GIÁo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh


Phương pháp tính thu nhập



tải về 0.56 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.56 Mb.
#2084
1   2   3   4   5

Phương pháp tính thu nhập:

Thu nhập bình quân hộ/tháng = tổng thu nhập trong tháng của hộ điều tra/ số hộ điều tra

Thu nhập bình quân người/tháng = tổng thu nhập/số lao động

Thu nhập của hộ trồng cao su = Doanh thu – Chi phí vật chất + Thu nhập khác

Doanh thu/năm = Sản lượng * Đơn giá

Thu nhập của hộ bị thu hồi đất = Doanh thu – Chi phí



3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu:

Sử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được từ các phòng ban cũng như từ quá trình điều tra.



CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về đời sống các hộ trồng cao su được điều tra

Theo lời của chủ tịch nước Nguyễn Minh triết “Trồng cây cao su là một giải pháp tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, giúp người dân định canh định cư, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa”. Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua nhiều hộ dân ở huyện Tân Uyên đã chặt hoặc bỏ những cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao và thay vào đó là trồng cây cao su. Mấy năm vừa qua do nhu cầu cao su Thế giới tăng cao nên giá cao su cũng tương đối ổn định nên đời sống người dân đã được cải thiện rất nhiều.



Bảng 4. 1: Số Năm Cạo Mũ Của Các Hộ Điều Tra

Số năm cạo mũ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Dưới 5

13

43,3

6-8

13

43,3

9-11

3

10

Trên 11

1

3,4

Nguồn: Kết quả điều tra

Theo kết quả điều tra thì đa số hộ điều tra điều có số năm cạo mũ khá thấp, điều này chứng tỏ cây cao su chỉ mới phát triển hơn một thập niên nay ở địa phương. Nhờ có cây cao su mà cuộc sống của nhiều gia đình đã thay đổi rất nhiều. Trung bình mỗi ha cao su cho thu nhập từ 50- 60 triệu đồng/năm khi thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, cây cao su đã và đang tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình có diện tích đất trồng cao su lớn thì cuộc sống gia đình của những hộ này dường như có tất cả từ xe cộ, quần áo ..., bây giờ nhiều hộ còn tổ chức nhiều chuyến du lịch giải trí trong nhiều ngày. Thực tế điều tra cho thấy cây cao su đã giải quyết việc làm cho hầu hết lao động ở địa phương, ngay cả các em học sinh cũng có thể giúp ba mẹ khi có thời gian rảnh rỗi để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, theo những người dân ở địa phương “có cao su là có tiền”. Hơn nữa cây cao su còn làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi nhờ hệ thống giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều. Nhờ có cuộc sống tương đối khấm khá nên hầu hết các hộ có con em trong độ tuổi đi học đều được cấp sách tới trường, thậm chí còn có nhiều hộ đầu tư cho con mình nhiều thời gian để học thêm các lớp ngoại ngữ, vi tính vì theo họ nó rất cần cho tương lai của các con họ sau này.

Nhìn chung, đời sống của những hộ trồng cao su ở Tân Uyên ngày càng trở nên khấm khá hơn. Cuộc sống của họ không còn phải lo lắng “cơm áo gạo tiền” như trước khi có cây cao su mà bây giờ là cuộc sống hưởng thụ “ăn ngon mặc đẹp”. Mặc dầu đa phần đều có trình độ dân trí không cao nhưng mọi người, mọi nhà đều có việc làm và nguồn thu nhập ổn định từ cây cao su.

4.2. Tình hinh thu hồi đất của các hộ điều tra.

Bảng 4. 2: Tình Hình Thu Hồi Đất Cua Các Hộ Điều Tra

` ĐVT: Hộ



Diện tích đất bị thu hồi (ha)

Số hộ

Cơ cấu (%)

Dưới 0,5

1

2,5

Từ 0,5 – 1

5

12,5

1,1 – 2

18

45

2,1 – 3

9

22,5

3,1 – 4

4

10

Trên 4

3

7.5

Tổng số hộ điều tra

40

100

Nguồn: Kết quả điều tra.

Từ số liệu điều tra ở bảng trên, diện tích đất trồng cao su bị thu hồi khá lớn. Trong số 40 hộ được điều tra thì diện tích đất trồng cao su bị thu hồi là 85,96ha, trung bình mỗi hộ dân trồng cao su mất 2,149ha đất nông nghiệp. Số hộ có diện tích đất cao su bị thu hồi nhỏ hơn 0,5ha chỉ là 1 hộ chiếm 2,5% trong tổng số hộ điều tra, 12,5% là tỷ lệ của các hộ bị thu hồi đất có diện tích đất từ 0,5ha đến 1ha. Đây là những hộ có quy mô sản xuất manh mún nhưng lại chịu ảnh hưởng không nhỏ từ quá trình thu hồi đất. Diện tích đất cao su bị thu hồi từ 1,1ha đến 2ha chiếm đa số với tỷ lệ cao nhất 45% trong tổng số các hộ được điều tra. Số hộ có diện tích đất bị thu hồi từ 2,1ha đến 3ha chiếm tỷ lệ khá lớn với 22,5% trong tổng số hộ điều tra. Những hộ có diện tích bị thu hồi trong khoảng 3,1ha đến 4ha chiếm 10% trong tổng số hộ được điều tra. Số hộ có diện tích trồng cao su lớn hơn 4,1ha thì có 3 hộ chiếm 7,5% trong tổng số hộ điều tra. Đây là những hộ có quy mô đất trồng cao su khá lớn, hầu hết những hộ này chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình thu hồi đất, việc tìm ra một công việc có nguồn thu nhập tương tự đang trở thành vấn đề nan giải đối với những hộ này.

Từ những phân tích trên chứng tỏ người dân ở đây đa phần có diện tích cao su khá lớn. Việc thu hồi đất trồng cao su sẽ làm cho người dân nơi đây rất khó khăn trong việc tìm ra một việc làm tốt và có thu nhập tương tự.

4.3. Nguồn thu nhập từ đền bù

Khi đất trồng cao su bị thu hồi, diện tích đất mất khá lớn và mất luôn nguồn thu nhập từ đất, nhưng bù vào đó các hộ nhận được số tiền đền bù tương đối dẫn đến cơ cấu thu nhập thay đổi, nhất là những hộ bị mất đất trồng cao su hoàn toàn thì cơ cấu thu nhập đã thay đổi hoàn toàn.



Bảng 4. 3: Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Hộ


Số tiền được đền bù (triệu đồng)

Số hộ

Cơ cấu (%)

Dưới 500

12

30

Từ 500 – 1000

21

52,5

Trên 1000 – 2000

6

15

Trên 2000

1

2,5

Tổng hộ điều tra

40

100

Nguồn: Kết quả điều tra.

Quá trình đền bù giải tỏa được tiến hành từ năm 2003, tức là đời sống của những hộ dân đã trải qua 5 năm sống trong các khu dân cư do Nhà nước cấp nhưng thực tế đa phần các hộ được điều tra đều không hài lòng về chính sách đền bù của Nhà nước. Theo người dân cây cao su là cây lâu năm lại cho nguồn thu nhập ổn định hằng năm việc thu hồi đất sẽ làm cho những đối tượng trồng cao su phải gánh chịu những mất mát cơ hội quá lớn so với số tiền đền bù mà họ có được.



Hình 4.1: Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra (Triệu đồng)


Nguồn:Kết quả điều tra


Căn cứ vào số liệu điều tra tổng hợp ở bảng trên, ta thấy số tiền đền bù cho những người dân trồng cao su là tương đối thấp. Mỗi ha đất nông nghiệp trồng cao su người dân ở đây chỉ được đền bù 300 triệu, số tiền này vào thời điểm năm 2003 có thể gọi là tương đối nhưng trong quá trình điều tra thực địa thì có một vài dự án trong Huyện được tiến hành cùng thời điểm lại có những khoản tiền đền bù bổ sung rất lớn cho người dân bị thu hồi đất. Do giới hạn của đề tài không điều tra được các hộ có các khoản tiền đền bù bổ sung nguồn thông tin trên có được là do những hộ điều tra cung cấp. Trong tổng số 40 hộ được điều tra thì có tới 12 hộ chỉ nhận được số tiền thấp hơn 500 triệu đồng chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra, một số tiền không đủ lớn để cho người dân trồng cao su có thể bảo đảm cho cuộc sống tương lai của các con và các thành viên trong gia đình họ, khó khăn trong việc tái định cư một nơi ở mới hoặc chuyển đổi việc làm. Những hộ nhận được số tiền tương đối hơn là từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì lại có tới 21 hộ chiếm tới 52,2% trong tổng số hộ điều tra. Như vậy chỉ riêng những hộ có nguồn thu nhập từ đền bù dưới mức 1 tỷ đã chiếm tới 82,2% trong tổng số hộ điều tra. Theo những người dân trồng cao su bị mất đất thì đây là mức đền bù quá thấp để họ có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình hoặc nếu có muốn lập nghiệp ở nơi khác thì cũng không đủ tiền để mua đất ở nơi đó hoăc nếu có đủ tiền mua lại đất thì đó cũng là những nơi vùng sâu, vùng xa, đất xấu không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thiếu thốn sơ sở vật chất cho sự phát triển. Điều này chẳng những ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ này mà còn ảnh hưởng tới việc học hành của con cái họ. Chính vì vậy mà họ quyết định ở lại khu tái định cư do nhà nước cấp với hy vọng có cuộc sống tốt hơn.

Các hộ có số tiền đền bù tương đối lớn là từ 1 tỷ đến 2 tỷ là 6 hộ chiếm 15% và cũng chỉ có 1 hộ có số tiền đền bù trên 2 tỷ chỉ chiếm 2,5% trong tổng số hộ điều tra. Đây là những hộ có diện tích đất trồng cao su khá lớn và có truyền thống trồng cao su nhiều năm ở huyện, những hộ này hiện đang có cuộc sống tương đối sung túc hơn các hộ khác nhờ có đủ số tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ.



4.4. Vấn đề sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù.

Theo điều tra thì các hộ sau khi nhận được tiền đền bù từ mảnh đất bị thu hồi và từ cây cao su thi mục tiêu hàng đầu của các hộ điều tra không phải là mua đất để có thể tiếp tục sản xuất mà là xây và sửa lại nhà cửa. Do được cấp đất tái dịnh cư nên nên việc xây nhà là cấp thiết. Số hộ dùng tiền đền bù cho mục đích này chiếm tới 31,5% trong tổng số hộ được điều tra. Có thể lý giải cho hành động trên là do số tiền đền bù khá thấp không đủ tiền để những hộ này có thể mua đất ở nơi khác mà chỉ có thể sống tại những khu dân cư do Nhà nước cấp, hơn nửa tâm lý của người dân lo sợ nếu xài hết tiền thì không còn đủ tiền để xây nhà mới để có “nơi ăn chốn ở” và cũng vì lý do này mà nhiều hộ đã dành phần lớn số tiền đền bù này để xây nhà cho “bằng chị bằng em”.

Một mặt khác đa số những hộ trồng cao su được điều tra là những hộ ở các xã tương đối nghèo, trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, do còn mang đậm chất nông thôn nên đa số các gia đình đều có khá đông con vì vậy mà nguồn thu nhập từ đền bù được các hộ này chia cho con cái trong gia đình như một trong những mục tiêu hàng đầu. Số tiền mà các hộ trồng cao su chia cho con cái và người thân trong gia đình mình chiếm 21,8% trong tổng số tiền đền bù, những hộ này luôn nghĩ nếu còn đất đai thì sau nay có thể chia cho con cái trong gia đình mình nhưng khi đất bị thu hồi thì việc chia lại tiền cho con cái trong gia đình mình như là chia lại một phần tài sản của gia đình.

Bảng 4. 4: Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Số tiền

Cơ cấu (%)

Chia cho người thân

6.192

21,8

Mua đất

4.045

14,2

Xây và sửa lại nhà

8.962

31,5

Mua sắm đồ dùng trong nhà

621

2,2

Học nghề và học văn hóa

376

1,3

Đầu tư sản xuất

996

3,5

Mua bán ,dịch vụ

752

2,6

Tiêu xài khác

5.051

17,5

Gửi tiết kiệm

1.455

5,1

Tổng số tiền

28.450

100

Nguồn: Kết quả điều tra

Thực tế cho thấy, do nhiều hộ có trình độ học vấn chưa cao nên chưa định hướng được việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền đền bù một cách hoang phí cho con cái nhiều tiền chi tiêu mà không biết rằng chính điều đó làm hư hỏng con cái, gây thêm nhiều tệ nạn xã hội, số tiền mà các hộ điều tra dành cho tiêu xài chiếm tới 17,5% trong tổng số tiền đền bù. Do không còn đất trồng cao su và không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định nên những hộ này không có nguồn thu vì vậy số tiền đền bù được dành một phần lớn cho việc tiêu xài. Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng trên ta dễ dàng thấy được số tiền đền bù dành cho việc tiêu xài lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền đền bù chi cho việc học nghề và học văn hóa. Rất ít trong số họ nhận thức được việc cho con học nghề mới sẽ tạo cuộc sống ổn định về sau. Số tiền chi cho việc học nghề và học văn hóa của 40 hộ điều tra là 367 triệu đồng chiếm 1,3% trong tổng số tiền đền bù, tiền chi cho học nghề tập trung vào những hộ lao động phổ thông hoặc có trình độ văn hóa tương đối cao, họ ý thức được khi có tiền thì mình có điều kiện nâng cao chuyên môn hoặc đầu tư cho con cái nâng cao trình độ học vấn để sau này có được việc làm tốt. Bên cạnh đó cung không ít hộ không ý thức được việc học thêm để chuyển nghề mà tiêu xài tiền phung phí, do tiền đền bù giải tỏa có được, nhưng nhiều người dân không tiếp tục đưa vào sản xuất, hoặc chi phí cho việc chuyển nghề, mà sử dụng vào việc xây nhà, mua sắm vật dụng gia đình. Đây là sự “giàu giả, nghèo thật”, vì người nông dân không còn đất, không còn cao su, trong lúc không có nghề nghiệp khác để kiếm sống. Ở nhiều nơi trong địa phương đã xảy ra những tệ nạn xã hội đáng tiếc, từ đó dẫn tới tình trạng thất nghiệp kéo dài của nhiều người trẻ đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chung của Huyện.



H
Nguồn: Kết quả điều tra
ình 4.2: Biểu Đồ Thể Hiện Vấn Đề Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

Thật vậy, Theo điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, có gần 58% người dân dùng tiền đền bù để xây dựng nhà ở; đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Rõ ràng là “ôm” một bọc tiền nhưng đại bộ phận nông dân bị thu hồi đất vẫn thất nghiệp. Đây cũng là thực trạng chung của các hộ điều tra

Khi đất đai bị thu hồi thì người dân trồng cao su cũng dùng tiền đền bù cho việc mua thêm đất, những hộ được điều tra ở đây do được sống tại khu tái định cư nên chủ yếu là dùng tiền đền bù để mua lại đất nền với mục đích kinh doanh hoặc để dành chia lại cho các con sau này. Đây là mục tiêu hết sức cần thiết có thể đảm bảo cuộc sống sau này của những hộ bị thu hồi đât. Tuy nhiên, số tiền mà những hộ này dành cho việc mua lại đất chỉ chiếm 14,2% trong tổng số tiền đền bù, những hộ dành tiền đền bù để mua đất đa số là những hộ nhân được số tiền đền bù khá lớn.

Sau khi chi tiêu cho một số nhu cầu cần thiết thì gửi tiết kiệm cũng là mộ giải pháp được nhiều người quan tâm. Đối với những người đã lớn tuổi, gửi tiết kiệm nhằm đảm bảo đời sống cho bản thân, số tiền được gửi tiết kiệm cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (5,1%) trong tổng số tiền được đền bù của các hộ điều tra.

Như vậy do nhận số tiền đền bù chưa tương xứng nên những hộ trồng cao su bị thu hồi đất chỉ có thể sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù cho nhưng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, mặt khác cũng cho thấy tầm nhìn trong ngắn hạn của người dân do bị giới hạn về trình độ văn hóa, khi có tiền đền bù thì sử dụng một cách vô tội vạ, hoang phí dẫn đến không đảm bảo cuộc sống trong tương lai. Vì vậy, việc định hướng xử dụng vốn sau đền bù giải toả cho các hộ dân là nhiệm vụ cấp thiết mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu pha lãng phí của một bộ phận nhân dân như hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những hộ sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù tương đối hiệu quả, cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định.

4.5. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống những hộ mất đất, mất cao su

4.5.1. Lao động và việc làm của những hộ điều tra.

Đời sống luôn gắn liền với việc làm, có việc làm mới tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đả cuộc sống hiện tại của những hộ bị mất đất nói chung và những hộ mất cây cao su nói riêng. Lao động là một phương tiện để sinh hoạt, là nguồn chân chính của những thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Như vậy sự biến động lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ. Qua điều tra, tình hình lao động của hộ được thể hiện qua bảng sau :



Bảng 4. 5: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Và Những Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Được Điều Tra.

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Không bị thu hồi

Bị thu hồi

Không bị thu hồi

Bị thu hồi

Tổng số hộ

Hộ

30

40







Tổng số nhân khẩu

Người

125

198







- Trong độ tuổi LĐ



89

131

100

100

Có việc làm



66

63

74,2

48,1

+ Lao động có việc ổn định



66

45

74,2

34,4

+ Lao động theo thời vụ



0

18

0

13,7

Không có việc làm



23

68

25,8

51,9

+ Đang học



22

22

24,7

16,8

+ Thất nghiệp



0

44

0

33,6

+ Mất khả năng lao động



1

2

1.1

1,5

- Số nhân khẩu bình quân/hộ



4

5







- LĐ chia theo ngành nghề



30

40

100

100

Nông nghiệp

Hộ

30

3

100

7,5

Phi nông nghiệp

Hộ

0

34

0

85

Hộ không hoạt động

Hộ

0

3

0

7,5

Nguồn: Kết quả điều tra.

Theo kết quả điều tra, số lượng người trong độ tuổi lao động của những hộ bị thu hồi đất trồng cao su là khá lớn 131 người nhưng số người có việc làm thì chiếm chưa được phân nữa người trong độ tuổi lao động (63 người chiếm 48,1% trong tổng số người trong tuổi lao động). Trong số những người có việc làm thì chỉ có 45 người (chiếm 34,4% trong tổng số người có việc làm) tìm được việc làm ổn định tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, còn lạ là những người làm việc mang tính thời vụ (18 người), những người có việc làm thời vụ chủ yếu là phụ hồ cho các công trình, nạo hột đều, lái xe thuê ... thì nguồn thu nhập của họ rất bấp bên, không ổn định. Do vậy đời sống của những người này cũng rất thiếu thốn.

Theo một khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây, trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm. Không xét đến thành phần đang đi học trong độ tuổi lao động, chỉ xét riêng thành phần thất nghiệp được điều tra từ các hộ thì cứ 2ha đất mất đi trung bình lại có 1 người phải rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn. Đấy là chưa xét đến thành phần những người lao động theo thơi vụ manh tính cầm chừng và thành phần những người có việc làm nhưng thu nhập không qua 1 triệu/ tháng. Theo số liệu tổng hợp từ quá trình điều tra thì số người trong độ tuổi lao động trên 35 tuổi chiếm tới 34,4% trong tổng số lao động nhưng hầu hết thành phần này đều không không có việc làm, đây là nhóm nhóm tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình nhưng nay trở lại trở thành người “ngồi chơi xơi nước”, ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Không chỉ có thành phần trung niên khó tìm việc làm mà thành phần thanh thiếu niên cũng khó tìm kiếm được một việc làm có nguồn thu như ý muốn do không có trình độ chuyên môn. Qua đó thấy được vấn đề lao động và việc làm đang trở thành vấn đề nóng bỏng và bức xúc cần được giải quyết ngay cho từng địa phương nói riêng và cho toàn thể những hộ bị thu hồi đất trong địa bàn huyện nói chung.

Biểu Đồ Lao Động Của Hộ Bị Thu Hồi Đất



Hình 4.4: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Và Các Hộ Không Bị Thu Hồi Đất

Biểu đồ lao động của hộ không bị thu hồi đất

Biểu đồ lao động của hộ bị thu hồi đất

Biểu Đồ Lao Động Của Hộ Không Bị Thu Hồi Đất




Nguồn: Kết quả điều tra

Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, người dân trồng cao su bị mất tư liệu sản xuất, mất nguồn thu từ đất, bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu nên lại thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạnh thất nghiệp hiện nay của người dân mất đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền đền bù mà không tự tìm cho mình cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. Hơn nữa các doanh nghiệp khi thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp đều cam kết sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương nhưng thực tế số người tìm được việc làm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sau khi bị thu hồi hoàn toàn đất cao su canh tác thì hầu hết các hộ dân ở đây đều phải chuyển đổi việc làm, do bị mất hết đât canh tác nên những hộ này không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong số 40 bị thu hồi đất được điều tra thì có tới 34 hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chủ yếu là làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, khá hơn một chúc thì mở tiệm buôn bán hoặc nếu có điều kiện thì xây dựng các khu nhà trọ cho thuê. Chỉ có 3 hộ vẫn giữ nguyên nghề củ do mua được thêm đất bên ngoài. Điều đáng nói là vẫn còn 3 họ chưa có thu nhập từ bất kỳ ngành nghề nào, những hộ này sống chủ yếu là dựa vào nguồn thu nhập từ đền bù và từ tiền tiết kiệm dành dụm được từ khi còn cây cao su. Do không có nguồn thu nên các hộ này đang đối mặt với cảnh “cười ra nước mắt”, khi tiền đền bù như “gió vào nhà trống” mà chẳng kiếm nổi việc làm. Nếu chính quyền địa phương có những chính sách kịp thời thì sớm muộn những hộ này cũng sẽ trở thành hộ nghèo và trở thành gánh nặng cho xã hội.

Trái ngược lại với những hộ bị thu hồi đất, những hộ không bị thu hồi đất hiện đang sống cùng với cây cao su thì đang có cuộc sống tương đối sung túc, có cuộc sống thoải mái cả về vật chất lẫn tin thần nhờ thu nhập tương đối cao và ổn định từ cây cao su. Trong số 30 hộ được điều tra từ những hộ trồng cao su thì có 89 người trong độ tuổi lao động, ngoài 22 người trong độ tuổi lao động đang phải đi học để có việc làm tốt trong tương lai thì số còn lại 66 người đang có việc làm ổn định từ cây cao su (trừ 1 người mất khả năng lao động). Như vậy cây cao su đã giải quyết việt làm cho đại đa số người dân sống ở nông thôn, thậm chí nhiều người ngoài độ tuổi lao động vẫn có thể tự tạo ra nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân mình.

4.5.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều tra

Khi đất đai bị thu hồi người dân trồng cao su do quen với tác phong nông nghiệp nông thôn, hơn nữa họ bị giới hạn về trình độ nên khó tìm được một công việc thích hợp trong các khu công nghiệp. Vì vậy thu nhập các hộ bị thu hồi đất phần lớn là bị sục giảm rất nhiều so với trước kia.



Bảng 4. 6: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số Tiền

Hộ không bị thu hồi

Hộ bị thu hồi

BQ hộ/năm

125,9

32,3

BQ người trong tuổi LĐ/năm

15,9

3,2

BQ hộ/tháng

14

2,6

BQ người trong tuổi LĐ/tháng

1,7

0,3

Hộ có thu nhập Max/năm

345,3

124,8

Hộ có thu nhập Min/năm

24,4

0

Nguồn: Kết quả điều tra

Kết quả điều tra thực tế đã cho thấy thu nhập của người dân bị thu hồi đất thấp hơn rất nhiều lần so với những hộ trồng cao su. Thu nhập bình quân hộ trong một năm của những hộ bị thu hồi đất chỉ bắng gần ¼ thu nhập của những hộ đang sống bằng cây cao su. Điều này cho thấy mất mát của những nông hộ trồng cao su là rất lớn, theo tính toán từ kết quả điều tra cứ trung bình mỗi ha đất cao su đang trong thời kỳ thu hoạch sẽ cho người dân 58 triệu thu nhập mỗi năm. Vì vậy, nếu còn cây cao su và không bị thu hồi đất thì người dân có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình mình . Do mất đất, mất cây cao su người dân lại không có trình độ chuyên môn nên việc kiếm việc làm là rất khó khăn mà nếu có may mắn tìm được việc làm thì thu nhập của họ vẫn thấp hơn so với lúc còn cây cao su, có nhiều hộ gia đình 6-7 nhân khẩu nhưng chỉ trông chờ đồng lương ít ỏi của người con làm công nhân trong xí nghiệp, thu nhập giảm làm cho cuộc sống gia đình của những hộ này rất khó khăn trong vấn đề chi tiêu hàng ngày. Thu nhập bình quân của những người trong độ tuổi lao động hiện tại đang có cây cao su là 15,9 triệu đồng/năm trong khi đó thu nhập bình quân của những người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất chỉ đạt được 3,2 triệu đồng/năm. Một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay là trong các hộ điều tra có một vài hộ từ khi bị thu hồi đất cho đến nay vẫn chưa có nguồn thu nhập nào, những năm qua các hộ này phải sống dựa vào số tiền đền bù còn và tiền tiết kiệm của gia đình dành dụm trước kia, trái lại hộ điều tra được đang có thu nhập thấp nhất thuộc đối tượng không bị thu hồi đất cũng đạt được mức thu nhập 24,4 triệu đồng/năm. Trong khi đó hộ có thu nhập cao nhất không bị thu hồi đất có mức thu nhập lên đến 345,3 triệu đồng/năm ngược lại hộ được xem là có đời sống tôt nhất hiện nay của các hộ bị mất đất cũng chỉ có mức thu nhập 124,8 triệu đồng/năm, dĩ nhiên đối với những hộ còn cao su thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào diện tích cao su hiện tại, bên cạnh đó thu nhập của những hộ mất đất còn phụ thuộc vào loại hình công việc hiện tại nhưng qua đó cũng thấy được thu nhập của những hộ trồng cao su trước kia bây giờ bị thu hồi đất thì có nguồn thu nhập giảm rất nhiều. Vấn đề mấu chốt ở đây của việc thu nhập giảm là họ không thể tìm ra một việc làm thích hợp và ổn định có thu nhập tương tự như trồng cao su được, hiện nay để có một việc làm để sống qua ngày cũng đang là cả vấn đề đối với nhiều hộ chứ nói chi tới việc làm có thu nhập cao bảo đảm cuộc sống. Khi hỏi về cuộc sống hiện tại thì đa phần người dân bị thu hồi đất đều cho biết là hầu hất các công trình đầu tư hạ tầng như điện nước, công trình giao thông đều tốt hơn trước riêng chỉ có thu nhập là thấp hơn trước rất nhiều. Do vậy mà đời sống của những hộ này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.



4.5.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của các hộ điều tra.

Khi bị thu hồi hoàn toàn đất trồng cao su, người dân mất nguồn thu từ cây cao su, do vậy vấn đề chi tiêu trở thành một bài toán khó cho những hộ này, đặc biệt là đối với những hộ không có nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập nhưng không ổn định. Chi tiêu là một trong những chỉ tiêu đánh giá đời sống của người dân khi bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nếu hộ nào chi tiêu nhiều hơn điều đó đồng nghĩa với thu nhập của những hộ đó đã tăng lên, đời sống cả những hộ này cũng khấm khá hơn, đầy đủ hơn. Những hộ chi tiêu ngày càng giảm, hoặc tằng tiện trong chi tiêu có nghĩa là vấn đề thu nhập của hộ đó đang là vấn đề cần phải giải quyết, đời sống của những hộ này cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn, cuộc sống không còn thoải mái, điều quan trọng là những hộ này có thể trở nên bi quan hơn, mất lòng tin hoặc bất mãn với chế độ hiện tại.



Bảng 4. 7: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: triệu đồng



Chi tiêu

Số tiền

Hộ không bị thu hồi đất

Hộ bị thu hồi đất

BQ hộ/ năm

82,3

56,2

BQ nhân khẩu/ năm

20,2

11,4

BQ hộ/ tháng

6,9

4,7

BQ nhân khẩu/ tháng

1,7

0,9

Nguồn: kết quả điều tra.

Căn cứ vào kết quả điều tra được, ta thấy chi tiêu của những hộ không bị thu hồi đất cao hơn hẳn những hộ bị mất đất, số tiền chi tiêu của những hộ không bị thu hồi đất trồng cao su cao gấp 1,5 lần số tiền chi tiêu của các hộ bị mất đất, mất cây cao su. Điều này là do những hộ trồng cao su luôn có nguồn thu nhập cao và ổn định, mọi người có khả năng lao động đều có khả năng tạo ra thu nhập. Ngược lại những hộ mất đất, mất cây cao su thì chưa thích nghi với môi trường mới cũng như chưa tìm được việc làm thích hợp, từ đó làm cho nguồn thu nhập bị giảm xúc, chi tiêu ít hơn trước. Nhìn vào mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/ tháng cũng phản ánh phần nào hai thái cực khác nhau giữa những hộ bị thu hồi đất và những hộ không bị thu hồi đất. khi chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng của những hộ không bị thu hồi đất cao gần gấp 2 lần so với những hộ bị thu hồi đất.

Tuy vậy, tình hình chi tiêu theo ưu tiên hàng đầu của hai nhóm đối tượng lại có sự tương đồng. Kết quả điều tra 30 hộ còn cây cao su và 40 hộ bị thu hồi đất thấy rằng; cả hai nhóm đối tượng đều đặt nhu cầu ăn uống lên trên hàng đầu.

Bảng 4. 8: Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ưu Tiên Hàng Đầu

Chỉ tiêu

Số hộ

Tỉ lệ (%)

Không bị thu hồi

Bị thu hồi

Không bị thu hồi

Bị thu hồi

Ăn uống

16

27

53,3

67,5

Giáo dục

8

6

26,7

15

Y tế

1

3

3,3

7,5

Hoạt động khác

5

4

16,7

10

Tổng số hộ điều tra

30

40

100

100

Nguồn: Kết quả điều tra

Ăn uống là nhu cầu cơ bản không thể thiếu cho con người, có tồn tại mới có thể tiếp tục được các hoạt động khác, vì vậy mà việc chi tiêu của các hộ gia đình đều dành hầu hết cho nhu cầu ăn uống. Các hộ gia quan niệm cuộc sống ngày nay không chỉ có ăn no là đủ mà phải ăn ngon. Do đó, 67,5% tổng số hộ bị th hồi đất và 53,3% tổng số hộ không bị thu hồi đất đều dành chi tiêu cho nhu cầu ăn uống.

Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình ngày nay cũng ý thưc được tầm quan trọng của kiến thức, cho nên họ đã tập trung vào giáo dục với hy vọng con em mình sẽ học hành tới nơi tới chốn để có một việc làm tốt trong tương lai. 15% tổng số hộ bị thu hồi đất trả lời họ dành ưu tiên hàng đầu cho giáo dục, những hộ này rơi vào những hộ gia đình có nhiều con đang học phổ thông hay đang theo học tại các trường đại học. Tương tự cũng có 26,7% hộ không bị thu hồi đất dành chi tiêu ưu tiên hàng đầu cho giáo dục, những hộ này chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với những hộ bị thu hồi đất là do họ có điều kiện thuận lợi hơn, có nguồn thu nhập ổn định hơn, những hộ còn cây cao su thường ít quan tâm tới vấn đề “cơm áo gạo tiền”.Vì vậy mà họ có cơ sở cho con con mình nâng cao trình độ học vấn để có thể tiếp thu văn hóa thế giới, theo kịp nhịp độ phát triển của thời đại.

Khi được hỏi về việc ưu tiên cho hoạt động y tế thì có 7,5% hộ bị thu hồi đất và có 3,3% hộ không bị thu hồi đất trả lới là ưu tiên cho hoạt động y tế. Số tiền chi cho y tế là dành chữa bệnh cho những thành viên trong gia đình chứ không phải dành cho việc khám sức khỏe định kỳ vì đa số người dân còn quan niệm khi nào bệnh thì mua thuốc uống, chỉ khi nào bệnh năng mới di khám tại các cơ sỡ y tế tư nhân hoặc đi bệnh viện.

Đời sống người dân luôn gắn liền với làng xã, vì vậy không thể tránh khơi những khoảng chi tiêu dành cho những hoạt động mang tính tình nghĩa như đám cưới, ma chay,... Nhiều người có thu nhập cao còn dành phần lớn chi tiêu của gia đình vào hoạt động giải trí hay mua sắm.... Nếu nhìn vào số liệu điều tra thì thấy rằng những hộ không bị thu hồi đất dành chi tiêu cho hoạt động này nhiều hơn 16,7% so với 10% của những hộ bị thu hồi đất.

4.5.4. Tình hình du lịch,vui chơi giải trí khi Tết, Lễ của các hộ gia đình được điều tra.

Khi đời sống con người được cải thiên, những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc,ở đã trở nên dễ dàng hơn. Lúc ấy con người lại nghĩ tới chuyện sống để hưởng thụ, để vui chơi giải trí. Họ thường tổ chức những kỳ nghĩ, những chuyến du lịch hay dã ngoại mỗi khi có dịp Tết, Lễ đến. Tuy nhiên, dường như những hộ bị thu hồi đất thì những nhu cầu cơ bản hiện tại họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn mặt dầu họ có “tường rộng nhà cao” nhưng phải đối mặt với cảnh “chạy cơm từng bửa” do không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, do vậy mà họ không có được nguồn thu nhập như trước.




Bảng 4. 9: Tình Hình Du Lịch, Giải Trí Của Các Hộ Điều Tra Khi Có Dịp Tết, Lễ.

Chỉ tiêu

Hộ không bị thu hồi

Hộ bị thu hồi

Tỉ lệ (%)

Hộ không bị thu hồi

Hộ bị thu hồi

Có hoạt động du lịch, giải trí...

23

6

76,7

15

Không có hoạt động giải trí...

7

34

23,3

85

Tổng số hộ

30

40

100

100

Nguồn: Kết quả điều tra

Trong tổng số 30 hộ không bị thu hồi đất được điều tra thì có tới 76,7% hộ mỗi khi có dịp Tết lễ thì gia đình đều tổ chức đi du lịch đây đó, khi được hỏi thì đa số người dân trả lời do lúc trước sống cực khổ, cuộc sống gặp khó khăn những năm gần đây do có cây cao su nên đời sống của họ trở nên khá giả hơn, ngoài việc chi tiêu cho các hoạt động trong gia đình thì cuối năm họ vẫn còn dư chút đỉnh tiền để cho vợ con và gia đình đi du lịch và tham quan nhiều nơi. 23,3% hộ không có những hoạt động vui chơi giải trí mỗi khi Tết lễ là do những hộ này có con còn nhỏ hoặc gia đình có kết cấu già do vậy mà họ thấy việc du lịch đây đó là không cần thiết.

Ngược lại những hộ bị thu hồi đất như đã nói ở các phần trước là do họ không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định nên thu nhập không cao nên vấn đề chi tiêu đang trở nên khó khăn đối với những hộ này vì vậy mà có tới 85% hộ được điều tra không tính đến chuyện du lịch giải trí khi Tết lễ đến, 15% hộ điều tra có các hoạt động du lịch, giải trí chủ yếu tập trung vào những hộ có các nhà trọ gần các khu công nghiệp vì vậy mà thu nhập của họ tương đối khá hơn so với các hộ khác.

4.6. Thu hồi đất trồng cao su ảnh hưởng tới điều kiện sống và sinh hoạt.

4.6.1. Điều kiện về nhà ở

Quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho chất lượng cuộc sống của người dân có sự thay đổi. Điều này thể hiện rõ ở một số chỉ báo về kiểu loại nhà ở, tỉ lệ có những tài sản sinh hoạt và chất lượng các hoạt động giáo dục và việc chăm sóc sức khỏe. Chất lượng nhà ở được thể hiện cụ thể qua kiến trúc của nhà trệt hay tầng, nền nhà, ...



Bảng 4. 10: Điều Tra Về Tình Hình Nhà Ở Của Các Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Và Các Hộ Bị Thu Hồi Đất.

Loại hình

Hộ không bị thu hồi

Hộ bị thu hồi

Tỉ lệ (%)

không bị thu hồi

Bị thu hồi

Mái nhà













Ngói

27

39

90

97,5

Tôn/thiết

3

1

10

2,5

Đúc

0

0

0

0

Nền nhà













Gạch

27

39

90

97,5

Xi măng

2

1

6,7

2.5

Đất

1

0

3,3

0

Tầng













Triệt

29

38

96,7

95

1 lầu

1

2

3,3

5

2 lầu

0

0

0

0

Tổng hộ điều tra

30

40

100

100

Nguồn: Kết quả điều tra

Do hầu hết những hộ bị thu hồi đất đều dành phần lớn số tiền đền bù của mình vào việc xây nhà mới vì vậy nhà ở hiện nay của các hộ điều tra trong vùng quy hoạch đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. 97,5% hộ bị thu hồi đất được điều tra có nhà mái ngói và nền nhà được lót bằng gạch bông, hơn nữa còn có vài hộ xây được cả nhà lầu 1 tầng, số hộ xây nhà tầng chiếm 5% trong tổng số hộ điều tra, đây là những hộ có số tiền đền bù khá lớn và hiện nay đang sống gần các khu công nghiệp, đời sống các hộ này tương đối ổn định. Bên cạnh đó, cũng có một vài hộ có tiền thì sinh ra bài bạc, rượu chè, ăn chơi hoang phí... trong một thời gian thì tiền đền bù vơi dần rồi mới tính đến “xây nhà xắm của” nên bây giờ mới sống trong những căn nhà mái tôn và nền đất.



Riêng những hộ không bị thu hồi đất thì nhà ở của họ cũng tương đối khang trang tất nhiên là không thể khang trang hơn, đẹp hơn những hộ bị thu hồi đất nhưng bù lại họ có cuộc sống thoải mái và nguồn thu nhập ổn định. Trong những hộ được điều tra thì cũng có tới 90% hộ có nhà mái ngói và nền nhà được lót bằng gạch, có cả gạch bông lẫn gạch tàu. Một vài hộ điều tra do mới lập gia đình và được chia lại một phần cao su mới đi vào khai thác nên phải sống trong những căn nhà mái tôn và nền đất hoặc xi măng. Có hộ có diện tích đất cao su nhiều còn xây được cả nhà một tầng tuy nhiên, số hộ này chỉ chiếm 3,3% trong tổng số hộ được điều tra nhưng qua đó ta cũng thấy được đời sống người dân trồng cao su cũng đã được nâng lên cao rất nhiều.

4.6.2. Điều kiện về đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại trong gia đình

Bảng 4. 11: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại

Tài sản

Không bị thu hồi

Bị thu hồi

Tỉ lệ(%)

Số lượng

Số hộ

Số lượng

Số hộ

Không bị thu hồi

Bị thu hồi

Xe đạp

22

16

41

32

53,3

80

Xe hơi

0

0

2

2

0

5

Xe máy

81

30

102

40

100

100

Bếp gas

29

29

40

40

96,7

100

Tủ lạnh

23

23

25

25

76,7

62,5

Đầu đĩa

29

29

35

35

96,7

87,5

Quạt điện

68

30

112

40

100

100

Điện thoại

69

30

95

38

100

95

Máy giặt

12

12

6

6

40

15

Máy điều hòa

0

0

1

1

0

2,5

Máy vi tính

1

1

3

3

3,3

7,5

Nồi cơm điện

30

30

40

40

100

100

Ghế xa lông

27

27

31

31

90

77,5

Nguồn: Kết quả điều tra

Khi nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao thì người dân không chỉ trang bị những phương tiện sinh hoạt căn bản để phục vụ cho đời sống hằng ngày mà còn mua sắm những đồ dùng sinh hoạt có tính năng hiện đại như máy giặc, máy vi tính hay có hộ còn mua cả xe hơi ....

Những hộ không bị thu hồi đất thì có cây cao su cho nguồn thu nhập ổn định, chính vì vậy mà họ có điều kiện trang bị cho gia đình mình gần như đầy đủ những phương tiện sinh hoạt hằng ngày. Riêng chỉ có 30 hộ không bị thu hồi đất được điều tra nhưng số lượng người sử dụng điệ thoại di động lên tới 69 cái. Điều đó chứng tỏ công nghệ thông tin đang tiếp cận khá gần gủi với những người dân nơi đây. Những phương tiện sinh hoạt mà người dân trồng cao su đang thiếu hoặc có rất ít đó là máy vi tính, máy điều hòa và xe hơi... Tuy nhiên, do đa số những hộ này sống ở thôn quê nên các nhu cầu trên cũng không cần thiết lắm đối với họ.

Ngược lại những hộ bị thu hồi đất do có sẵn tiền đền bù nên nhiều hộ đã sắm cả xe hơi cho gia đình, máy điều hòa cũng đã xuất hiện ở những hộ này, bên canh đó, họ cũng sắm nhiều máy tính hơn cho con cháu mình làm việc cũng như học hành... Bên cạnh đó, cũng không ít hộ do dùng tiền đền bù đầu tư quá nhiều vào xây dựng nhà cửa và chia lại cho con cháu nên chưa thể sắm được máy giặc hay tủ lạnh... là những vật dụng rất hữu ích cho cuộc sống hiện đại.

Nhưng nhìn chung đời sống của các hộ điều tra đã được trang bị tương đối đầy đủ những vật dụng cần thiết, đảm bảo cuộc sống của gia đình và tiện nghi trong sinh hoạt.

4.6.3. Giáo dục - Y tế - Môi trường


Bảng 4. 12: Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường

Chỉ tiêu

ĐVT

Tốt hơn

Xấu hơn

Không thay đỏi

Giáo dục

Hộ

29

5

6

Y tế



18

8

14

Giao thông



32

0

8

Môi trường



12

24

4

Nguồn: Kết quả điều tra

Về giáo dục

Khi hỏi về chất lượng giáo dục cả điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng dạy học của địa phương điều tra thì có 29 hộ trả lời là tốt hơn, 5 hộ trả lời là xấu hơn và có 6 hộ trả lời là không có sự thay đổi trong tổng số 40 hộ điều tra. Điều này phản ánh đúng công tác giáo dục của địa phương vì hàng năm đều có trường mới được xây dựng. Chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao bằng việc cử đi học thêm những lớp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ, cập nhập những phương pháp giảng dạy mới. Về nội dung đào tạo cũng gần ngày càng được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cũng được nâng cấp qua từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, cũng có những hộ cho rằng chất lượng giáo dục và cơ cở vật chất còn xấu, đó là những hộ dân có con đi học ngoài địa phương hoặc hộ đang ở khu dân cư không có điều kiện phát triển kinh tế.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe

Khi hỏi về việc chăm sóc sức khỏe của người dân ở địa phương trong số 40 hộ được điều tra thì có 18 hộ trả lời là tốt hơn, 8 hộ trả lời là xấu hơn trước và có 14 hộ trả lời không có sự thay đổi nào so với trước kia. Điều này cho thấy những năm gần đây ngành y tế chưa đầu tư đúng mức cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân, Cơ sở hạ tầng và thiết bị chửa bệnh còn yếu kém, nhiều người có bệnh nặng thường không đến bệnh viện huyện mà đa phần đều khám và chữa bệnh ở tỉnh. Tuy nhiên, ngành y tế huyện cũng có những cố gằng nhất định, phần nào làm cho sức khỏe của bà con bị thu hồi đất tốt hơn.



Về giao thông

Do đa phần những hộ điều tra là những hộ đang được cấp đất định cư tại các khu dân cư nên vấn đề về giao thông rất thoải mái, do tất cả các tuyến đường đều được trải nhựa rộng rải, thuận tiện cho việc đi lại, làm việc, học hành của bà con. Khi hỏi về chất lương giao thông hiện tại so với trước khi bị thu hồi đất thì có tới 32 hộ trong tổng số 40 điều tra trả lời là tốt hơn và không hộ nào trả lời xấu hơn, số hộ còn lại trả lời là không có sự thay đổi so với trước kia, hầu hết những hộ này được cấp đất tái định cư tại chổ, do đó đường xá không có sự thay đổi nhiều. Như vậy do được sống trong các khu dân cư nên các hộ bị thu hồi đất có thể đi lại dễ dàng hơn trước nhờ có cơ sở hạ tầng khá phát triển.



Về môi trường

Khi hỏi về môi trường, về không gian sống so với trước khi bị thu hồi đất thì chỉ có 12 hộ trả lời tốt hơn, trong khi đó có tới 24 hô trả lời xấu hơn trước kia, số hộ còn lại trả lời không có sự thay đổi. Điều này cho thấy người dân chưa thích ứng được với môi trường đô thị, Trước kia, khi còn đất riêng nhà nào cũng có khoảng không gian quanh nhà rất lớn, thoải mái trong sinh hoạt lẫn sinh sống, nay bị thu hồi đất hoàn toàn người dân phải sống trong các khu dân cư đông đúc do vậy không còn khoảng không gian thoải mái như trước nữa mà thay vào đó là cảnh sống nhà cạnh nhà rất chật chội trong sinh hoạt. Hơn nữa, trong tương lai sẽ có nhiều khu công nghiệp được xây dựng ở nơi đây, nếu các doanh nghiệp này không có biện pháp xử lý chất thảy hiệu quả thì một viễn cảnh người dân sống trong cảnh ô nhiễm như hiện nay ở các thành phố lớn là khó tránh khỏi.



4.7. Ý kiến của hộ bị thu hồi đất

Trong số các hộ điều tra hầu hết cho rằng chính sách đền bù của Nhà nước là chưa thoả đáng, giá đền bù quá thấp so với thị trường. Một số hộ cho biết ngay khi Nhà nước giải toả và đền bù cho hộ xong thì có nhiều lô đất gần đó được bán ra thị trường với giá gấp đôi, tạo sự bất bình trong người dân. Hơn nữa những người không chấp hành chủ trương thu hồi đất thi lại được cấp đất ở tại chổ gây bất bình đối với người dân.

Theo các hộ điều tra thì chính sách thu hồi đất cho việc phát triển khu công nghiệp, khu đô thị của Nhà nước đối với những đối tượng sống nhờ vào cây cao su này là không hợp lý. Nhiều hộ khẳng định Nhà nước đang làm cho họ ngày càng “nghèo đi” do không có được việc làm ổn định và nhàn nhã như trước, vì vậy mà thu nhập của họ cũng thấp hơn trước rất nhiều. Họ cho rằng mặc dầu sống trong nhà đẹp hơn, rộng hơn, đường xá thoải mái hơn nhưng họ đang nghèo hơn qua từng ngày do phải chi cho quá nhiều thứ mà thu nhập không có, làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia khi còn cao su.

Một ý kiến khác của hộ bị thu hồi đất là nên đât nền đổi đất nền không phải bù thêm tiền. Vì thực tế điều tra thì người dân không được đổi nền nhà mình để lấy nền trong khu dân cư mà phải trả thêm 45 triệu/ nền. Người dân được đền bù thấp mà lại phải trả thêm phí đất nền thì rõ ràng là không công bằng cho họ.

Khi đất đai bị thu hồi nhiều đối tượng là thanh niên đi vào các nhà máy, xí nghiệp hoặc kiếm việc làm ở nơi khác, nhưng đối với phụ nữ và những người ở độ tuổi trung niên thì mất đất canh tác, mất cây cao su là đồng nghĩa với thất nghiệp. Vì thế, để giải quyết số lượng lao động nữ và những người trung niên ở địa phương, đề nghị huyện có hướng đào tạo nghề phù hợp với tầng lớp người trên để giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

4.8. Đề xuất giải pháp chính sách

4.8.1. Các giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa

Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nhỏ và vừa; phát triển các làng nghề để thu hút nguồn vốn của các gia đình nông dân được đền bù khi thu hồi đất vào đầu tư tổ chức sản xuất, thu hút lao động, ổn định lâu dài đời sống của hộ, tránh tình trạng phổ biến hiện nay là người dân bị thu hồi đất nhận được ít tiền đền bù giải phóng mặt bằng sẽ xây nhà, mua sắm xe máy và đồ dùng đắt tiền. Các tiện nghi đó rất cần cho cuộc sống, song không có việc làm, không có nguồn thu nhập thường xuyên thì họ sẽ trở thành tầng lớp dân nghèo "ở nhà tầng, đi xe máy".

Như vậy, khuyến khích người dân bị thu hồi đất trồng cao su đầu tư vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là giải pháp cơ bản về việc làm và ổn định đời sống lâu dài cho nông dân.

Bằng việc đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của các chủ dự án các khu đô thị, khu công nghiệp phải có trách nhiệm sử dụng lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp gây ra. Các dự án phải có trách nhiệm thu hút lao động nông nghiệp mất việc làm do thu hồi đất vào các vị trí trong cơ quan, doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để họ có thể tiếp cận với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần đối với các cơ quan, doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động trên địa bàn.

Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp không có việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp, nhất là lao động còn trẻ dưới 35 tuổi, để họ tiếp cận được với các ngành nghề, chuyên môn, nghiệp nghiệp vụ do các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu. Đào tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống dân cư, để các tổ chức kinh tế cá thể, tiểu chủ có thể tự sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định đời sống.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vốn vay với lãi suất ưu đãi và thị trường sản phẩm để các hộ bị thu hồi đất có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tự giải quyết việc làm

Lao động phổ thông trên địa bàn Huyện thường là lao động có trình độ thấp, công việc làm không ổn định, lương thấp. Khi được bố trí vào các khu tái định cư thì không thể làm công việc cũ vì điều kiện đi lại khó khăn, chi phí đi lại quá cao nhưng lại không có khả năng kiếm việc ở nơi khác. Vì vậy đối với những lao động này cần có những biện pháp cụ thể lâu dài như : tổ chức hướng nghiệp, mở những lớp đào tạo nghề vừa học nghề vừa học văn hoá tại chỗ nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trên địa bàn. Còn những lao động không có trình độ, qua độ tuổi vừa học vừa làm thì có thể thương lượng với các cơ sở lao động nhận họ vào làm những công việc ít đòi hỏi trình độ như : bảo vệ, giữ xe, tạp vụ … và học hỏi thêm ngay tại các cơ sở này. Tuy nhiên, không thể một lúc có thể giải quyết hết số lao động này vì vậy cần có những định hướng xa hơn như mở trường đào tạo nghề và có những hỗ trợ về giáo dục để tạo nên đội ngũ lao động kế thừa có trình độ.

Nhà nước cũng cần quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động nông nghiệp, tham gia chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp... Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải sớm có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, vì hầu hết quy hoạch đã được phê duyệt trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Một giải pháp nữa là thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập. Sở dĩ cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm rất máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Họ chưa hiểu rằng, việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ, mà việc làm phải được lượng hoá thành thu nhập về mặt giá trị, phải được tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hoạch toán đầu vào, đầu ra và lấy nhu cầu xã hội làm đối tượng hướng tới, nghĩa là người nông dân phải thấy được việc làm của họ là nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị trường và thông qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với phần công sức họ đã bỏ ra.

Để cải thiện nếp nghĩ của người nông dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên, liên tục các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.



4.8.2. Hướng dẫn cách chi tiêu tiền đền bù

Một bộ phận khá lớn dân cư sau khi nhận được số tiền khá lớn từ đền bù giải toả đã không định hướng sử dụng nguồn vốn có được một cách hợp lý tạo nên sự lãng phí và chỉ trong một thời gian ngắn thì tiền đền bù cũng cạn sạch mà vẫn không có một việc làm tốt, có nguy cơ phát sinh những tệ nạn mới “nhàn cư bất khả thiện” là gánh nặng cho xã hội. Như vậy, Huyện cần có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng vốn, đặc biệt là hướng dẫn đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc cách thức gửi tiết kiệm sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm ổn định đời sống về lâu dài.




CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương