Eloi Leclerc BÀi ca của bình minh the song of the dawn người dịch: Lm. Minh Anh (Gp. Huế) Eloi Leclerc



tải về 330.73 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích330.73 Kb.
#34394
1   2   3   4   5
Nhưng lý tưởng ái tình của Phanxicô đối trọng với mối quan tâm với những gì bên ngoài. Phanxicô cần được thán phục, tách biệt mình khỏi người khác và nhấc mình lên trên những người khác. Điều này được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc của cậu vốn vừa xa hoa vừa phung phí. Cậu phô trương một sự hoang phí nặc danh. Cậu tiêu xài cách ngớ ngẫn theo lối công tử cho việc tổ chức tiệc tùng và lễ lạt. Trong mọi chuyện, cậu tìm cánh độc nhất hoá chính mình và trở nên trung tâm của mọi chú ý. Nhờ năng khiếu bẩm sinh, cậu đã thành công - một mặt trời đích thực. Mọi người ca tụng cậu như một vị vua đã có một thời trai trẻ vàng son ở Assisi. Tham vọng của cậu gia tăng theo tuổi tác. Chỉ Thiên Chúa biết, Phanxicô lặng lẽ khinh miệt biết bao nghề buôn bán vải vóc của cha cậu. Nếu mơ về tiệm vải của cha trong giấc ngủ, cậu thấy nó biến thành một cung điện nguy nga, đầy sự huy hoàng của mọi thứ vũ khí như trong các tiểu thuyết về kỵ binh. Dĩ nhiên, tất cả các vũ khí này đang lấp lánh cho chính Phanxicô, cho cậu và các kỵ sĩ của cậu. Tham vọng của cậu là trở thành một hoàng tử làm cho cả thế giới nói chuyện. Tắt một lời, cậu bị vinh quang lôi cuốn.
Khát vọng thanh thế và quyền lực chắc đã dẫn cậu đến chỗ xem xét nhiều cách để đạt được mục tiêu. Nếu theo xu hướng này, có lẽ Phanxicô đã trở thành một người đàn ông quyền lực trên thế gian. Chắc chắn Phanxicô đã không trở thành thiên tài tình yêu mà khả năng khơi gợi của ngài vẫn sống động ở giữa chúng ta.
Cuộc trở lại với Tin Mừng của Phanxicô nhất thiết là sự từ bỏ khát vọng vẻ bề ngoài và thống trị này. Cậu khám phá trong Đức Kitô chịu đóng đinh vị Chúa của vinh quang. Cậu mở lòng đón lấy tình yêu tuyệt diệu vốn dẫn người Con tối cao của Thiên Chúa chọn lưa cuộc sống của một tôi tớ trên cõi đời này. Từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, cuộc đảo lộn các giá trị sống đã khởi đầu. Cậu cũng chọn điều kiện của một tôi tớ và đặt mình tận đáy của giai cấp xã hội. Các năng lực hiệp thông và tính dịu dàng vốn đã có trong cậu được thả lỏng từ lúc đó. Theo khuôn mẫu agape thần thiêng, chúng dẫn cậu đến với những người khác mà cho tới lúc đó, đã bị loại trừ khỏi vũ trụ của cậu: những người cùi. “Chính Chúa đã dẫn tôi đến giữa họ và tôi xót thương họ”.23
Từ lúc đó trở đi, chân trời con người của Phanxicô được rộng mở cách tuyệt diệu. Tình yêu của cậu đến với mọi người, không phân biệt giai cấp, chủng loại, hay tôn giáo. Nó bao hàm từ giáo hoàng đến vua Hồi, bằng cách cướp bóc. Đây không phải là tình yêu con người nói chung nhưng là tình yêu từng cá nhân với những nhu cầu và giá trị riêng của người đó. Đối với cậu, mỗi người là đối tượng của một tình yêu duy nhất. Đây là cách cậu ứng xử với những người mà Thiên Chúa gửi đến cho cậu. Cậu không coi tình yêu huynh đệ này như một tình yêu không được đánh dấu bởi sự tôn trọng và quý chuộng. “Các anh em”, ngài viết trong Luật Sống đầu tiên, “nên tận dụng sự quan tâm và tinh thần tốt lành của họ trong sự tôn trọng và biểu dương lẫn nhau”.24 “Ước gì họ luôn yêu thương và tôn trọng nhau”.
Đó là một tình yêu loại trừ mọi dấu vết tự phụ. Nó đòi hỏi tương quan của con người dựa trên một điều gì đó khác với ước muốn thống trị, “Các anh em sẽ không có quyền thống trị trên nhau”.25 Quả thực, cộng đoàn Phanxicô ước mơ xây dựng với các anh em mình nhất là một cộng đoàn của những người bạn, nơi mỗi người cảm thấy mình được tiếp đón, được nhận biết và tôn trọng. Vì thế, đó là một cộng đoàn mở ra cho mọi người, không miễn trừ một ai.
Tuy nhiên chúng ta không nên trình bày tình yêu Phanxicô dành cho người khác như “một giấc mơ xuất thần và một nụ cười không dứt, nhưng đúng hơn là một cơn đau nhói”. Nếu Phanxicô đã giao hoà nhiều người với nhau và với chính mình, nếu ngài chiếu toả một ánh sáng và sự dịu hiền vô cùng trên tất cả mọi người và mọi vật xung quanh thì nhất thiết vì ngài đã dìm mình vào một kinh nghiệm giao hoà nội tâm. Tuy nhiên, kinh nghiệm này thật khó. Thật ra, ai chỉ cậy dựa hoàn toàn vào các nguồn lực thiện chí riêng của mình thì không thể thực hiện điều đó.
Khi đọc Các Thủ Bản của Phanxicô, người ta có thể ngạc nhiên trước việc ngài cẩn thận đẩy lùi sự kích động và giận dữ như những vật cản cho lòng bác ái trong chính mình và trong kẻ khác. Quả thực, với ngài, sự kích động và giận dữ là một thái độ không thể nhầm lẫn của thái độ chiếm hữu - một thái độ thường rất vô ý thức.
Phanxicô đúng đắn nhận thấy rằng, tận gốc rễ của sự tuyệt giao giữa con người, luôn có một sự co cụm vào trong chính mình, một khát khao thầm kín cho sự chiếm hữu vốn làm cho con người nhìn thấy mọi sự quy về mình: cá tính, tư tưởng, dự án hay những mối bận tâm. Tất cả những điều này thường ở dưới lớp võ của những lý tưởng cao cả nhất. “Khi khát khao chiếm hữu thầm kín bị ngăn trở thì sự kích động, tức tối, giận dữ và tuyệt giao là hậu quả của nó. Phanxicô cũng nhìn thấy đúng đắn rằng, một mình con người không thể vượt qua khát khao này cũng như giải phóng chính mình khỏi co cụm trong chính bản thân và công việc của mình”.
Nhưng nói rằng, ngài đã thấy điều này thì không đủ. Ngài đã sống điều đó cách cao độ trong một kinh nghiệm kiên quyết. Nếu ngài nói về sự kích động và giận dữ cách minh bạch và sáng suốt đến thế, bởi ngài đã biết chúng nhờ kinh nghiệm của mình. Chính ngài bị cám dỗ kích động và giận dữ và theo một cách thức ngấm ngầm nhất: trong chính công việc hoà giải của ngài. Đã làm việc nhiều năm để tạo nên một cộng đoàn nhân loại thân thiện, trong vòng hai năm, ngài đã biết cám dỗ kích động và giận dữ là thế nào. Không, mặt trời không luôn chiếu sáng trên tương quan của Phanxicô với các anh em. Có những ngày đen tối, rất tối, những ngày không những nhiều mây mà còn lắm giông tố.
Bên ngoài, mọi chuyện tiến triển một cách kỳ diệu: sự phát triển của Dòng đã nhanh chóng vượt quá những kỳ vọng của mọi người; các giáo hoàng, vị này đến vị kia, đều dành một lòng nhân hậu đặc biệt cho các anh em. Tuy nhiên ở thời điểm này, bầu trời đột nhiên trở nên tăm tối. Một cơn đau nhói chiếm lấy tâm hồn Phanxicô. Đương đầu với việc làm của một số anh em, ngài tự hỏi, liệu những dự định ngài cưu mang thực sự có tiếp tục phát triển theo kế hoạch của Chúa không. Ngài thấy dự án này, dự án của ngài, bị tổn hại một cách nghiêm trọng. Ngài bị dằng co giữa sự tổn thương và thất vọng.
Chúng ta phải đọc lại chứng từ của những người viết tiểu sử đầu tiên của ngài về cuộc khủng hoảng rất trầm trọng này, cuộc khủng hoảng mà Phanxicô hứng chịu. “Tâm hồn ngài ngập tràn đau khổ”, Thomas Celano nói, “một số anh em đã bỏ công việc trước đây của mình và bỏ quên sự đơn sơ trước đó của họ sau khi họ khám phá những điều mới mẻ”.26 “Thánh nhân bị xao động nhiều bởi điều đó cả bên trong lẫn bên ngoài, trong tâm hồn và nơi thân xác. Đôi lúc, thậm chí ngài tránh sự có mặt của anh em vì ngài không thể mang cho họ nụ cười thường xuyên của mình bởi sự cám dỗ này. Ngài hành xác bằng cách làm mà không ăn và kiêng nói. Ngài thường ẩn mình trong một khu rừng gần nhà thờ để cầu nguyện: ở đó, ngài có thể buông lỏng nỗi đau của mình và tuôn ra những cơn nước mắt trước sự hiện diện của Chúa, để cho Ông Chủ vốn có thể làm mọi sự có thể chiếu cố gửi đến cho ngài một phương thuốc từ trời hầu chữa lành một sự quấy rầy phiền toái đến thế. Ngài bị cơn cám dỗ này hành hạ hơn hai năm, cả ngày lẫn đêm”.27 “Các anh em tốt lành nhất bị đưa vào tình trạng bối rối”, ngài thở dài, “bởi lời lẽ của những anh em xấu… Họ đâm tôi bằng một lưỡi gươm sắc nhọn và thọc nó vào tim tôi suốt ngày”.28
Thực tế, Phanxicô sợ thất bại. Ngài bị cám dỗ nguyền rủa một số anh em và ẩn mình trong một sự thinh lặng kiêu ngạo và đắng cay. Đây chính là con người cũ của ngài, kỳ vọng và kiêu căng. Cuộc khủng hoảng này trở nên trầm trọng hơn bởi bệnh tật, một thử thách quyết định đối với ngài. Thiên Chúa chờ đợi ngài ở đó. Phanxicô được mời gọi thanh luyện nhiều hơn trong việc đào sâu đức tin của con người tội nghiệp của ngài. Ngài phải “từ bỏ” chính công việc của mình để xem nó như không còn là mối bận tâm của mình nữa mà là của Thiên Chúa. “Hỡi con người bé nhỏ đơn sơ và ngu ngốc, hãy nói cho Ta hay, tại sao anh quá phiền muộn…? Nói cho Ta hay, ai đã sáng lập Dòng Các Anh Em này? Không phải Ta sao? Ta đã chọn ngươi, một con người mộc mạc và dốt nát, để cả ngươi và những người khác có thể nhận ra rằng, Ta sẽ canh chừng đoàn chiên của Ta…Vì thế Ta bảo ngươi: đừng phiền muộn”.29 Như Abraham, Phanxicô tin điều này. Đó thực sự là niềm tin của một kẻ nghèo nàn, một niềm tin dẫn tới sự trao lại hoàn toàn bản thân và cộng đoàn của mình vào tay Thiên Chúa và Giáo Hội; đồng thời, làm cho ngài mạnh mẽ trong bình an với bản thân và với các anh em mình: với tất cả các anh em. Một sự an hoà tạo nên bởi tính kiên nhẫn và lòng từ nhân.
Khi nói về Phanxicô Assisi và cố gắng hiểu sâu sắc con người này thì chúng ta phải luôn trở về với đức tin của con người tội nghiệp này, một đức tin không có gì để chứng minh trong chúng ta và chung quanh chúng ta. Một niềm tin vào tình yêu cao vời, cho không và hiệu quả của Đức Kitô Đấng cứu chuộc. Chỉ một đức tin như thế mới có thể mang con người vượt khỏi mọi xung đột để đi vào một vũ trụ đã được hoà giải. Chỉ mình nó mới giải thoát con người khỏi sợ hãi.
Từ đây, bằng hiểu biết của riêng mình, Phanxicô có thể nói: “người thích chịu hành hạ hơn bị tách khỏi anh em mình thì chắc chắn người đó sẽ kiên trì trong sự vâng phục đích thực, vì người đó hy sinh tín mạng vì anh em mình”.30 Mẫu gương của Đức Kitô thôi thúc ngài đến với một tình yêu huynh đệ mới. Đối với một bề trên dòng vốn muốn tĩnh tâm trong cô tịch, xa các anh em mình với cớ rằng, họ là một cản trở trên con đường đến với Chúa, thì Phanxicô vẫn có thể viết với thẩm quyền được đúc kết bởi kinh nghiệm bản thân:
Anh nên xem mọi chuyện vốn gây khó khăn cho anh trong việc yêu mến Chúa như một ân huệ đặc biệt, cả khi họ là anh em hay không là anh em, chính họ chịu trách nhiệm về điều đó… Hoặc cả khi họ đã đi quá xa đến nỗi gây tổn thương cho anh về mặt thể lý… thì anh vẫn phải yêu những người cư xử như thế đối với mình và anh không nên muốn một điều gì khác từ họ… Điều này sẽ là một mối lợi lớn cho anh còn hơn cả sự cô tịch của một tu viện khổ hạnh.”31
Trong cùng bức thư này, Phanxicô cho thấy chiều sâu tâm hồn mình; ngài để chúng ta thấy rõ ràng rằng, vũ trụ bên trong của ngài vì thế là một vũ trụ của tha thứ và giao hoà:
Tôi muốn anh chứng tỏ rằng, anh yêu Chúa và yêu cả tôi, là tôi tớ của Ngài và của anh theo cách thức sau. Trên đời này, chớ gì không có người anh em nào phải sa ngã phạm tội. Nhưng cho dù có ai đó sa ngã, và sa ngã đến đâu, thì họ vẫn sẽ không bao giờ thất bại khi đến với anh để xin được tha thứ khi chỉ cần nhìn vào mắt anh. Nếu người đó không xin tha thứ, thì anh tự hỏi, liệu anh ta có muốn điều đó không. Và nếu anh ta lại xuất hiện trước mặt anh một ngàn lần, thì anh cũng phải yêu thương người đó hơn là anh yêu tôi, để rồi anh mới có thể dẫn anh ta đến với Chúa.32
Vũ trụ của người đặt trao niềm tin của mình vào Đức Kitô, cả khi người đó như một tội nhân trước mặt Ngài, vẫn giữ trọn niềm tin của mình vào Ngài, là một vũ trụ hoàn toàn khác với vũ trụ được phần lớn con người quan sát. Sự tha thứ là thực tại tối cao của vũ trụ này, một thực tại duy nhất vốn tỏ bày cho chúng ta sự huy hoàng của tình yêu Thiên Chúa nhưng đồng thời tuyệt đối canh tân toàn bộ tương quan của con người bằng cách thổi thần khí mới vào trong chúng. Đây là điều giúp chúng ta vượt qua một vũ trụ đầy thù hằn, thiếu kiên nhẫn, gay gắt và tuyệt giao để đi vào một vũ trụ của bình an, cởi mở và hiệp thông. “Vì thế, hãy đón nhận nhau như Đức Kitô đã đón nhận anh em vì vinh quang của Thiên Chúa”.33
Sự hiện diện mới mẻ trước thế giới này đặt tất cả dưới dấu hiệu của hoà giải vốn được gợi lên bởi Bài Ca Anh Mặt Trời của Phanxicô. Không phải thân thiết với thọ tạo có nghĩa là chọn một nhãn quan về thế giới nơi sự hoà giải mạnh hơn sự giao hòa sao? Không phải là mở lòng mình ra trước mọi chia cắt và cô tịch để đón lấy một thế giới hiệp thông trong hơi thở lớn lao của tha thứ và an hoà sao?
Phần kinh nghiệm thiêng liêng đó đã chạm đến phần sâu thẳm nhất của tâm hồn. Nó luôn trinh nguyên và ẩn giấu. Nó chỉ được biết qua biểu tượng: khi tán dương thế giới, linh hồn được liên kết thiết thân với mọi thọ tạo, tự nhuốm lấy màu sáng rực của mặt trời. Người hát Bài Ca Anh Mặt Trời sau khi bước ra khỏi đêm đen đã tự mình toả sáng, nhân từ như Đấng Tối Cao. Người đó có thể thực sự nói:
Lạy Chúa, Ngài phải được tán dương

bởi những kẻ tha thứ vì tình yêu dành cho Ngài.

Người mang lấy thử thách và đau thổ

thì hạnh phúc biết bao nếu họ cam chịu trong bình an:

Nhờ Ngài, lạy Đấng Tối Cao, họ sẽ được tặng trao vương miện.

8
MẶT TRỜI VÀ CÁI CHẾT

Chuyện xảy ra cuối mùa hè 1226. Ánh sáng mặt trời dịu nhẹ hơn, ít chói chang hơn, nho ngã sang màu vàng, mùi thơm quả mọng thoảng khắp vườn… một bác sĩ từ Arrezzo đã đến thăm Phanxicô vì căn bệnh của ngài trở nên trầm trọng hơn.
“Bác nghĩ gì về căn bệnh của tôi?”. Phanxicô hỏi.

“Hỡi người anh em”, bác sĩ đáp, “mọi chuyện sẽ ổn thôi”.

“Hãy nói thật với tôi”, Phanxicô cố nài, “bác sĩ nghĩ gì? Đừng sợ nói cho tôi hay”.

“Hỡi người anh em, tôi sẽ thẳng thắng với anh vì anh đã hỏi: căn bệnh của anh không thể chữa được bằng tri thức y học hiện giờ của chúng ta. Tôi nghĩ anh sẽ chết sớm, có lẽ vào cuối tháng chín hay đầu tháng mười”.


Đang nằm trên giường, nghe thế, Phanxicô, duỗi tay ra và hô lên: “Xin chào, Chị Chết của em!”... và dù đau đớn hơn bình thường, dường như ngài vẫn được thẩm thấu bởi một niềm vui mới. Rồi ngài nói, “Nếu việc tôi chết sớm làm vui lòng Chúa thì hãy gọi Anh Angelo và Anh Leo đến với tôi để họ có thể hát về Chị Chết của tôi”.34
Hai anh em đến, dĩ nhiên, họ kìm nén nỗi buồn, hát Bài Ca Thọ Tạo. Sau đó, Phanxicô thêm vào đoạn thơ sau:
Lạy Chúa, Ngài thật đáng tán dương bởi chị Chết nơi thân xác con;

từ chị, không phàm nhân sống nào có thể trốn thoát.

Đáng nguyền rủa cho những ai chết trong tội nguy tử!

hạnh phúc thay những ai chị sẽ tìm thấy trong thánh ý của ngài

vì cái chết thứ hai không tác hại họ.35
Chúng ta nên cẩn thận để khỏi tách đoạn thơ này ra khỏi Bài Ca Anh Mặt Trời. Nó sẽ mất ý nghĩa. Mặt trời và cái chết: Phanxicô xem cả hai với một cái nhìn thân thiện như nhau và liên kết chúng trong cùng một lời ca ngợi. Điều quan trọng không phải ngài hát về Chị Chết nhưng ngài hát về chị đồng thời hát về Anh Mặt Trời. Thật sự khó khăn và khá hiếm hoi để trở nên thân thiết với mặt trời và với cái chết cùng lúc. Làm sao người yêu mặt trời có thể đối diện với cái chết mà không chút sợ hãi đang khi lẽ ra người chọn cái chết phải nguyền rủa mặt trời vì không còn tin vào cuộc sống nữa. Phanxicô hát về cái chết như một người chị; khi làm thế, ngài tiếp tục ca ngợi sự huy hoàng của vũ trụ với cùng một lòng nhiệt thành không hơn không kém. Bởi lẽ, ngài tin vào giá trị của con người và giá trị của sự sống ngay cả trong cái chết mà ngài có thể thấy một điều gì đó chiếu sáng đằng sau cánh cửa âm u. Về phía đó, cũng là ánh sáng. Ánh sáng đó cũng là một dấu hiệu cho ngài trong sự huy hoàng của mặt trời.
Ánh sáng này không chiếu cho mọi người. Phanxicô nhận ra điều này, “Đáng nguyền rủa thay những kẻ chết trong tội phải chết”. Những lời này có vẻ thực sự ảm đạm trong bài ca về ánh sáng, nhưng chúng cho thấy sự hấp dẫn của kinh nghiệm mà bài ca biểu lộ.
Phanxicô đã có một khoảng thời gian nào đó để suy gẫm về cái chết. Trong Thủ bản của ngài, chúng ta tìm gặp được một trang lâm ly, ở đó, ngài gợi lên cái chết cay đắng của một con người; cách nào đó, ngài đồng nhất hoá chính bản thân họ với một gia sản không thể từ bỏ. Hơn thế nữa, đối với những tài sản chiếm đoạt cách bất chính. Vượt quá những giằng co này, Phanxicô khái quát hoá và hình dung hoàn cảnh của một con người khi họ đối mặt với cái chết. “Mọi tài cáng và khả năng, mọi tri thức và khôn ngoan mà người ta nghĩ là của mình đều bị lấy đi hết”.36 Không tài sản nào có thể chống lại sự huỷ hoại của cái chết. Trong mắt của một người mà đối với người đó, hiện hữu là sở hữu, thì cái chết thật đáng sợ và tuyệt vọng vì nó lấy đi khỏi người đó mọi sự. Sự tước đoạt đó có thể là một sự huỷ diệt.
Suy cho cùng, tội tầy đình luôn luôn là tội chiếm hữu bản ngã và chiếm hữu thế gian với bất cứ giá nào. Sự chiếm hữu đó ngăn cản con người, một hữu thể vô biên từ khi được sinh ra và loại trừ nó khỏi cuộc sống vốn nhất thiết là một quà tặng. Đây là cái chết thứ hai. Nhưng đối với người đã từ bỏ thái độ chiếm hữu đối với của cải và với chính mình, thì sự chết xảy đến một cách khác biệt. Nó không còn là kẻ thù, thậm chí nó không còn là sự huỷ diệt nữa. Nó xuất hiện như một bước quyết định trong hành trình dài tiến đến hiện hữu. Sự chết là hành động tột cùng của sự từ bỏ chính mình vốn giao phó chúng ta hoàn toàn cho sự huy hoàng của hữu thể và sự sống.
Đây là cách Phanxicô nhìn cái chết của mình. Ngài không hứng chịu nó, ngài chào đón nó, tháp nhập nó vào trong đời sống của mình. Ngài cho nó là một sự lồng ghép sâu xa hơn vào trong mầu nhiệm của Đức Kitô: “Đừng giữ gì cho chính mình để Đấng đã phó dâng tất cả vì anh em có thể đón nhận con người toàn vẹn của anh em”.37 Lời khuyên này, lời khuyên ngài dành cho các anh em mình, Phanxicô đã sống trọn vẹn khi đương đầu với cái chết. Theo gương Chúa và Thầy mình, ngài biến sự chết thành một biểu hiện của tình yêu trọn vẹn và một sự tin tưởng tuyệt đối. Và đó là lý do tại sao ngài ca ngợi nó như một người chị, mà dưới cái nhìn của nhân vật đó, ngài thấy mọi thứ sáng rực. Ánh sáng này là bí mật tối hậu của cuộc đời. Đó là ánh sáng của agape.
Thomas Celano đã thuật lại những ngày cuối cùng và những thời khắc sau hết của thánh Phanxicô cho chúng ta. Các anh em khóc không ai an ủi được. Vào thời điểm đó, Phanxicô xin bánh, chúc lành bánh và trao cho mỗi người trong họ một miếng; rồi ngài nhờ mang đến cho mình cuốn Tin Mừng và yêu cầu họ đọc đoạn của thánh Gioan, “Vào đêm Lễ Vượt Qua, Đức Giêsu, biết giờ mình rời bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha đã đến…” Vì thế, ngài tưởng niệm Bữa Ăn Cuối Cùng mà Đức Giêsu đã tổ chức với các tông đồ.38 Đây là một trong những hành động cuối cùng của Phanxicô. Rõ ràng, ngài cho thấy trong đó ý nghĩa ngài muốn mặc cho cái chết của mình: đó là một sự hiệp thông chứ không phải chia cắt.
“Để hoàn toàn giống Đức Kitô chịu đóng đinh bị treo trên thập giá, nghèo khổ, trần trụi và đớn đau”,39 ngài muốn để trần trụi trên đất trụi trần vào những khoảnh khắc cuối cùng của mình. Khát vọng bị tước bỏ tất cả và hiệp thông khiêm tốn với đất diễn tả xu hướng của cả cuộc đời. “Giờ cuối cùng đã đến khi mọi mầu nhiệm của Đức Kitô đã được thực hiện trong ngài, linh hồn ngài quyện bay trong niềm vui của Thiên Chúa”.40 Đêm mùng ba tháng mười. Trên Portiuncula, nơi thân xác Phanxicô nằm, đàn chim chiền chiện hát ca trong ánh sáng của hoàng hôn.
Francois Mauriac, viết về người mẹ hấp hối của mình, có lần nói, “Ngọt ngào thay khi nhìn thấy ánh sáng! Chính trong ánh mắt thánh thiện của ngày mà Antigone không thể chịu được chào đón sự chia lìa… Đồng thời, người mẹ hấp hối của tôi, nhìn trời chiều tháng sáu qua khung cửa sổ, thốt lên tiếng kêu như Antigone, “Chính ánh sáng này mà tôi nhớ, những cây này…”, mẹ thở dài”. Phanxicô Assisi không nói gì. Ngài không cảm thấy mình đang rời bỏ hay đánh mất gì. Chắc chắn trong một thời gian dài, đôi mắt đau đớn của ngài đã không cho phép ngài thưởng thức ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngài không bao giờ nói lời từ biệt nó. Đối với ngài, nó không còn là một cái nhìn bên ngoài nhưng đã trở thành một sự hiện diện bên trong. Ánh sáng của mặt trời rung động bên trong ngài; từ đó, nó là một phần của hữu thể ngài. Như Violaine trong L”Annonce faite à Marie, Phanxicô có thể thực sự nói:
Tôi đã mất đôi mắt.

Chỉ linh hồn tôi nán lại trong thân xác đang chết này”.

Mù lòa!



Vậy làm sao anh có thể đi thẳng như thế?”.

Tôi nghe”.

Anh nghe điều gì?”

Những thứ sống trong tôi”.

LỜI KẾT:

THÁNH BỔN MẠNG CỦA CÁC NHÀ SINH THÁI



Tương quan của con người với thiên nhiên lại trở thành mối bận tâm hàng đầu của chúng ta. Cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay đang buộc chúng ta xem lại thái độ của mình trước các thực tại thiên nhiên.
Nhờ vào sự phát triển công nghệ, con người đã đạt được quyền hạn ngày càng cao trên thiên nhiên. Nền văn minh công nghiệp, dựa trên quyền lực này, đã khai thác nó tận gốc bằng cách bắt nó phục vụ cho khát vọng hiệu suất và trục lợi. Ngày nay, thế giới thiên nhiên bị xem như một đối thể mà con người công nghệ, được thôi thúc bởi khát vọng hiệu suất và trục lợi này tấn công. Không gì buộc phải chống lại những cuộc tấn công này vì con người trong thời đại công nghiệp không phải là “Chủ và người sở hữu thiên nhiên sao?”. Con người đã tin điều này cho đến bây giờ và chắc chắn, con người vẫn tin điều đó.
Tuy nhiên, ngày nay, con người khám phá rằng, qua việc đối xử với thiên nhiên như thế, con người đang huỷ diệt môi trường tự nhiên của mình; đồng thời, huỷ hoại luôn các giá trị - nếu không thể- của đời sống con người. Các phương tiện thông tin đại chúng và một nền văn học chuyên biệt đã lôi kéo sự chú ý đến mối đe dọa nghiêm trong vốn đè nặng trên tương lai của nhân loại do sự khai thác bừa bãi thiên nhiên và tài nguyên của nó.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một mối nguy khác mà nền văn minh kỹ thuật - công nghiệp đang áp đặt trên con người mà người ta ít bàn đến, chắc chắn vì nó ít rõ ràng hơn nhưng lại liên quan một cách sâu xa nhất đến hữu thể chúng ta. Nó không được liên kết chặt chẽ trong tương quan hiện tại của chúng ta với thiên nhiên. Nền văn minh kỹ thuật - công nghiệp của chúng ta hiểu và phát triển chỉ một phần rất hạn hẹp hữu thể con người, đó chính là phần bảo đảm cho con người sự làm chủ và sở hữu thiên nhiên, nghĩa là một kiến thức tính toán và hoạch định, một lý trí chỉ để thống trị, một ước muốn tổ chức, xâm chiếm và sản sinh. Nền văn mình kỹ thuật - công nghiệp bỏ qua toàn bộ đời sống cảm xúc và trực giác của con người: Nó không quan tâm đến những trực giác đồng cảm hay một lối suy nghĩ, chiêm niệm và chiêm ngắm. Giá trị của sự nhạy cảm, hiệp thông và chiêm ngắm không có chỗ trên thị trường công nghiệp. Chúng không có lợi cho bất cứ thứ gì. Chúng phải nhường chỗ cho hiệu năng và đắn đo lạnh lùng. Vì thế, một phần toàn vẹn của con người bị bỏ xó ở hậu trường và bị đẩy vào bóng đêm: mọi thứ vốn buộc chặt con người với toàn bộ đời sống và hữu thể. Tuy nhiên, không có phần này, con người không thể nhận ra đầy đủ chính mình; không tiếp cận một nhân tính sâu sắc hay một đời sống thiêng liêng đích thực.
Một lý trí vốn tính toán và hoạch định chắc chắn có nhiều điểm tốt ủng hộ nó. Nó hoàn toàn hợp pháp và cần thiết. Nhưng ở mức nó trở thành riêng biệt hay thậm chí hoàn toàn chiếm ưu thế, thì nó lại dẫn đến một sự bần cùng hoá con người. Nó huỷ hoại tận căn điều kiện cần thiết cho sự cảm thông: sự nhận thức trực tiếp cuộc sống và giá trị của nó. Con người, bị nhấn chìm trong lý trí công nghệ, đặt mình trực tiếp trên thiên nhiên mà mình khai thác và cướp phá. Con người cư xử như thể mình không có gốc rễ trong nó. Thực tế, con người đã bị lật gốc. Đối với con người, những năng lực tri thức của sự gắn bó và hiệp thông không còn đóng vai trò gì trong tương quan của nó với thiên nhiên. Các khả năng hiệp thông vốn hiện diện ở đây đã bị bão hòa.
Điều này gây ra những hậu quả không thể tránh khỏi trên bình diện tương quan giữa con người và đời sống xã hội. Với thời gian, khi không thể bộc trực thông cảm với toàn bộ đời sống và hữu thể, con người trong thời đại kỹ thuật - công nghiệp lại dành sự mẫn cảm của mình khi dấn thân vào một nhóm xã hội tượng trưng nào đó, nói cho cùng cũng chỉ để bảo vệ lợi ích của mình. Một phong trào xã hội vốn chỉ dựa trên sự mẫn cảm và nhân hậu đối với mọi người không còn cơ hội thành công trong nền văn minh của chúng ta nữa. Chắc chắn con người hiện đại đang tìm thuốc chữa cho sự bần cùng hóa này trong nhiều nhãn quan trừu tượng về nó. Tất cả các tư tưởng hiện đại lại nảy sinh từ việc thiếu tham gia sinh động và đầy cảm xúc này. Nhưng phương thuốc này chỉ là một mặt nạ.
Theo cách này nền văn minh kỹ thuật - công nghiệp, bị bỏ mặc cho ác quỷ của nó, hai lần kết án con người: bằng cách tấn công môi trường và làm ô nhiễm các nguồn cảm thông và hiệp thông vốn hiện diện ở tận căn của con người.
Đương đầu với mối nguy này, con người nhã nhặn nhất sẽ từ bỏ thái độ của con người hiện đại đối với thiên nhiên. Tiến bộ kỹ thuật không được xem như quỷ dữ trong chính mình, chỉ tinh thần của Prômêthêô mới thôi thúc và sử dụng nó. Chúng ta được mời gọi mở lòng ra đón nhận một nguồn cảm hứng khác. Một chuyên gia sinh thái, Giáo sư Lynn White, không ngần ngại gợi lên tấm gương của Phanxicô Assisi; ông đi khá xa khi đề xuất vị thánh này, một người yêu quý thiên nhiên, làm thánh bổn mạng của các nhà sinh thái. Lời đề nghị không bông lơn. Cho đến thời đại chúng ta, con người của nền văn minh công nghiệp đã chỉ nghĩ đến sự thống trị và khai thác thiên nhiên, giờ đây, nó phải học cách thân thiết với thiên nhiên, trước nguy cơ xoá bỏ nó. Và ai có thể làm hướng dẫn viên tốt trên con đường này hơn Phanxicô Assisi? Trong sự xáo trộn hiện nay, chúng ta có thể được lợi rất nhiều bằng cách trở về với thành tựu duy nhất của ngài. Không khước từ tiến bộ tuyệt diệu của công nghệ, chúng ta có thể lấy nguồn cảm hứng từ mô hình sống mà Phanxicô là một tấm gương.
Tương quan huynh đệ của Phanxicô với sự vật và con người thì không theo thuyết duy cảm hoặc nhân hình thuyết. Nó được đánh dấu trước tiên bởi sự kính trọng sâu xa: một sự kính trọng phát xuất từ tình trạng hiệp thông với đời sống và con người tự nhận biết trực tiếp giá trị của chúng. Phanxicô cảm thông sâu sắc với mọi vật hiện hữu và sống động. Vì thế ngài “cấm anh em cắt cả cái cây khi đốn củi”, Thomas Celano thuật lại, “để nó có thể có hy vọng đâm chồi lại”.41 Sự nghiêm cấm này không đến với ngài từ nhãn quan về tư lợi nhưng từ lòng tôn trọng sự sống vốn bao gồm những vật hèn mọn nhất. Trong mắt ngài, trước hết, cần phải bảo vệ sự sống, cho phép nó bắt đầu lại và đâm chồi lần nữa. Đây không phải là một gương sáng bị cô lập khỏi cuộc đời của Phanxicô; nó là cách phản ứng thông thường của ngài. Đôi lúc tình yêu sự sống đó buộc ngài thả những con vật bị bắt.
Tận đáy việc hiệp thông với sự sống của thọ tạo nơi Phanxicô là sự khiêm tốn căn bản. Thánh Phanxicô rất ý thức về phẩm giá của con người. Ngài không cô lập mình trong sự ý thức của ngài về phẩm giá này; ngài không tách mình ra giữa thọ tạo. Trên hết, ngài không chiếm chỗ của Tạo Hoá. Ngài coi mình như một thọ tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa. Trong khía cạnh này, ngài không ngần ngại đặt mình ở giữa thọ tạo. Ngài cảm thấy khi ở gần chúng, giữa chúng. Khi làm thế, ngài nhận ra rằng, chỉ Thiên Chúa mới là Thiên Chúa. Căn bản đó là một ý thức tôn giáo vốn dẫn ngài đến chỗ nối kết chính mình với thế giới thọ tạo và mở lòng mình ra đón nhận ý nghĩa sâu sắc của thế giới bằng cách làm cho ngài thấy trong mọi thọ tạo anh chị em vốn được sinh ra từ cùng một tình yêu sáng tạo.
Sự ý thức mang tính tôn giáo căn bản này đã mang lại một hiệu quả tuyệt diệu đối với ngài: Nó giải phóng khả năng đồng cảm của ngài khỏi mọi giới hạn và mọi gánh nặng; nó hồi phục sự tươi mát nguyên tuyền của chúng; nó thả lỏng chúng, không làm cho chúng vấp ngã với lòng tự tôn tự ti nào đó. Đáng chú ý là sự trở về của Phanxicô với Tin Mừng, của sự khiêm tốn và khó nghèo không hề bóp nghẹt những suối nguồn sống động của cảm thông bên trong ngài, mang cho chúng cơ hội tốt nhất để trào tràn. Đối với ngài, thế giới không còn là một đối thể để thống trị hay chiếm hữu nữa; nó là thực tại huy hoàng, trong đó, con người được phép sống và hợp tác với tất cả trong thọ tạo. Dòng cảm thông vốn gắn bó Phanxicô với thế giới thì mạnh mẽ và quá sâu sắc đến nỗi nó mang ngài đến chỗ phục hồi một tình yêu sáng tạo lớn lao vốn hiện diện trong mọi hữu thể và trong mọi sự sống, sự hiện diện của ngài với người khác và sự vật tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho thọ tạo của ngài.
Nhưng đồng thời, những trực giác cho lòng mẫn cảm và hiệp thông của ngài được thả lỏng ở mức độ sâu xa này; một mức độ mà ngài không tìm kiếm, và một cách vô thức, Phanxicô khám phá bí mật của một nhân tính trọn vẹn. Ngài đi vào sự sở hữu sự toàn vẹn cảm xúc của mình. Một sở hữu được cất nhắc từ tính cổ hủ và quy ngã của nó nay lại hoạt động dưới ánh sáng của một tình yêu đại đồng dành cho hữu thể và sự sống. Nó đính hôn với mục đích sáng tạo và được tháp nhập vào động cơ của tinh thần mà nó thông truyền hơi ấm và sức sống cho động cơ đó. Đây chính là điều mang lại cho tính cách và bản chất Kitô hữu của ngài một sự sung mãn có một không hai và một năng lực cừ khôi. Đây cũng là điều được diễn tả trong Bài Ca Mặt Trời. Một sự kính cẩn sâu sắc dành cho Tạo Hoá, bài ca này cũng là một sự tán dương, một sự biến đổi sâu sắc của con người và việc con người được sinh ra trong sự sống sung mãn. Ở đây ca ngợi sự sống và ca ngợi Thiên Chúa thì như nhau. Đây là kết cục của việc đặt đời sống và đức tin bên cạnh nhau. Đức tin tái khám phá ngôn ngữ của cuộc sống và chính cuộc sống tự nó được sung mãn trong sự ngợi ca và nguyện cầu.
Ngay cả ngày nay, có những người không thể mở lòng mình ra đón nhận cảm hứng này và rung nhịp với nó - nguồn cảm hứng đã dẫn đưa Phanxicô đến chỗ nhìn thấy chính mình và tự coi mình như một người anh em đích thực của thọ tạo. Một trong các bằng chứng đó là bộ phim của Sucksdorff,

tải về 330.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương