GIÁo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh



tải về 0.56 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.56 Mb.
#2084
1   2   3   4   5

5.1. Kết luận


Mặc dầu quá trình thu hồi đất của bà con nông dân trồng cao su đã được tiến hành 5 năm qua nhưng đời sống người dân vùng bị thu hồi đất đa phần vẫn còn rất bấp bênh. Vấn đề việc làm, thu nhập đang là vấn đề nan giải của người dân nơi đây. Hầu hết thu nhập của các hộ điều tra đều giảm so với trước kia ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như chi tiêu hiện tại của hộ. Bên cạnh đó, chính sách đền bù tái định cư của Nhà nước còn nhiều bất cập, hiện tượng quy hoạch treo vẫn còn tồn tại trong khi rất nhiều hộ nông dân đang sống trong tình trạng thất nghiệp, chưa có nhiều chính sách hướng nghiệp cũng như hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất từ chính phủ và các doanh nghiệp.

5.2. Kiến nghị

Hiện nay đời sống của những người dân có cao su rất sung túc, họ luôn có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, trước khi thực hiện đề tài này tôi luôn luôn băng khoăn một câu hỏi “liệu chính sách thu hồi đất của Nhà nước đối với các hộ trồng cao su để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thi có thật sự đem lại cuộc sống tôt hơn cho người dân?”, thực tế cho thấy hầu hết người dân trồng cao bị thu hồi đất thì mức sống và thu nhập giảm đáng kể so với trước kia. Các cấp quản lý Nhà nước cần tránh tình trạng chạy theo phong trào xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân.

Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân.

Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân.

Một kiến nghị khác rất thiết thực là đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện thì việc thu hồi đất phải do cơ quan nhà nước thực hiện với giá đền bù thoả đáng. Hiện nay, hầu như huyện giao việc thu hồi đất cho các chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp hưởng lợi rất lớn, bỏ qua khá nhiều quyền lợi của người dân. Gắn với việc thu hồi là trách nhiệm tổ chức tái định cư. Hiện nay nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ việc này là không hợp lý. Cách hiểu về tái định cư cũng chưa đầy đủ, chỉ mới cho rằng là đảm bảo nhà ở, đất ở trong khi đáng ra còn là vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống và gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhà nước cần xây dựng quỹ tái định cư để phục vụ việc đền bù, giải toả hình thành từ nguồn thu về đất.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn định hướng sử dụng vốn từ đền bù cũng là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức, tránh tình trạng tiêu pha lãng phí gây thất nghiệp và nghèo đói kéo dài.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật đất đai - Công báo.

2. Chính phủ: Nghị định 197/ 2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Công báo.

3. Đại học Kinh tế quốc dân: “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”.

4. Đào Thị Hồng Long, 2000. Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh, luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm

5. Đỗ Nguyễn Yến Nhi, 2006. Nghiên cứu đời sống của các hộ bị thu hồi đất - Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2001 – 2005. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm.

6. Địa chỉ trang web báo Thanh Niên Việt Nam : www.thanhnien.com.vn

7. GS.TS. Trần Văn Chử, 2007. “ Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp”

8. Htpt://www.vneconomy.com.vn

9. Lệ Hằng: Đời sống, việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất: Bài toán khó! – Báo Hà Nội Mới ngày 7 tháng 3/2008.

10. Niên giám thống kê huyện Tân Uyên

11. Kết quả điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tại 5 Quận, Huyện bị thu hồi đất năm 2007

12. Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của Huyện Tân Uyên giai đoạn 2006-2020

13. TS Phạm Sỹ Liên, PCT Tổng hội xây dựng Việt Nam. Chính sách thu hồi đất: “Cần những thay đổi lớn” – Việt Báo ngày 28 tháng 9 năm 2008.

BẢNG ĐIỀU TRA

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN
I) NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên người được phỏng vấn:……………………………………………

Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………….

Giới tính:……….. Tuổi:…….... Trình độ văn hóa: ……… Dân tộc:……….

Tình hình chung của hộ: Có hộ khẩu Chưa có

Quam hệ với chủ hộ:

Các thành viên trong gia đình

Quan hệ với chủ hộ

Tuổi

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

trước đây

Hiện nay

















































































































































1. Gia đình ông (bà) có bị thu hồi đất không: a. Có b. Không

2. Thông tin về đất đai:

Diện tích đất gia đình đang sở hữu hiện nay:………………

Diện tích trồng cao su hiện nay:…………………..

Diện tích trồng cây khác:…………………………

Diện tích nhà ở hiện nay:…………………………

Diện tích đất bị thu hồi:……………… Tổng số tiền đền bù: ……………………..

Mục đích của việc thu hồi đất : ………………………………….



3. Nhà ở hiện nay:

Mái

1 = ngói

2 = đúc

3 = tone/thiết

4 = lá

Nền

1 = gạch bông

2 = gạch tàu

3 = xi măng

4 = đất

Vách

1 = tường

2 = lá

3 = đất

4 = khác

Tầng

1 = triệt

2 = 1 lầu

3 = 2 lầu

4 = khác

4. Phương tiện đi lại và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình hiện nay

Tên phương tiện và đồ dùng sinh hoạt

Số lượng

  1. Xe đạp




  1. Xe máy




  1. Xe hơi/xe ôtô chở khách




  1. Xe tải/xe ô tô chở hang




  1. Điện thoại




  1. Máy chụp hình




  1. Bàn ghế




  1. Xa lông




  1. Tủ gỗ/ Tủ sắt




  1. Bếp gas




  1. Nồi cơm điện




  1. Bếp điện




  1. Quạt điện




  1. Tivi




  1. Máy nghe nhạc




  1. Đầu đĩa




  1. Tủ lạnh




  1. Máy giặt




  1. Máy điều hòa




  1. Máy vi tính




  1. Karaoke




  1. Máy nước nóng




5. Gia đình có nhà tắm, nhà vệ sinh riêng không?

a. Có b. Không

6. Khi có thành viên trong gia đình bị bệnh, thường khám chửa bệnh ở đâu?

a. Không khám b. Trạm y tế c. Bệnh viện

7. Những dịp Tết/lễ gia đình có thường đi du lịch, vui chơi giải trí không?

a. Có b. Không

8. Chi tiêu trung bình/tháng của gia đình là bao nhiêu? ……………………Triệu đồng

9. Gia đình chi tiêu cho hoạt động nào là nhiều nhất?



a. Ăn uống b. Giáo dục/học hành c. Y tế d. Khác

II) THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Trồng trọt ĐVT: Triệu đồng

Loại cây trồng

Diện tích

Chi phí

Doanh thu/năm

Lợi nhuận/năm






























































Chăn nuôi ĐVT: Triệu đồng

Loại vật nuôi

Số con

Chi phí TB

Doanh thu/năm

Lợi nhuận/năm

















































  • Trong lĩnh vực phi nông nghiệp

Tên ngành

Người tham gia

Doanh thu

Chi

Thu nhập/tháng

ghi chú

Công nghiệp














































Dịch vụ














































Buôn bán/kinh doanh














































Khác














































10. Đánh giá điều kiện sống của người dân

Điều kiện sống

Thay đổi so với trước kia (đối với hộ bị thu hồi đất)

Mức độ thỏa mãn hiện tại (đối với hộ không bị thu hồi đất)

Nhà ở







Điện/nước







Trường học







Chăm sóc sức khỏe







Giao thông







Môi trường







Thu nhập







Ghi chú: 1 = Tốt hơn 2 = Xấu hơn 3 = Không thay đổi

1 = Hài lòng 2 = Không hài lòng

11. Tình hình sử dụng nguồn thu nhập từ đền bu của nông hộ

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Chia cho người thân







Mua lại đất







Xây và sửa lại nhà







Mua săm đồ dùng trong nhà







Học nghề và học văn hóa







Đầu tư sản xuất







Mua bán, dịch vụ







Tiêu xài khác







Gửi tiết kiệm







Tổng số tiền







III) Ý KIẾN CỦA NÔNG HỘ

12. Chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư của Nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến gia đình?.......................................................................................................................................

13. Chính sách đền bù của Nhà nước có thỏa đáng không?...................................................

Tại sao? ……………………………………………………………………………………..

Ý kiến của gia đình? ………………………………………………………………………..

14. Hiện nay gia đình ông (bà) có yêu cầu hỗ trợ gì không?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

15. Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì cho việc xây dựng địa phương?



………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương