GIÁo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh



tải về 0.56 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.56 Mb.
#2084
1   2   3   4   5

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 2007.

2.5. Thực trạng kết cấu hạ tầng

2.5.1. Giao thông

Trong mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương kêu gọi vốn đầu tư, ngành giao thông Bình Dương nói chung và Tân Uyên nói riêng có những bước phát triển vô cùng quan trọng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương mà còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn.



Đường bộ: Tính đến cuối năm 2007 trên địa bàn huyện Tân Uyên có các tuyến đường chính như sau:

Đường DT 741: Từ ngã tư Sỡ Sao đi Phú Giáo, chiều dài toàn tuyến 49,5km đoạn đi qua địa phận huyện Tân Uyên dài 3km mặt đường nhựa rộng 12m, chất lượng tốt.

Đường DT 742: Từ ngã ba Sao Quỳ đến ngã ba Cổng Xanh, chiều dài toàn tuyến là 21,85km, đoạn di qua huyện dài 12km, mặt đường nhựa rộng 12m, chất lượng tốt, có 2 cầu dài 48m tải trọng 8 tấn.

Đường DT 746: Từ ngã ba Bình Quới tới nông trường Hiếu Liêm và nối dài đến Hội Nghĩa, chiều dài toàn tuyến là 68,34km, trong đó có 14.34 km trải nhựa, số còn lại là cấp phối sỏi đỏ, trên tuyến có 15 cầu trải trọng từ 8-13 tấn.

Đường DT 747: Từ cầu Ông Tiếp tới ngã ba Cổng Xanh chiều dài toàn tuyến 31,5 km, mặt đường nhựa rộng 12m, trên tuyến có 6 cầu tải trọng từ 15-30 tấn. Đường hiện đang xuống cấp trầm trọng do lượng xe tải quá trọng quá lớn và mặt độ dài đặc rất cần được sửa chữa và nâng cấp ngay.

Các tuyền đường huyện quản lý bao gồm đường đô thị, đường liên xã, có 21 tuyến với tổng chiều dài là 117,21km, trong đó có khoảng 10km trải nhựa, còn lại là đường cấp phối sỏi đỏ, có 8 cầu với tổng chiều dài là 198m

Một điểm đáng lưu ý là đến nay toàn bộ 18/18 xã của huyện đã có đường xe ôtô đến tận trung tâm xã. Đây là điểm hết sức thuận lợi trong sản xuất và đời sống của người dân trong huyện.

Đường sông: Giao thông đường thủy chủ yếu dựa trên sông Bé và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai: sâu 5-7m, rộng 500-700m, khả năng lưu thông tàu 2000 tấn. Tuyến sông từ Hiếu Liêm tới Thạnh Phước có thể khai thác vận tải.

2.5.2. Thủy lợi

Trên đị bàn huyện Tân Uyên có 13 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như sau:



Bảng 2. 12: Công Trình Thủy Lợi Của Huyện

Hồ đập

Công suất thiết kế (ha)

Trạm bơm

Công suất thiết kế (ha)

Hố Đá Bàn

600

TB Tân Mỹ 1

100

Đập Suối Sâu

250

TB Tân Mỹ 2

80

Đập Ông Hựu

100

TB Thường Tân 1

100

Đập Bà Bể

50

TB Thường Tân 2

150

Đập TPK

30

TB Bạch Đằng

140

Cản Hố Đá

24

TB Tân An

150

Hồ Suối Giai

1650

 

 

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Tân Uyên

Ngoài ra nông dân còn sử dụng một số máy bơm nhỏ, di động hoặc khoan giếng khai thác nước ngầm để tưới cho cây trồng ở ven sông, suối và nhưng nơi có điều kiện khai thác nước ngầm.

Do đặc điểm địa hình không bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất xám, có thành phần cơ giới nhẹ, mặt khác do hiện trạng sử dụng đất, những cây trồng cần tưới không được phân bố một cách tập trung nên hệ thống kênh dẫn thường phải kéo dài, trong khi đó các công trình thủy lợi kể trên được xây dựng khá lâu, kinh phí bảo trì, sửa chữa hạn chế nên một số đã bị cuống cấp, đó là nguyên nhân làm cho công suất thực tế và hiệu quả của công trình thủy lợi thấp.

Một số vùng đất ven sông như Thái Hòa, Thạnh Phước, Thương Tân,… Hàng năm vào mùa mưa lớn tập trung đặc biệt trùng vào lúc triều cường và Hồ Trị An xả lũ thường bị ngập úng gây hại khá nhiều đến sản xuất và đời sống của nông dân. Như vậy vấn đề đặt ra với ngành thủy lợi Tân Uyên là:

- Nhanh chóng tăng them nguồn nước tưới bằng việc xây dựng thêm một số hồ đập, tram bơm và khoan giếng khai thác nguồn nước ngầm.

- Bê tông hóa hệ thống kênh mương hiện có để sủ dụng có hiệu quả nguồn nước.

- Xây dựng hệ thống đê bao ở các vùng đất ven sông Đồng Nai để ngăn lũ bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân.

2.5.3. Hệ thống điện

Đến nay toàn huyện đã phủ kính lưới điện trung thế 20KV. Tổng chiều dài 198km và 267km đường dây hạ thế. 100% số xã trong huyện đã được cung cấp điện. Tỷ lệ hộ đã sử dụng điện năm 2007 là 98%.



Nguồn điện có từ: 500 KV đường dây siêu cao áp xuyên Việt, băng qua góc Tây Bắc huyện tại xã Phước Hòa. 500 KV Trị An-Hóc Môn băng qua huyện chiều dài 12km. Nguồn Biên Hòa-Thủ Đức.

Lưới điện:

Lưới truyền tải: Đừng dây 110KV Bình Hòa-Tân Uyên. Trạm biến áp truyền tải công suất 1x40 nâng lên 40+63MVA.

Lưới phân phối: Đường dây 22KV, trạm biến áp 22-15KV

Trạm Gò Đậu, Trạm Bến Cát, Trạm Bình Hòa,Trạm Phước Hòa, (Trạm Hiếu Liêm của Đồng Nai) đều cung cấp một phần huyện Tân Uyên.

Đến năm 2006 trên địa bàn huyện có 39,6km đường dây trung thế, 382,4km đường dây hạ thế, 074 trạm biến thế. Năm 2007 trên địa bàn huyện có 390,7km đường dây trung thế, 440,5 đường dây hạ thế, 1.157 trạm biến áp.

2.6. Giáo dục-Y tế

2.6.1. Giáo dục.

Trong những năm qua công tác giáo dục đào tạo được quan tâm cũng cố và phát triển, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, chú trọng công tác đào tạo cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế.

Tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp hàng năm đều tăng. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp hàng năm đều đạt 100%.

Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành công tác phổ cập trung học cở sở.

Số giáo viên phổ thông tăng từ 1.156 giáo viên năm 2003 lên 1271 giáo viên năm 2007, khi sồ học sinh phổ thông giảm. Trình độ giáo viên được nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn được tăng lên.

Năm 2007 huyện có 15 trường được kiên cố hóa và lầu hóa, 4 trường tiểu học và 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập quản lý đã được đầu tư, trang bị tương đối đồng bộ.

Mặc dầu đã được cải thiện đáng kể song còn bị hạn chế nhất là khâu giáo dục toàn diện chưa đạt yêu cầu, chất lượng giáo dục còn chênh lệch khá lớn, còn chưa đạt yêu cầu, cơ hội học tập bậc cao hơn cho các em gia đình nghèo bị hạn chế. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi và trung học cơ sở mặt dù đạt chuẩn quốc gia nhưng chưa thực sự vững chắc. Đầu tư trang thiết bị trương học chưa tương xứng.

2.6.2. Y tế.

Ngành y tế huyện trong những năm đổi mới có những bước chuyển biến tích cực. Hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chửa bệnh cho nhân dân được đẩy mạnh.

Trong năm 2007 đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho 190.000 lượt bệnh nhân. Toàn huyện có 13 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Mạng lưới y tế huyện, xã từng bước được đầu tư phát triển, 100% xã, thị trấn trong huyện đều có trạm y tế và mạng lưới y tế ấp. Năm 2007 huyện có 1 bệnh viện, 22 trạm y tế, thị trấn, cơ quan xí nghiệp, có 185 giường bệnh. Bệnh viện đa khoa huyện Tân Uyên đạt bệnh viện loại III 60 giường. Trang thiết bị chưa được đầu tư nhiều so với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Hệ thống thiết bị khám chửa bệnh cũ và thiếu Ảnh hưởng lớn tới chuẩn đoán và điều trị.

Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế được chú trọng về chất lượng, tăng nhanh về số lượng. Năm 2006 có 16/22, năm 2007 có 17/22 trạm y tế có bác sỹ.



Bảng 2. 13: Số Cán Bộ Ngành Y Của Huyện ĐVT: Người




Năm 2003

Năm 2007

Số cán bộ ngành y

110

129

Số bác sỹ

21

29

Số y sỹ

41

52

Nguồn: Phòng thống kê huyện

2.7. Văn hóa-TDTT

Phong trào văn hóa-thể dục thể thao tuy đã được phát triển, song chưa được tổ chức thường xuyên. Cơ sở vật chất quá thiếu thốn và xuống cấp trầm trọng không đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho các hoạt động phong trào. Các thiết bị văn hóa vùng sâu chưa đáp ứng được đời sống tin thần nhân dân. Các loại hình kih doanh văn hóa, dịch vụ văn hóa không lành mạnh có chiều hướng gia tăng. Tuy vậy các môn TDTT truyền thống của huyện được tập trung đầu tư và đạt nhiều thành tích cao trong tham gia thi đấu.



2.8. Quy hoạch đất đai để phát triển công nghiệp

      1. Quan điểm phát triển

Công nghiệp là tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, tự chủ, chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả. Trong quá trình phát triển công nghiệp, lấy việc nâng cao trình độ công nghệ là nhiệm vụ trung tâm, gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện phải gằn với tổng thể phát triển của tỉnh và của cả nước. Đẩy mạnh công nghiệp ở các xã phía Nam của huyện, lấy các khu công nghiệp tập trung làm động lực chính để phát triển, ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển công nghiệp phải gắn liền với phát triển nông nghiệp nông thôn, phân công lại lao động để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, tăng cường và cũng cố mối quan hệ công nông.

Huy đông mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, nội lực là chính, ngoại lực cũng quan trọng. Biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất mặt hàng xuất khẩu và mặt hàng phục vụ thị trường nông thôn.

Đa dạng hóa về quy mô và loại hình công nghiệp, công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, công nghiệp gia đình...,khuyến khích công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp tiên tiến.

Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái.

Phấn đấu rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 3 đến 4 năm so với thời gian của cả nước (năm 2020). Phát triển công nghiệp một cách toàn diện trong cả huyện; lấy phát triển các khu, cụm công nghiệp phía Nam làm động lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Tân Uyên.

Ưu tiên phát triển công nghệp nặng, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp sạch. Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, hóa chất, dệt may, da giày. Ổn định và phát triển công nghiệp truyền thống sơn mài và sản phẩm vật liệu xây dựng, di dời các cụm công nghiệp gây ô nhiễm ra xa khu dân cư tập trung.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cả trong nước và ngoài nước, đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa.

Cải thiện môi trường đầu tư.



2.8.2. Phương hướng phát triển công nghiệp huyện Tân Uyên

Thực hiện mục tiêu điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành cần ít vốn, sử dụng nhiều lao động như chế biến nông sản, thực phẩm, khai thác khoàn sản, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa.

Đẩy nhanh chuyển giao công nghệ thích hợp như công nghệ chế biến cao su, hạt điều, trái cây, khoáng sản...

Áp dụng mô hình sản xuất công nông nghiệp kết hợp tại vùng nông thôn, gắn sản xuất với công nghệ chế biến tại các trang trại.



CHƯƠNG III

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu

Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Đỗ Nguyễn Yến Nhi (2006)

Trong những năm gần đây, tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá nhanh. Không chỉ ở thị xã Thủ Dầu Một mà tại các huyện, kể cả những địa bàn vùng sâu, vùng xa như huyện Tân Uyên nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lần lượt mọc lên. Điều này có nghĩa là ở những nơi ấy phải chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp. Người dân mất đất, mất cả nguồn thu từ cây cao su, phải chuyển chổ ở, cơ cấu việc làm cũng thay đổi, một bộ phận nhỏ những người trẻ tuổi có trình độ học thì tìm việc làm trong các khu công nghiệp. Số đông còn lại do quen với tác phong nông nghiệp hơn nữa bị giới hạn về trình độ chuyên môn cũng như giới hạn về tuổi tác nên việc chuyển đổi nghề của những đối tượng này rất khó khăn. Vấn đề giải quyết việc làm đối với những đối tượng này trở nên cấp bách hơn bất cứ lúc nào hết nếu không muốn họ trở thành gánh nặng của xã hội.

3.2. Cơ sở lý luận

3.2.1. Các khái niệm liên quan.

Tại điều 4 - Luật đất đai 2003 nêu rõ :



Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.

Người bị thu hồi đất

Theo Nghị định 197/CP của Chính phủ ban hành ngày 03/12/2004 :

Người bị thu hồi đất là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi.

Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này.



Thu nhập: Khi xác định tình trạng kinh tế của một người hay của một quốc gia, hai thước đo thường được sử dụng nhiều nhất là thu nhập và tài sản. Thu nhập là số tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng tất cả các khoản thu nhập là thu nhập quốc dân. Phần lớn thu nhập quốc dân là thuộc về lao động, như tiền công và lương tháng, hay dưới dạng phúc lợi - phần còn lại là các dạng khác nhau của thu nhập từ tài sản: Tiền thuê, lãi ròng, lợi nhuận công ty và thu nhập của người sở hữu cá thể - khoản cuối cùng này chủ yếu bao gồm lợi tức của những người chủ sở hữu và những doanh nghiệp nhỏ.

Thu nhập từ một nền kinh tế thị trường được phân phối cho những người sở hữu các yếu tố sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và tiền lãi. Tất cả mọi người đều cho rằng, khoảng ba phần tư thu nhập quốc dân là từ lao động, trong khi phần còn lại được phân phối như một dạng lợi tức vốn nào đó (Nguyễn Chí Thành-2007)



3.2.2. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Tại điều 42 - Luật đất đai 2003 quy định :

1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định thì được bồi thường.

2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.



3.2.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất

Khi đất trồng cao su bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên là mất đất và mất nguồn thu từ cây cao su và hầu hết phải chuyển sang nghề khác hoặc chuyển đến nơi khác làm ăn sinh sống. Như vậy kéo theo việc làm, thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân cũng thay đổi. Đây cũng chính là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc thu hồi đất nói chung đất trồng cây cao su nói riêng. Và có những yếu tố cũng bị ảnh hưởng không kém chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi.



Những ảnh hưởng tích cực:

Trước hết, việc thu hồi đất nông nghiệp nói chung, đất trồng cao su nói riêng sẽ tạo điều kiện cho các khu công nghiệp, khu đô thi được hình thành từ đó cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thiện hơn, góp phần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho địa phương, làm cải thiện điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đồng thời,việc thu hồi đất sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần) phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong công cuộc CNH-HĐH.

Việc thu hồi đất tuy làm cho người dân trồng cao su mất đất, mất nguồn thu từ cây cao su nhưng bù lại người dân được một số tiền đên bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm, chi tiêu…. Đồng thời có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Những ảnh hưởng tiêu cực:

Đối với người dân sống nhờ vào cây cao su khi bị thu hồi đất có nghĩa là những hộ dân này mất nguồn thu từ đất, mất nguồn thu do cây cao su mang lại. Họ phải chuyển sang nhề khác, nguồn thu nhập của họ cũng bị thay đổi hoàn toàn. Do trình độ học vấn của những hộ này không cao nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền đền bù hợp lý, cũng vì trình độ dân trí thấp và quen với tập quán sinh hoạt từ cây cao su nên khi bị mất đất thì người dân trồng cao su khó tìm được việc làm thích hợp hơn so với khi còn cao su. Từ đó vấn đề việc làm, thu nhập của những hộ dân mất đất trở thành bài toàn khó của xã hội. Không ít hộ khi có tiền đền bù thì sử dụng lãng phí và sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã hội khi tiền không còn.



3.3. Cơ sở pháp lý

Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992.

Luật Đất Đai năm 2003.

Nghị định 181/2004/NĐ – CP do Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.

Thông tư 30/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều hành và thẩm định Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.

Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 23 tháng 9 năm 1998 về “Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ đến năm 2010”.

Nghị định 197/2004 của Chính phủ về “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh : là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiên tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung một tính chất tương tự, để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép tổng hợp được những nét chung, tách ra những nét riêng của sự vật hiện tượng được so sánh. Trên cơ sở đó ta đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả.

Phương pháp so sánh tĩnh : là phương pháp so sánh hai đối tượng khác nhau trong cùng một thời điểm. Phương pháp này được áp dụng trong việc so sánh thu thập, chi tiêu, việc làm, đời sống của 2 nhóm đối tượng bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất trên địa bàn Huyện trong một khoảng thời gian.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu thứ cấp lấy từ các phòng ban của Huyện để tìm hiểu thực trạng tổng quan của Huyện. Đồng thời nắm bắt đời sống của người dân trồng cao su bị thu hồi đất hiện nay.

Số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ trồng cao su bi thu hồi đất hoàn toàn và 30 hộ trồng cao su hiện tại có nguồn thu nhập chủ yếu từ cây cao su. Trong đó 40 hộ bị thu hồi đất được điều tra ngẫu nhiên ở 2 xã Phú Chánh và Tân Hiệp, là 2 xã có nhiều hộ trồng cao su và chịu tác động mạnh mẽ của quá trình thu hồi đất cho các khu công nghiệp. 30 hộ không bị thu hồi đất nhưng sống nhờ vào cây cao su thì được điều tra ở 2 xã Vĩnh Tân và Bình Mỹ là 2 xã có điều kiện tự nhiên cũng như thổ nhưỡng tương tự như 2 xã bị thu hồi đất.

3.4.3. Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả về thực trạng về đời sống của các hộ bị thu hồi đât hoàn toàn. Sử sụng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thu thập được từ các nông hộ. So sánh đời sống các hộ bị thu hồi đất hoàn toàn với đời sống các hộ trồng cao su không bi thu hồi đất để thấy được tác động của việc thu hồi đất khi người dân không còn cây cao su nữa.



3.4.4. Phương pháp phân tích

Đa số các đề tài nghiêm cứu về đời sống của nông hộ trước đây luôn lấy các chỉ tiêu so sánh số liệu giữa trước khi có biến động và sau khi có biến động, vì vậy những số liệu này đa phần là những số liệu có được do sự hồi tưởng của người được phỏng vấn, dẫn đến số liệu không chính xác, không phản ánh được thực trạng của địa phương nghiêm cứu. Để tránh những sai sót mà các đề tài trước gặp phải tôi tiến hành nghiêm cứu và phân tích đời sống của của các hộ trên cơ sở sử dụng số liệu hiện tại từ việc phỏng vấn hai đối tượng những hộ trước kia sống dựa vào cây cao su nhưng đã bị thu hồi đất và những hộ đang sống dựa vào cây cao su. Do người dân đều sống nhờ vào cây cao su, cùng sống trên địa bàn huyện có cùng thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên nên sự so sánh này tương đối thích hợp.



Phương pháp tính khấu hao: Cây cao su là cây lâu năm đáng lẽ ra phải tính theo phương pháp dự án cả vòng đời cây cao su nhưng so đề tài chỉ chú trọng phản ánh đời sống hiện tại và tránh những số liệu hồi tưởng không chính xác. Do đó phương pháp khấu hao theo sản lượng được áp dụng để tính khấu hao trong giai đoạn xây dựng cơ bản


Riêng những hộ bị thu hồi đất thì chi phí xây dựng cơ bản được tính theo phương pháp khấu hao đều. Tùy theo Mục đích kinh doanh khác nhau mà có số năm khấu hao khác nhau.

Nhà trọ, xe hơi thì có số năm khấu hao 20 năm. Phụ tùng, thiết bị hành nghề, tạp hóa hóa nhỏ, những hình thức kinh doanh ngắn ngày thì được khấu hao 5 năm.

Khấu hao/năm = Tổng chi phí XDCB/ n

n: số năm khấu hao


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương