại thì tác động mức cao.

- RS FF có CK:

RS_FF có CK được minh hoạ trên hình 5.4.




Hình 5.4
Khảo sát hình 5.3 nếu CK ở mức thấp thì ngõ ra không đổi, như vậy RS_FF có CK sẽ không thay đổi trạng thái ngõ ra khi CK ở mức thấp(RS_FF dạng này người ta còn gọi là Latch). Chỉ khi CK lên “1” thì FF hoạt động theo bảng trạng thái sau:


CKRSQn+1



100Qn

011

100

11Cấm

0xxQn

Trong đó Qn là trạng thái trước đó, Qn+1 là trạng thái hiện tại đang xét, x là trạng thái bất kỳ.

Khi CK lến “1” thì FF hoạt động bình thường, khi CK xuống “0” thì ngõ ra Q của FF không thay đổi trạng thái.

Chú ý:

Mặc dù ngõ ra của latch không thay đổi theo R, S khi CK=“0” nhưng R, S phải có một khoảng thời gian ổn định tối thiểu trước khi CK tác động vào. Thời gian này được gọi là thời gian set-up ( set-up time) ký hiệu là tsu và giá trị được cho bởi nhà chế tạo. Đồng thời FF cũng cần có một thời gian ổn định tối thiểu sau khi CK tác động vào, gọi là thời gian giữ (hold time) ký hiệu là th. hình vẽ 5.5



Hình 5.4


  1. JK FLIP_FLOP:

Ơ phần trên ta nhận thấy loại RS_FF cho dù thiết kế dùng cổng NOR hay NAND đều có một trạng thái cấm, để tránh đều này và hoạt động đa dạng hơn người ta đưa ra một dạng FF khác gọi là JK_FF.

- Ký hiệu và bảng sự thật:



Hình 5.6

- Các tính chất:

Cũng RS_FF, JK_FF cũng có các ngõ vào đồng bộ J, K, CK, ngõ ra Q và Q đảo. Ngoài ra nó cũng có các ngõ vào không đồng bộ Preset và Clear ( Pre và Clr). Trước tiên ta xét CK: khi có dấu tròn đảo ở đầu vào thì ta hiểu CK tác động cạnh xuống, ngoài ra cũng có loại không có dấu tròn đảo thì CK tác động cạnh lên (của xung Clock). Tương tự như vậy, ở các ngõ vào không đồng bộ khi có dấu tròn thì các ngõ vào tác động mức thấp ngược lại thì tác động mức cao, điều này được cho ở nhà chế tạo trong sách tra cứu IC. Hình vẽ 5.6 và bảng sự thật trên cho thấy CK tác động cạnh xuống và các ngõ vào không đồng bộ tác động ở mức thấp.

Từ bảng sự thật ta thấy khi Pre = “0” thì Pre tác động trong khi đó Clr=“1” nên Clr không tác động kết quả Q được set lên “1”. Tương tự như vậy khi Pre=“1” và Clr=“0” thì Clr tác động kết quả Q được reset về “0”.

Khi Pre= “1” và Clr= “1” tức là hai ngõ vào không đồng bộ này không tác động nên FF hoạt động theo J, K và CK theo bảng sự thật. Chú ý khi J= “0” và K= “0” thì Q không đổi trạng thái. Khi J= “1” và K= “1” thì Q nhận giá trị đảo lại trạng thái trước đó. Do điều này mà khi J, K nối lên “1” và cung cấp CK cho FF thì ngõ ra Q sẽ có sóng với tần số bằng ½ tần số của CK.



  1. D và T FLIP_FLOP:

D­_FF có bảng sự thật và ký hiệu như hình vẽ 5.7. Các tính chất của các ngõ vào, ra cũng tương tự như JK_FF. Ký hiệu bên dưới cho ta thấy CK tác động cạnh lên của xung.



Hình 5.7

Chúng ta có thể hình thành D_FF từ JK_FF bằng cách nối hai chân J và K qua cổng đảo như hình 5.8.





Hình 5.8

Điều này hình thành cũng từ bảng sự thật JK_FF mà ra.

Xét ở bảng sự thật JK_FF ta thấy khi J, K không cùng trạng thái thì Q sẽ có giá trị theo J (tất nhiên phải có CK tác động).

T_FF được hình thành cũng từ JK_FF khi ta nối hai chân J, K với nhau. Ơ T_FF khi chân T lên “1” và ngõ ra sẽ lật trạng thái khi có CK tác động. Điều này thực hiện cũng dựa vào bảng sự thật của JK_FF, dựa vào bảng sự thật ta thấy khi J,K cùng trạng thái thì Q có trạng thái ngược lại với J,K. điều này được ứng dụng nhiều ở mạch đếm được khảo sát ở chương sau.



  1. Mạch Đếm Không Đồng Bộ:

  2. Khái niệm:

Trong phần này ta khảo sát mạch đếm, ở đây không phải đếm số thập phân như thế giới thực mà đếm ở hệ nhị phân. Trong phần này người ta dùng các FF để hình thành mạch đếm, mỗi Q của FF được dùng làm một bit của số nhị phân. Như vậy ta dùng 4 FF sẽ hình thành nên một số nhị phân 4 bit, mỗi một Q sẽ được mắc vào một LED để hiện thị trạng thái của Q đó, khi Q lên “1” thì LED sáng và ngược lại. Ta lưu ý rằng một số nhị phân có n bit sẽ hiện thị được 2n trạng thái khác nhau và số nhị phân này có thể biểu diễn một số thập phân lớn nhất là: 2n –1. Ví dụ có một số nhị phân 3 bit thì có thể hiện thị 8 trạng thái khác nhau và biểu diễn số thập phân lớn nhất là: 23-1=7, bảng bên dưới:


ABCDEC



0000

0011

0102

0113

1004

1015

1106

1117

Tương tự, vậy một số nhị phân 4 bit thì có thể hiển thị số thập phân lớn nhất là 15.

Như vậy một mạch đếm có 4 FF thì có thể đếm đến 15 mà thôi. Mạch đếm thực hiện sao cho các bit nhị phân (ngõ ra Q) có tuần tự lên “1” hay xuống “0” theo bảng bên, một khi thực hiện được như vậy thì cũng có nghĩa là mạch đếm được hình thành. Vì mạch khởi đầu từ 0 đếm dần lên khi có CK tác động nên ta gọi là mạch đếm lên, ngược lại là mạch đếm xuống. Trong chương này các mạch đếm bởi các FF mà trong đó CK của từng FF không tác động cùng lúc nên gọi là mạch đếm không đồng bộ. Nếu CK tác động cùng lúc thì gọi là mạch đếm đồng bộ sẽ được khảo sát ở chương sau.


  1. Mạch đếm lên:

- Sơ đồ mạch:

Để đơn giản và không mất tính tổng quát ta xét mạch đếm 4 bit. Ơ mạch đếm này có tất cả 16 trạng thái và đếm được đến 15 thập phân, hình 5.8




- Nguyên lý hoạt động

Như hình vẽ ta thấy, ngõ ra của FF đầu được dùng làm CK cho FF sau và cứ tuần tự như vậy. Vì các ngõ vào không đồng bộ tác động ở mức thấp nên để mạch đếm làm việc bình thường thì nó phải được nối lên “1”. Chú ý ở đây CK tác động ở cạnh xuống, nên chỉ khi CK thay đổi từ mức cao xuống thấp thì mới có tác động của C vào FF.

Vì J, K của FF mắc lên “1” nên Q sẽ lật trạng thái khi có CK tác động.

Và chỉ khi Q1 lật trạng thái từ “1” về “0” thì FF 2 mới tác động và Q2 mới lật trạng thái. Nếu Q1 lật trạng thái từ “0” lên “1” thì FF2 không tác động. Cứ như vậy, 4 bit của 4 Q sẽ hình thành mạch đếm lên từ 0 -> 15.


ABCD

0000

0001

0010

0011

0100

0101

0110

0111

1000

1001

1010

1011

1100

1101

1110

1111


  1. Mạch đếm xuống:

Mạch đếm xuống cũng như mạch đếm lên chỉ khác ở chổ là bắt đầu từ 15 (1111) và đếm dần xuống 0(0000). Ta khảo sát bảng trạng thái bên:

Đây là bảng trạng thái đếm lên của mạch đếm lên, nếu ta lấy đảo (bù 1) từng dòng trạng thái thì ta sẽ có bảng trạng thái của mạch đếm xuống.


Ví dụ từ trạng thái đầu là 0000 ta lấy bù 1 sẽ là 1111. Và ở trạng thái cuối 1111 ta lấy bù 1 thì được 0000, tương tự ta được bảng trạng thái đếm xuống. Từ nhận xét trên ta có thể thực hiện mạch đếm xuống như mạch đếm lên chỉ có điều ta lấy Q’ làm ngõ ra của mạch như hình vẽ 5.9.


  1. Mạch đếm Mod N:

Ở các mạch trên ta nhận thấy mạch đếm sẽ thực hiện đến đếm giá trị max có thể đếm được của mạch. Ví dụ: mạch đếm 4 bit sẽ thực hiện đếm đến 15 (là giá trị tối đa của mạch đếm 4 bit). Có những lúc người ta không yêu cầu đếm đến giá trị max mà đến một giá trị nhỏ hơn, ví dụ 9 chẳn hạn. Lúc này ta phải tận dụng các ngõ vào không đồng bộ. Thế nào là mạch đếm MOD? Mạch đếm MOD n là mạch đếm thực hiện được n trạng thái trong một chu kỳ đếm. Ví dụ mạch đếm MOD10 là mạch đếm thực hiện được 10 trạng thái trong chu kỳ đếm tức là đếm từ 0 -> 9 xong quay về lại 0, tiếp tục thực hiện chu kỳ kế tiếp. Để thực hiện đếm MOD ta dùng ngõ vào không đồng bộ Clr hoặc Pre để Reset hoặc Set lại mạch đếm ở trạng thái ban đầu. Ví dụ MOD10 tức là đếm đến 9, thì sau khi đếm đến 9 bộ đếm phải được Reset về giá trị 0 để thực hiện chu kỳ kế tiếp. Một điểm lưu ý là để đếm đến 9 và quay về 0 ta nên dùng trạng thái 10 (1010) để reset, vì nếu dùng chính số 9 (1001) thì số chín sẽ không hiển thị được nguyên nhân chân Clr là bất đồng bộ với CK nên khi vừa đến 9 thì bộ đếm bị reset về 0 ngay và chúng ta không nhìn thấy được trạng thái 9 (1001), cho nên trong trường hợp này chỉ hiển thị đến 8 mà thôi. Ví dụ sau cho ta mạch đếm MOD10.



Hình 5.10

Tương tự mạch đếm xuống chúng ta cũng có thể đếm MOD. Ví dụ đếm MOD10 ở mạch đếm xuống ta phải dùng trạng thái 0101 (5) để reset về, mạch sau minh hoạ vấn đề này:

Hình 5.11

Bài Tập:

  1. Vẽ mạch đếm xuống MOD12 .

  2. Vẽ mạch đếm lên MOD12.

  3. Vẽ mạch đếm lên từ 3 -> 12 và quanh về 3…… (sử dụng chân Pre)

  4. Vẽ mạch đếm xuống từ 15 -> 5 và quanh lại 15… (sử dụng chân Pre)

  5. Mạch Đếm Đồng Bộ:(SYN COUNTER)

  6. Giới thiệu:

Mạch đếm đồng bộ có tuần tự xuất hiện như mạch đếm không đồng bộ, chỉ có điều xung CK tác động vào từng FF và tác động cùng lúc, trong khi đó ở mạch đếm không đồng bộ thì CK ở FF sau được lấy từ ngõ ra của FF trước. Cũng chính vì vậy mà ngõ ra của các FF ở mạch đếm đồng bộ hầu như được thay đổi cùng lúc.

Trong mạch đếm đồng bộ, FF thường được dùng nhất là JK_FF. Một cách tổng quan là trạng thái hiện tại của các FF quyết định đến trạng thái kế tiếp của nó thông qua một mạch gồm các cổng logic.

Điều mà chúng ta làm chủ yếu là thiết kế mạch logic để làm thay đổi trạng thái FF theo ý mình. Việc thiết kế mạch này phức tạp hơn nhiều so với đếm không đồng bộ. Chúng ta phải tính tất cả các hàm logic nối đếm từng J, K của từng FF.


  1. Đếm lên đồng bộ:

Theo hình 5.12 cho ta thấy mạch đếm lên 3 bit đồng bộ.


Q3Q2Q1



0000

1001

2010

3011

4100

5101

6110

7111

8000

Chúng ta thấy rằng Q1 thay đổi liên tục từ “1” sang “0” và ngược lại ở mỗi trạng thái đếm như bảng trạng thái bên nên ta cho J1 và K1 lên “1”. Q2 thay đổi chỉ khi Q1 lên “1”. Điều đó có nghĩa là Q2 trạng thái hiện tại của Q2 thay đổi ở CK kế tiếp khi và chỉ khi Q1 lên “1”. Điều này được thực hiện bằng cách nối Q1 với J2 và K2. Và cuối cùng ta thấy Q3 chỉ thay đổi trạng táhi khi và chỉ khi Q1 và Q2 cùng lên “1”, khi đó Q3 thay đổi trạng thái ở xung CK kế tiếp, điều này được thực hiện nhờ vào việc nối Q1và Q vào cổng AND và ngõ ra của cổng nối đến J3 và K3. Biểu đồ dạng sóng được biểu điễn như sau:




  1. Đếm xuống đồng bộ:

Ơ hình 5.1.3 cho ta mạch đếm xuống đồng bộ. Chúng ta thấy Q1 đổi trạng thái theo từng xung clock, Q2 đổi trạng thái khi và chỉ khi Q1 xuống “0”, Q3 chỉ tháy đổi trạng thái khi và chỉ khi Q1 và Q2 cùng xuống “0”. Vì vậy J2=K2=Q’ và J3=K3=Q1’Q2

Hình 5.13

  1. Thời gian trì hoãn trong mạch đếm đồng bộ:

Giản đồ thời gian trên giống như ở đếm không đồng bộ tuy nhiên một điều chúng ta cần quan tâm là thời gian trễ khi truyền từ ngõ vào đến ngõ ra của FF, hình 5.14

Hình 5.1.4

Ơ đếm không đồng bộ thời gian trì trễ sẽ tăng theo số FF thực hiện đếm, trong khi đó ở đếm đồng bộ thời gian trễ là hằng số. Đây chính là ưu điểm của đếm đồng bộ.



  1. Thiết kế đếm đồng bộ:

Trong phần này trình bày cách thức thiết kế một mạch đếm đồng bộ, có thể đếm theo một trình tự cho trước, thậm chí không cần phải đếm lên hay đếm xuống. Ví dụ thiết kế một mạch đếm đồng bộ để sinh ra dạng mã gray, nói chung theo một tuần tự bất kỳ theo yêu cầu.

- Giản đồ trạng thái

Trong phần trước chúng ta hiểu rằng một sự kế hợp các trạng thái FF tại một thời điểm cho trước trong khi đếm được gọi là trạng thái của mạch đếm. Ví dụ: chúng ta có thể nói rằng trạng thái của một mạch đếm lên là 0101 sau khi có 5 xung CK tác động. Giản đồ trạng thái hay còn gọi là giản đồ chuyển đổi là một đồ thị biểu diễn trình tự các trạng thái trong suốt một chu kỳ của mạch đếm. Mỗi trạng thái được hiển thị trong vòng tròn nhỏ, mũi tên chỉ trình tự hiển thị các trạng thái.

Trong một chu kỳ đếm, và trong đó chu kỳ đầu tiên thường có các trạng thái sai với dự tính thiết kế ở các chu kỳ sau sẽ không còn các trạng thái sai nữa, đó được gọi là bộ đếm tự khởi động (sefl- starting counter) được minh hoạ như giản đồ bên dưới

- Bảng trạng thái

Trong phần này ta chỉ khảo sát phần thiết kế dùng JK_FF, nên cũng chỉ xét đến bảng trạng thái của JK_FF. Bảng trạng thái thực ra được xây dựng dựa vào bảng sự thật, ở bảng sự thật từ ngõ vào ta kết luận ngõ ra, trong khi đó bảng trạng thái cho thấy từ kết quả ngõ ra ta dự đoán ngõ vào như thế nào?. Sau đây là bảng trạng thái của JK_FF.



Tr.thái

Hiện tại

QnTr. Thái

Kế tiếp

Qn+1

JnKn



000X

011X

10X1

11X0

Trong đó X là trạng thái bất chấp, X có thể là “0” hoặc “1”. n biểu điễn cho trạng thái hiện tại, n+1 biểu diễn cho trạng thái kế tiếp sau đó.

Xét trường hợp 1: để Qn = “0” và Qn+1 cũng là “0” thì Jn phải là “0” bất chấp trạng thái của Kn là “0” hay “1”.

Trường hợp 2: khi Qn = “0” để cho trạng thái kế tiếp Qn+1 = “1” thì Jn= “1” và bất chấp Kn. tương tự cho các trường hợp 3, 4. Nói chung tính chất này đều dựa vào bảng sự thật của JK_FF nhưng ngược lại.



- Tiến trình thiết kế

Để dễ hiểu ta xét một ví dụ cụ thể:

Thiết kế mạch đếm lên đồng bộ MOD10 dùng JK_FF.

Trước tiên ta thiết lập bảng trạng thái như sau:


Tr.Thái hiện tạiTr.Thái kế tiếpYêu cầu các ngõ vào hiện tại

DECQ8Q4Q2Q1Q8Q4Q2Q1J8K8J4K4J2K2J1K1

0000000010X0X0X1X

1000100100X0X1XX1

2001000110X0XX01X

3001101000X1XX1X1

4010001010XX00X1X

5010101100XX01XX1

6011001110XX0X01X

7011110001XX1X1X1

810001001X00X0X1X

910010000X10X0XX1

d=  10, 11, 12, 13, 14, 15 X: là trạng thái bất chấp

Từ các trạng thái của J, K trên ta thiết lập các bìa Karnaugh và rút gọn cho ra các hàm logic cho từng J, K của từng FF.


00011110



001xx1

011xx1

11dddd

101xdd


tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương