GIÁo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh


Tình hình phát triển kinh tế



tải về 0.56 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.56 Mb.
#2084
1   2   3   4   5

2.3. Tình hình phát triển kinh tế

2.3.1. Tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo BCH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005-2010, kinh tế huyện phát triển với tốc độ khá nhanh, thời kỳ 2002-2006 tốc độ tăng bình quân hàng năm (GDP) đạt 15,36%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tăng 17,92% so với năm 2006.



Bảng 2. 3: GDP Huyện Thời Kỳ 2003-2007 ĐVT: Tỷ đồng




2003

2004

2005

2006

2007

Tốc độ tăng (%)

GDP

947,8

1097,6

1273

1479

1725

16,1

Nông lâm thủy

364,9

384,1

407

419

446

2,6

CN&XD

373,4

479

601

754

930

8,3

Dịch vụ

209,5

234,5

265

306

349

5,2

Nguồn: Phòng thống kê Huyện

Trong những năm qua ngành kinh tế huyện đã có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt là CN&XD có tốc độ tăng trưởng đạt tới 8,3%, dịch vụ cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với CN&XD chỉ đạt 2,6%.



2.3.2. Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của huyện Tân Uyên chuyển dịch khá nhanh, chuyển biến về chất, từng bước chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm thủy giảm mạnh, tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng cao hơn tỷ trọng nông nghiệp.



Bảng 2. 4: Cơ Cấu Kinh Tế Theo GDP ĐVT: %




2006

2007

GDP

100

100

Nông lâm thủy

30

25,3

CN&XD

45,1

49,7

Dịch vụ

24,9

25

Nguồn: Phòng thống kê

Theo cơ cấu kinh tế, rõ ràng là tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng đang làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế huyện. Sự chuyển dịch này cho thấy tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khá cao. Cao hơn cả tỉnh mức trung bình cả nước (Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng của cả nước năm 2006 chiếm 41,03%).



2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

2.4.1. Công nghiệp-TTCN.

Tốc độ tăng GO công nghiệp bình quân hàng năm khá cao, trong thời kỳ 2003-2007 đạt 31,1%, tăng 3,5 lần so với năm 2002, thấp hơn tốc độ tăng bình quân hàng năm ngành công nghiệp toàn tỉnh (35,6%).



Bảng 2. 5: Tốc Độ Tăng GO Công Nghiệp

Giá so sánh năm 1996. ĐVT: Tỷ đồng



 

1997

2003

2004

2005

2006

2007

Tốc độ tăng (%)

2004-2007

GO công nghiệp

125,2

446

652

1141

1864

2638

55,94

Kinh tế trong nước

50,2

242

290

443

663

765

33,37

Trong đó: QD

 

28

26

38

31

12

 

Ngoài QD

 

214

264

405

632

753

 

Đầu tư nước ngoài

75

204

362

698

1201

1873

73,95

Nguồn: Báo cáo BCH Đảng bộ Huyện.

Công nghiệp của khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt thấp hơn so với khu vực đầu tư nước ngoài.



Cơ cấu công nghiệp:

Bảng 2. 6: Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Thành Phần

Giá thực tế. ĐVT: Tỷ đồng, %



 

2003

2004

2005

2006

2007

GO Công nghiệp

683

1099

1805

3573

5245

CƠ CẤU:

100

100

100

100

100

Kinh tế trong nước

47,5

41,1

32,7

34,8

28,1

QD

7,7

3,6

2,4

1,4

0,4

Ngoài QD

39,8

37,5

30,3

33,4

27,7

Đầu tư nước ngoài

52,5

58,8

67,3

65,2

71,9

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế-xã hội 7 huyện thị.

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần có sự chuyển dịch khá mạnh, trước năm 1997, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0%, sau năm 1997 đã tăng vọt, khu vực vốn trong nước công nghiệp có tỷ trọng GO công nghiệp giảm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng GO công nghiệp tăng, năm 2007 chiếm 71,9% cao hơn mức trung bình tỉnh (69,2%).



2.4.2. Thương mại và dịch vụ.

Tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhân dân. Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, từng bước được cải thiên về mẩu mã và nâng cao chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp dân cư.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ Huyện năm 2006 đạt 861 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40,31% thời kỳ 2003-2006.

Năm 2007 đạt mức 964 tỷ đồng, tăng 26,26% so với năm 2006 (theo báo cáo tình hình kt-xh huyện năm 2007).



Bảng 2. 7: Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa ĐVT: Tỷ đồng

 

2002

2003

2004

2005

2006

Tốc độ tăng(%)

2002-2006

Tổng mức bán lẻ HH

222

254

421

695

861

40,31

QD

-

-

-

-

-

Ngoài QD

221

253

420

649

860

Vốn đầu tư nước ngoài

1

1

1

1

1

Nguồn: Phòng thống kê Huyện.

Số doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ năm 2006 là 75 doanh nghiệp. Số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ đến năm 2007 là 4.486 cơ sở.

Số người kinh doanh thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ tư nhân năm 2007 là 6.203 người.

Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện: Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động các chợ Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa bằng nguồn vốn doanh nghiệp và tư nhân, chợ Tân Thành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho vùng sâu vùng xa. Số xã, thị trấn có chợ 7/22.



Nhìn chung thương mại ngoài quốc doanh hoạt động manh mún, tự phát, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Giá cả của một số hàng hóa có tăng cao do ảnh hưởng của tăng giá dầu, các loại vật tư.

Xuất nhập khẩu:

Bảng 2. 8: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Huyện

ĐVT: Triệu USD

 

2003

2004

2005

2006

2007

Tốc độ tăng(%)

2004-2007

Kim ngạch xuất khẩu

44

66

65

157

208

47,45

QD

-

-

-

-

-

-

Ngoài QD

13

13

22

41

42

34,1

VĐT NN

31

53

43

116

166

52,1

Kim ngạch nhập khẩu

33

32

24

81

127

40,05

QD

0.3

0.02

-

0.3

-

 

Ngoài QD

0.2

0.1

2

13

19

75,55

VĐT NN

32

32

22

68

108

35,55

Nguồn: Số liệu thống kê Huyện.

2.4.3. Nông nghiệp.

Theo báo cáo BCH Đảng bộ huyện tốc độ tăng GO nông nghiệp bình quân thời kỳ 2003-2007 đạt 5,29%. Trong đó trồng trọt đạt 5,37%, chăn nuôi đạt 4,1%. Nông nghiệp không ngừng tăng trưởng và gắn kết với xây dựng nông thôn mới, cải thiện một bước đời sống dân cư nông thôn.



Bảng 2. 9: Cơ Cấu Nông Nghiệp Của Huyện

 

ĐVT

2003

2007

GO nông nghiệp

Tỷ đồng

635,1

838,5

GO trồng trọt

Tỷ đồng

553,6

687,2

%GO nông nghiệp

%

87,2

82

GO chăn nuôi

Tỷ đồng

64,7

124,7

%GO nông nghiệp

%

10,2

14,9

GO dịch vụ

Tỷ đồng

16,8

26,6

%GO nông nghiệp

%

2,6

3,2

Nguồn: Hệ thống kinh tế xã hội huyện

Cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt giảm dần về tỷ trọng, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần, dịch vụ tăng. Trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi tăng trong thời gian qua. Cơ cấu chuyển dịch của huyện như vậy là phù hợp nhưng còn chậm.



Trồng trọt:

Trong quỹ đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm dần do nông dân chuyển sang trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp.



Bảng 2. 10:Diện Tích Trồng Trọt Đơn vị: ha

 

2003

2004

2005

Tổng DT cây hàng năm

13.494

13.060

11.939

Tổng diện tích cây lâu năm

32.211

32.263

33.432

Nguồn: Phòng thống kê huyện.

Trong tổng diện tích cây lâu năm thì cây cao su vẫn là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyên Tân Uyên với 20.909 ha (chiếm 43,07% tổng diện tích gieo trồng), trong đó, diện tích cho sản phẩm 12.594ha (chiếm 60,07% tổng diện tích cao su đứng). Năng suất cao su Tân Uyên luôn ở mức thấp, chỉ từ 0,73-0,93 tấn mủ khô/ha (thấp hơn năng suất của cao su Bà Rịa, Đồng Nai từ 0,5-0,6 tấn/ha). Nguyên nhân chủ yếu do cao su trồng trên đất xám, nghèo dưỡng chất, thành phần cơ giới khô khả năng giữ nước và phân kém. Cũng phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan khác làm năng suất cao su thấp đó là giống cũ, trồng và chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật…



Chăn nuôi:

Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định và có tăng. Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp bước đầu phát triển. Thực hiện phát triển đàn bò sinh sản. Triển khai tiêm phòng cho gia súc gia cầm.

Ngành chăn nuôi chưa vươn lên trở thành ngành sản xuất chính cân đối với trồng trọt, tốc độ tăng của ngành chăn nuôi còn chậm so với ngành trồng trọt, tỷ trọng trồng trọt chiếm lớn mặc dù tỷ trọng chăn nuôi có tăng trong cơ cấu nông nghiệp.

Bảng 2. 11:Số Lượng Vật Nuôi


Vật nuôi

ĐVT

2003

2006

2007

1. Đàn bò

Con

9.002

10.106

18.205

2. Đàn trâu

Con

5.624

4.643




3. Đàn heo

Con

18.826

17.685

21.536

4. Đàn gia cầm

1000 Con

380

242

330,25


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương