Em xin chân thành cảm ơn!


Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17



tải về 0.66 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.66 Mb.
#31107
1   2   3   4   5   6

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17


3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 17

3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 17

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19


4.1. KHÁI QUÁT CHUNG KHU DU LỊCH SA PA 19

4.1.1. Giới thiệu khái quát về khu du lịch Sa Pa 19

4.1.1.1. Lịch sử hình thành khu du lịch Sa Pa 19

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu du lịch Sa Pa 23

4.1.2.2. Tài nguyên du lịch khu du lịch Sa Pa 28

Nghề thêu thổ cẩm 30

Lễ hội Gầu-Tào của đồng bào dân tộc H’mông ở Lao Chải 31

4.1.3.1. Điều kiện xã hội 31

4.1.3.1. Điều kiện tự nhiên 33

4.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SA PA 35

4.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH SA PA 40

4.3.3.1. Nguồn phát sinh rác thải tại khu du lịch Sa Pa 44

4.3.3.2. Thành phần rác thải khu du lịch Sa Pa 45

4.3.2.3. Lượng rác thải phát sinh tại khu du lịch Sa Pa 47

4.4. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH SA PA CỦA KHÁCH DU LỊCH 47

4.5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 49

4.5.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 50

4.5.1.2. Tuyên truyền quảng cáo du lịch 50

4.5.1.3. Xây dựng các tuyến điểm du lịch 51

4.5.1.4. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất 51

4.5.2.1. Giáo dục trong trường học 52

4.5.2.2. Giáo dục cộng đồng địa phương 52

4.5.2.3. Đối với du khách 52

Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
54


5.1. KẾT LUẬN 54

5.2. KIẾN NGHỊ 55

56



TÀI LIÊU THAM KHẢO 57

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA DU KHÁCH 59


Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới.Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Năm 2011 Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới bao gồm có Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài ra còn rất nhiều điểm du lịch khác và hiện nay Sa Pa là một trong những khu du lịch trọng điểm của quốc gia.

Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.

Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm.

Sa Pa đã và đang là một điểm du lịch, nghỉ mát hấp dẫn với hầu hết du khách trong và ngoài nước, nơi đây có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C, từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều

Hiện tại môi trường tự nhiên của Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, song với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây, thì lượng khách đến với Sa Pa đã tăng lên rất nhiều, và để đáp ứng nhu cầu của du khách các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được xây dựng, các điểm du lịch được tu sửa. Những hoạt động du lịch đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường khu du lịch Sa Pa.

Để thành công trong việc phát triển du lịch bền vững thì phải gắn với việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch, nâng cao ý thức của cộng đồng và du khách sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững. Công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường ở các khu du lịch cần có sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp và người dân.

Xuất phát từ những thực tế trên và với mục đích góp phần xác định ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Vũ Thị Quý em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch Sa Pa – tỉnh Lào Cai”

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI



  • Xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

  • Giúp cho chính quyền địa phương cũng như các nhà quản lý môi trường, những người quan tâm thấy được ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

  • Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch tại khu du huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

  • Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu du lịch huyện Sa Pa, và đánh giá được tiềm năng du lịch ở Sa Pa

  • Đánh giá hiện trạng môi trường thông qua việc thu thập số liệu một cách khách quan, trung thực và đúng với mục tiêu của đề tài

  • Nghiên cứu được ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

  • Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững và phải khả thi với điều kiện thực tế tại địa phương.

1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

+ Vận dụng và phát huy được những kiến thúc đã học.

+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế nhằm phục vụ cho công việc sau này.

Ý nghĩa trong thực tiễn:

+ Đề tài phản ánh thực trạng tình hình du lịch tại Sa Pa, đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch của Sa Pa.

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2005)

- Khái niệm du lịch theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm chú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Luật du lịch của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

- Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai (Luật du lịch của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

- Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”

- Theo liên minh bảo tồn thế giới năm 1996 (World Conservation Union, 1996). Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên( và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương.

2.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch

Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Trước tiên đó là các lợi ích về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là những lợi ích đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử.

Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:


  • Tính đa ngành

Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá...).

- Tính đa thành phần

Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.

- Tính đa mục tiêu

Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.

- Tính liên vùng

Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.

- Tính mùa vụ

Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).

- Tính chi phí

Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.

2.1.3. Môi trường du lịch



* Khái niệm môi trường du lịch

Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.

Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường

Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển cả... các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật... hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.

Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi trường của nó. Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

2.1.3.1. Cơ cấu của môi trường du lịch

Môi trường du lịch gồm 3 thành phần chính:

* Môi trường du lịch tự nhiên:

Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ). Trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và cả những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: đất, nước,không khí, hệ động vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến hành các hoạt dộng du lịch.

Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu du lịch. Ví dụ như các khu du lịch nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt… là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Bởi vì các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà “chúng” được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. Các nhân tố, điều kiện cơ bản của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học.

* Môi trường du lịch nhân văn

Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống, quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa… Khi chúng ta đứng trên quan điểm môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử, di sản thế giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân tộc...) ở các điểm du lịch cũng chính là những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân văn, tăng điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.



* Môi trường du lịch kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã hội và quản lý môi trường.

2.1.3.2. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường

Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại và không thể tách rời. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.




Sơ đồ về sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch



Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên… từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.


Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường

2.1.4. Tác động của du lịch tới môi trường

2.1.4.1. Các tác động tích cực



* Môi trường tự nhiên.

    • Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoặc sử dụng không đạt hiệu quả;

    • Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm (Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...) với các gianh giới đã được xác định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý;

    • Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Việc thiết kế hợp lý hệ thống cấp thoát nước của các khu du lịch sẽ làm giảm sức ép gây ô nhiễm môi trường nước nhờ việc củng cố về mặt hạ tầng. Đặc biệt trong những trường hợp các khu vực phát triển du lịch nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, vấn đề gìn giữ nguồn nước sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như các hoạt động phát triển tại đây được quy hoạch và xử lý kỹ thuật hợp lý;

    • Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước thác nước nhân tạo;

    • Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có phát triển các công viên cây xanh cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch;

    • Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu như các công trình được phối hợp hài hoà;

    • Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu như các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý (ví dụ như đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xá định phát triển thành khu du lịch biển...).

* Môi trường nhân văn – xã hội.

    • Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực.

    • Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch).

    • Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, vui chơi giải trí...) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.

    • Góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống.

    • Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc, truyền thống tập quán...).

    • Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và cộng đồng.

* Môi trường tự nhiên.

    • Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương xứng với khả năng đồng hoá ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết loại trừ chất thải rắn. Trong mọi trường hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn với người dân địa phương;

    • Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế do việc khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển đô thị. Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học theo mùa du lịch có thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường ven biển;

    • Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. ở đây thường có hệ động thực vật đặc sắc có thể bị thay thế bởi các loài mới từ nơi khác đến trong quá trình phát triển, tạo mới. Tài nguyên thiên nhiên như các rạn san hô, các vùng rong biển, các khu rừng ngập mặn; nghề cá và nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý;

    • Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với nhiều loại động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động, cảnh quan và các vùng địa nhiệt thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải;

    • Cuộc sống và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...).

* Môi trường nhân văn.

    • Các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hoá xa lạ, do xu hướng thị trường hoá các hoạt động văn hoá, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống.

    • Các di sản văn hoá lịch sử khảo cổ thường được xây dựng bằng những vật liệu dễ bị huỷ hoại do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các di sản này thường được phân bố trên diện tích hẹp, rất dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ.

    • Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể vượt quá khả năng cung ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương, tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương.

    • Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của địa phương.

    • Việc xây dựng các khách sạn có thể là nguyên nhân của việc di chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của dân địa phương.

    • Các hoạt động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảy sinh do sự thiếu hài hoà về cảnh quan và về văn hoá xã hội. Các tác động tiêu cực của việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lên các tài nguyên có giá trị thẩm mỹ cũng dễ nẩy sinh.

    • Lan truyền các tiêu cực xã hội, bệnh tật một cách ngoài ý muốn đối với những nhà quản lý và kinh doanh.

    • Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân ở đại phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng.

    • Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn xã hội.

Phát triển du lịch ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, văn hoá, văn hoá của khu vực. Du lịch tạo ra thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ... Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Song ngược lại nó có thể gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài vùng riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển tương ứng của các vùng khác. Chẳng hạn như sự bùng phát giá đất đai, hàng hoá dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên dân cư trong vùng. Dân cư ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.

Một trong những chức năng cơ bản của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương. Song nếu sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng thì sự thâm nhập lại biến thành sự xâm hại. Mặt khác để thoả mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn nên các hoạt động văn hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Các nghề truyền thống đôi khi bị lãng quên, nhất là giới trẻ hiện nay ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách.

2.1.4.2. Các nguồn du lịch tác động tới môi trường.

Nguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc hiện tượng, hoạt động trong dự án và những hoạt động khác liên quan đến dự án. Chúng có khả năng tạo nên những tác động đến môi trường và thường bao gồm 4 nhóm yếu tố sau:



  • Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong

dự án phát triển du lịch:

    • Xây dựng khách sạn;

    • Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (trung tâm thể thao, bến tàu thuyền, công viên giải trí...).

    • Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển du lịch cụ thể (thể thao, tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, sinh thái, mạo hiểm...).

  • Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:

    • Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...).

    • Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công nhân;

    • Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế ,bảo hiểm...).

  • Nguồn tác động trong giai đoạn phát triển của dự án:

    • Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi...);

    • Thực hiện quy hoạch: đầu tư xây dựng, xây lắp...;

    • Các hoạt dộng du lịch sau xây dựng: thể thao, tắm biển, thăm vườn quốc gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động quản lý, các chương trình hoạt động khác...

  • Các động đầu ra của dự án:

    • Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch;

    • Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước biển, nước hồ);

    • Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải bộ, thuỷ, hàng không...làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường nước, đất và các hệ sinh thái.

2.1.4.3.Các tác động tiềm năng của dự án phát triển du lịch.

Những tác động môi trường của dự án du lịch được xem xét qua hai giai đoạn: giai đoạn quy hoạch, chuẩn bị địa điểm và giai đoạn hoạt động của dự án. Giai đoạn đầu dừng lại sau khi xây dựng xong các hạng mục công trình theo quy hoạch trong khuôn khổ dự án, giai đoạn sau bắt đầu từ khâu khai thác quản lý dự án.

Theo EIA các tác động tiềm năng của một dự án phát triển du lịch gồm:

Những tác động trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động của dự án (được coi như những tác động tạm thời) như:



    • Ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan của khu vực do các hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho dự án, đặc biệt là các khu vực đất ngập nước, rừng nhiệt đới;

    • Làm tăng mức độ ô nhiễm không khí (tiếng ồn, bụi do các hoạt động chuẩn bị mặt bằng...) ô nhiễm nước (nước mặt bị ô nhiễm do các chất thải và phế liệu xây dựng...) và ô nhiễm đất (bị xói mòn và thay đổi cấu trúc do đào bới chuẩn bị xây dựng)

    • Huỷ hoại các bãi cát ven biển do khai thác cho mục đích xây dựng

    • Phá huỷ các rạn san hô do khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc do tác động của vận tải thuỷ;

    • Phá huỷ các hệ sinh thái thực vật do các hoạt động chuẩn bị mặt bằng xây dựng, ảnh hưởng tới các hệ động vật do bị mất nơi cư trú hoặc tiếng ồn ảnh hưởng đến các tập quán sinh sống.

    • Kinh tế xã hội bị xáo trộn, văn hoá truyền thống bị ảnh hưởng, vệ sinh y tế cộng đồng bị ảnh hưởng.

Những tác động do quá trình hoạt động của dự án (được xem như những tác động lâu dài) :

    • Lưu lượng nước mặt và dung lượng nước ngầm bị thay đổi

    • Ô nhiễm nước do chất thải.

    • Thay đổi điều kiện vi khí hậu và những ô nhiễm không khí kèm theo;

    • Thay đổi cấu trúc địa tầng của khu vực;

    • Thay đổi thành phần hệ sinh thái tự nhiên

    • Làm mất đi nơi sống và những điều kiện để duy trì sự sống của các hệ sinh thái do các hoạt động thể thao, săn bắn, câu cá...;

    • Làm tổn hại đến đa dạng sinh học do khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu của khách;

    • Ngoài ra còn có những tác động khác tới môi trường kinh tế xã hội khác.

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005 QH11 ngày 29/11/2005.

- Luật du lịch của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005.

- Luật đa dạng sinh học của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 20/2008 QH12 ngày 13/11/2008.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2004 QH11 ngày 03/12/2004.

- Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.

- Nghị định 81/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định 117/2009/NĐ – CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Phần 3


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tại khu du lịch Sa Pa tỉnh Lào Cai

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai

3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Địa điểm: huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thời gian: từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

- Đánh giá hiện trạng du lịch khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Điều tra, khảo sát ý kiến của người dân địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tài nguyên bằng cách điều tra thu thập các số liệu ở cơ quan như: Phòng TN&MT, phòng văn hóa, phòng kinh tế, Xí nghiệp môi trường đô thị Sa Pa ban quản lý VQG Hoàng Liên...

- Phương pháp xử lý số liệu

+ Phương pháp tổng hợp số liệu phiếu câu hỏi bằng phần mềm EXEL

+ Sau khi tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu đã điều tra đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra qua mẫu câu hỏi

Để thu được kết quả đầy đủ, chính xác theo nội dung và mục tiêu mà chuyên đề đặt ra trong thời gian quy định tôi đã chọn phương pháp điều tra, phỏng vấn tham dò ý kiến của khách du lịch. Từ những ý kiến đó giúp chúng ta thấy rõ được chất lượng môi trường và đưa ra giải pháp giúp phát triển du lịch bền vững. Tổng số thu được 30 phiếu của khách du lịch.

+ Trước khi điều tra chi tiết, lên kế hoạch và xác định địa điểm điều tra.

+ Tại mỗi điểm điều tra áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng: du khách và người dân địa phương.

- Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá.

Phần 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT CHUNG KHU DU LỊCH SA PA

4.1.1. Giới thiệu khái quát về khu du lịch Sa Pa

4.1.1.1. Lịch sử hình thành khu du lịch Sa Pa

Thời phong kiến, địa phận Sa Pa ngày nay thuộc Châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Đến thời Minh Mạng – nhà Nguyễn Châu Thủy Vĩ được chia thành nhiều tông, địa phận Sa Pa được tách ra thành tông Hướng Vinh bao gồm 15 làng.

Ngày 12/07/1907 tỉnh Lào Cai được thành lập, Sa Pa được hình thành gồm 2 xã Bình Lư và Hướng Vinh, những năm 30 của thế kỷ XX, Sa Pa đổi thành hạt bao gồm 37 làng một phố với 1020 hộ dân. Ngày 09/03/1944, thông sứ Bắc Kỳ đã ra Nghị định thành lập Châu Sa Pa bao gồm 2 xã Mường Hoa và Hướng Vinh và khối phố Xuân Viên (Thị trấn Sa Pa ngày nay)

Năm 1978 Sa Pa được chia thành 3 xã: Sa Pa Chung, Mường Bo và Kim Hoa, năm 1954 hòa bình lập lại, Sa Pa sắp xếp lại đơn vị hành chính thành 17 xã và 1 thị trấn và đến nay Sa Pa vẫn giữ ổn định 18 đơn vị hành chính này.

Sau khi chiếm được Sa Pa vào năm 1887, thực dân Pháp thực hiện mở mang Hùng Hồ - Sa Pa xưa thành nơi nghỉ mát, họ đưa một số chủ thầu người Pháp như Hautefeuille, Lapiques, Anvaro cùng với lực lượng công binh Pháp và công nhân người Việt khai thác vật liệu xây dựng, đá, gỗ, cát… Huy động hàng ngàn thợ từ miền xuôi, hàng vạn lượt người dân địa phương đi phu và tù nhân ở nhà tù Sa pa tham gia xây dựng. Đến năm 1915, đã có hai nhà nghỉ mát đầu tiên làm bằng gỗ do nhà chủ thầu Hautefeuille xây dựng. Sau đó là ba khách sạn lớn: Metropon, Pansipan, Hotel Đuy xang và hàng trăm biệt thự khác cũng được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp.

Khi khu nghỉ mát được hình thành, cơ sở hạ tầng cũng được Pháp xây dựng. Đến năm 1925 xây dựng trạm thủy điện Cát Cát, năm 1930 rải nhựa đường nội và thi công dường Lào Cai – Sa Pa, hệ thống cung cấp nước sạch được xây dựng phục vụ cho khu vực thị trấn đồng thời cũng hình thành khu dân cư thị trấn Sa Pa ngoài người Việt còn có người Hoa, người Pháp, sau đó hình thành các tên phố như: Phố Khách, An Nam, Xuân Viên.

Đến năm 1943 Sa Pa đã có khoảng 200 ngôi biệt thự và nhà do Pháp xây dựng, các vườn hoa, sân chơi, đồn điền cũng như các điểm du lịch như Hang đá, Thác bạc, Cầu mây... Tuy nhiên các biệt thự nghỉ mát, khách sạn và công sở đó không còn đến ngày nay vì hầu hết các công trình đó đã bị phá hủy theo chủ chương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

Năm 1954 hòa bình được lập lại miền Bắc, Sa Pa trở thành điểm nghỉ dưỡng của tất cả các tàng lớp nhân dân lao động, nhưng Sa Pa chỉ thực sự mở cửa trở lại với khách du lịch quốc tế vào năm 1992. Trong năm 1992, do cơ sở vật chất còn hạn chế, Sa Pa chỉ đón được khoảng 1000 khách du lịch. Nhưng cũng từ đó du lịch Sa Pa ngày càng phát triển, năm 2007 Sa Pa đã có gần 150 khách sạn và nhà nghỉ, trong đó có những khách sạn đạt hai sao và ba sao. Những cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, chăm sóc sức khỏe... Không ngừng được cải tạo và nâng cấp đáp ứng nhu cầu không những của người dân bản địa mà còn cho hàng trăm du khách. Chỉ tính riêng năm 2007 Sa Pa đã đón được 350.000 lượt khách tới thăm quan. Hiện nay du lịch Sa Pa đang theo hướng văn minh và bền vững có tốc độ phát triển trung bình 20 – 30 % năm.

4.1.1.2. Tiềm năng du lịch của khu da lịch Sa Pa

Sa Pa có độ cao 1.500m so với mực nước biển, nằm ở sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu của Sa Pa mát mẻ quanh năm, mùa đông nhiều ngày trời lạnh, có tuyết rơi. Sa Pa có đủ các loài thực vật, sản vật của miền nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới( pơmu, samu, thông có gai, đào, lê, mận...). Đây cũng là nơi thích hợp cho ươm trồng các loại rau hoa ôn đới. Sa Pa có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp như thác Bạc, động Thủy Cung, hang Gió, Cổng Trời, rừng Trúc... Nơi đây cũng có nhiều công trình hấp dẫn du khách như cầu Mây, các biệt thự, nhà thờ cổ kính, đài vật lý địa cầu...

Sa Pa là nơi cư trú của đồng bào dân tộc H’Mông, Dao, có nhiều ngôi nhà nhỏ chênh vênh trên đỉnh núi, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng.

Với sự phong phú, đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa. Sa Pa có nhiều điểm tham quan, hấp dẫn du khách, có thể tổ chức phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo: leo núi, tham quan nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa các dân tộc...

Một số điểm đến của khu du lịch Sa Pa:


  • Khu di tích Hàm Rồng

Khu di lịch Hàm Rồng nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 0,6km, trên dãy núi có hình con rồng, cao gần 2.000m so với mực nước biển. Núi Hàm Rồng được dệt nên câu chuyện huyền thoại về việc lập địa của ba anh em rồng và các loại động vật từ thồi hồng hoang. Để lên được đỉnh Hàm Rồng, du khách phải đi qua những khối núi hình cổng trời. Từ đỉnh núi Hàm Rồng có thể quan sát thấy toàn cảnh thị trấn Sa Pa thơ mộng và rừng núi mênh mông kỳ vĩ. Đầu thế kỷ XX người Pháp đã trồng, bảo tồn nhiều loại cây, loại hoa trên khu du lịch này. Ngày nay, Hàm Rồng vẫn là thế giới của nhiều loài hoa đẹp, là khu du lịch hấp dẫn du khách tham quan.

  • Thác Bạc – Cầu Mây

Thác Bạc cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km. Thác cao hàng trăm mét đổ từ đỉnh núi xuống, tung bọt trắng xóa như những bông hoa trắng nên được gọi là thác Bạc. Thác ở gần đường quốc lộ, thuận tiện cho việc tham quan của du khách.

Cách Sa Pa khoảng 13km là chiếc cầu được tết bằng mây, bắc qua sông Mường Hoa nên được gọi là Cầu Mây. Với những sợi đan mềm mại, vững chắc, buộc vào trụ cầu là cây cổ thụ... Khi đi qua, cây cầu đung đưa, du khách như được thử cảm giác mạo hiểm. Cây cầu thể hiện nghệ thuật đan may khéo léo của đồng bào H’Mông ở đây.



  • Chợ Sa Pa

Chợ Sa Pa nhỏ nhắn với lối đi nhỏ, được người Pháp quy hoạch, xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Đồng bào các dân tộc ít người như người H’Mông, người Dao từ các bản làng xa xôi xuống núi về đây chơi chợ, chơi phố, trao đổi hàng hóa vào tối thứ 7 hàng tuần. Vì vậy chợ Sa Pa được gọi là chợ phiên.

Các mặt hàng được mua bán ở chợ rất phong phú gồm các sản phẩm như lâm sản, các sản phẩm dệt thổ cẩm, nông sản... do đồng bào sản xuất, hái lượm.

Vì ở xa chợ, thường đi một ngày đường mới tới chợ, nên người đi chợ thường ở lại đêm, để cho thời gian trôi nhanh, họ tìm gặp người quen, cùng nhau trò chuyện, hát giao duyên, thổi khèn, thổi sáo, tâm giao. Nhiều đôi trai gái qua những phiên chợ, gặp nhau, mến nhau đã trở thành bạn đời trăm năm.

Văn hóa chợ của đồng bào dân tộc ở đây đã có từ xa xưa, đến nay vẫn được duy trì, gìn giữ. Chợ Sa Pa là nơi hấp dẫn khách du lịch tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số.



  • Hang động Tả Phìn

Hang động Tả Phìn nằm trong dãy núi cách thị trấn Sa Pa 12km về hướng đông bắc. Cửa hang rộng 3m, cao khoảng 5m, có lối đi xuống lòng núi. Hang động ở sau xuống so với của 30m.

Trong hang có nhiều tảng đá lớn, nhũ đá và nhiều hình dạng kỳ thú như thiếu phụ bồng con, các nàng tiên, mâm xôi... Là những tác phẩm tuyệt tác của tạo hóa.

Gần động Tả Phìn có bản Tả Phìn, nơi có người H’Mông và người Dao cư trú. Du khách sau khi tham quan hang động Tả Phìn. Có thể ghé qua tham bản để tìm hiểu về phong tục tập quán, những giá trị văn hóa của họ.


  • VQG Hoàng liên

VQG Hoàng Liên được thành lập theo công văn số 1678/BNN – KL ngày 24/6/2002 của UBND tỉnh Lào Cai. Ngày 12/07/2002 Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên thành VQG Hoàng Liên, chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Cục kiểm lâm Lào Cai.

Vị trí địa lý VQG nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’ đến 22023’ vĩ độ Bắc, từ 1030 đến 1040 kinh độ Đông.

VQG Hoàng Liên nằm trên địa bàn các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Sìn Hồ thuộc huyện Sa Pa và một phần các xã Mường Khoa, Tân Thuộc, huyện Than Uyên.

Về ranh giới: phía đông giáp xã Tả Phời (thị xã Cam Đường), Thanh Kim, Thanh Phú, Nậm Cang (huyện Sa Pa), xã Nậm Xé (Huyện Văn Bàn), phía tây giáp huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, phía nam giáp các xã Hố Mít, Pắc Nậm Cần (Than Uyên), phía bắc giáp các xã Tả Phìn, Bản Khoang, Chung Chải (huyện Sa Pa).

Diện tích vùng đệm của VQG Hoàng Liên là 88.724 ha gồm thị trấn Sa Pa, các xã Sa Pả, Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Bản Hồ, Nậm Cang (huyện Sa Pa), xã Nam Xé (huyện Văn Bàn), xã Hố Mít, Mường Khoa (huyện Than Uyên) và các xã Bản Bo, Bình Lư (huyện Phong Thổ - Lai Châu)

Mục tiêu của VQG Hoàng Liên: Bảo vệ HST núi cao thuộc hệ thống núi Hoàng Liên, với kiểu sinh thái đặc trưng á nhiệt đới. Bảo vệ sự đa dạng sinh học với nhiều loại động vật thực vật hoang dã, quý hiếm, đặc hữu. Phục hồi các hệ sinh thái rừng và cảnh quan, tạo điều kiện cho các loài động vật tồn tại và phát triển. Đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng.

4.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của khu du lịch Sa Pa

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu du lịch Sa Pa



a. Vị trí địa lý

Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh 37km về phía Tây.

Phía Bắc giáp huyện Bát Xát

Phía Nam giáp huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Phía Tây giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Phía Đông giáp thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng

Huyện Sa Pa được chia thành 18 đơn vị hành chính, gồm 17 xã và 1 thị trấn với dân số gần 50.000 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cũng sinh sống trong đó người Mông chiếm đa số (52%), còn lại là các dân tộc như: Dao, Tày, Dáy, Sa Phó và Kinh. Dân số trong độ tuổi lao động là 22.601 người, lao động trong kinh tế nông lâm nghiệp chiếm 80%. Sa Pa là cửa ngõ của hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc, vị trí địa lý tạo cho Sa Pa có điều kiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán với các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực đồng bằng Sông Hồng.

b. Điều kiện khí hậu

Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120 C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330 C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00 C (cá biệt có những năm xuống tới -3,20 C). Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 - 7.8000 C. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.

* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %. Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.

* Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.

* Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Ngoài ra huyện Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.

* Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

* Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

c. Điều kiện về thủy văn

Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km2 , với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.

- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoản 156 km2 .

- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.

Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.

d. Đặc điểm về thực vật

Hệ thực vật: Phần lớn thực vật ở VQG Hoàng Liên ở độ cao dưới 2.400m đã bị suy thoái do hoạt động khai thác gỗ hoặc đốt nương, làm rẫy. Vì vậy đã xuất hiện các HST: Rừng thứ sinh được phục hồi sau nương rẫy và nơi khai thác gỗ quá mức, gặp nhiều ở độ cao từ 1.000 – 2.000m và trảng cây bụi ở độ cao dưới 2.500m.

Theo điều tra của WWF, hệ thực vật trong vườn có 2.024 loài thuộc 679 chi thuộc 7 nhóm, chiếm 25% các loại đặc hữu tại Việt Nam trong đó có 66 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng...Trong đó có 7 loài thuộc ngành hạt trần trong 27 loài của cả nước được ghi vào Sách đỏ. Các loài quý hiếm có 2 loài của chi Taxus tìm thấy ở Fanxipăng, ngoài ra còn có các loài quý hiếm khác như pơ mu, lãnh sam, liên lý, phong lan, ở đây có nhiều loại rêu.

Đây là kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất Việt Nam

Có 3 loại gỗ cực kỳ quý hiếm của thế giới là: Bách xanh (còn 10 cá thể), thông đỏ (3 cá thể) và Vân sam Hoàng liên (Sam lạnh).

Có tới trên 700 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như: thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quên, kim giao, thảo quả... Đó là chưa kể còn trên 2.500 loài thực vật đã lấy được tiêu bản nhưng chưa xác định được tên họ của cây.

Hoa phong lan: quần thể phong lan được đánh giá phong phú nhất nước với gần 300/ 630 loài phong lan của Việt Nam.

Hoa đỗ quyên: có 36 loài, là nơi duy nhất ở Việt Nam có nguồn gen đỗ quyên tự nhiên, phong phú nhiều màu sắc như: đỗ quyên phớt hồng, đỗ quyên hoa trắng, đỗ quyên hoa phớt tím. Đặc biệt có hoa đỗ quyên vàng khác với đỗ quyên khác là không mọc ở đất mà sống phụ sinh trên các chạc, cành của cây cổ thụ to, nhiều rêu, thường nở hoa từ tháng hai đến tháng tư hàng năm.

Động vật: Theo Quỹ quốc tế và Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), tại vườn quốc gia Hoàng Liên Sa Pa có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, bên cạnh những loài quên thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn rừng, vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, vọc bạc má.

Có 347 loài chim trong đó có những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng.

Một số loài thú nhỏ như sóc đen, sóc chuột lớn,bò sát, lưỡng cư có 41 loài, bò sát với 61 – là nơi bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.

e. Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 1960 và đánh giá bổ sung năm 1994 (trừ diện tích mặt nước, núi đá, đất chuyên dùng và khoảng 203 ha đất ở không điều tra), cho thấy huyện Sa Pa có 6 nhóm đất chính :

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Có diện tích 12.060 ha, chiếm 17,77% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên độ cao 1700 m - 2800m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác nhau. Thích nghi với các loại cây lâm nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu và cây lương thực, thực phẩm có giá trị.

- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT): Diện tích 126 ha chiếm 0,18% diên tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi Păng. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 700 - 1.700 m (HF): Diện tích 44.300 ha chiếm 65,28 % diện tích tự nhiên, đá mẹ chủ yếu là đá Granit thuộc nhóm đá, tầng đất trung bình 70 - 100 cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lương thực, rau màu.

- Nhóm đất Fe ralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (F): Phân bố ở độ cao 400 - 700 m, diện tích 3.533 ha, chiếm 5,21 % diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nước (FL): Diện tích 1.065 ha chiếm 1,57 % diện tích tự nhiên, đất được hình thành trong quá trình canh tác lúa nước lâu đời, phân phố giải rác khắp nơi trong huyện

- Nhóm đất thung lũng và sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 862 ha, chiếm 1,27 % diện tích tự nhiên



Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất chính tại khu du lịch Sa Pa

TT

Các loại đất chính

Tổng (ha)

Tỷ lệ %




Tổng diện tích tự nhiên

68329.09

100,00

1

Đất nông nghiệp

51399.44

75,22

1.1.

Đất sản xuất nông nghiệp

5723.45

8,38

1.1.1.

Đất trồng cây hàng năm

4936.07

7,22

1.1.2.

Đất trồng cây lâu năm

787.38

1,15

1.2

Đất lâm nghiệp

45598.68

66,73

1.2.1.

Đất rừng sản xuất

6930.29

10,14

1.2.2.

Đất rừng phòng hộ

18264.65

26,73

1.2.3.

Đất rừng đặc dụng

20403.74

29,86

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

32.28

0,04

1.4

Đất nông nghiệp khác

45.03

6,59

2

Đất phi nông nghiệp

2111.93

3,09

3

Đất chưa sử dụng

14817.72

21,69

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang03
Thang03 -> LỜi bài háT : MỘt nhà Sáng tác và trình bày: Nhóm Da Lab Lời bài hát: Một nhà
Thang03 -> Luận văn Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
Thang03 -> I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (3đ) Câu 1
Thang03 -> Kinh nghiệm Du lịch Hội An
Thang03 -> Hướng dẫn cách hạch toán hàng thiếu chờ xử lý
Thang03 -> ĐỀ Cương Ôn Thi Môn LỊch SỬ LỚP 6 hkii nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
Thang03 -> Advanced level – Test 1
Thang03 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II môN: tiếng anh lớP 11 NÂng cao
Thang03 -> Section I: listening (3 points) HƯỚng dẫn phần thi nghe hiểU

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương