Danh mục kiểm kê di tích lịch sử VĂn hóa trêN ĐỊa bàn thành phố HỒ chí minh



tải về 446.49 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích446.49 Kb.
#37044
1   2   3   4   5   6

2.4. MỘ CỔ: 12


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Tóm tắt nội dung giá trị kiến trúc




Ghi chú

QUẬN 1

1.

Mộ cổ mang họ Lâm (trong công viên Tao Đàn)


Số 55C Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1


Ngôi mộ được xây dựng năm Ất vị (1895), tổng thể công trình kiến trúc được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự tồn tại của mộ cổ mang họ Lâm góp phần đáng kể cho ngành khảo cổ học và nghiên cứu khoa học về loại hình mộ cổ của Việt Nam.








QUẬN 2

2.

Khu mộ cổ Gò Quéo

Khu phố 5, phường Bình Trưng Đông, quận 2

Khu mộ cổ đầu triều Nguyễn, được xây dựng bằng hợp chất ô dước cách nay gần 200 năm, có hai tấm bia mộ hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998. Khu mộ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cần được bảo tồn, xếp hạng di tích.


2006




3.

Khu mộ cổ phường Thạnh Mỹ Lợi

Phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2

Khu mộ được xây dựng vào khoảng năm 1842, bên ngoài bằng ô dước, bên trong bằng đá ong. Toàn bộ khu mộ được xây theo hình con trâu qùi, là dấu tích quí hiếm còn lại có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cần được bảo tồn, xếp hạng di tích.

2006




QUẬN 5

4.

Mộ ông Bà Trương Vĩnh Ký

Số 520 đường Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5.

Mộ được xây dựng vào năm 1931. Ngôi mộ gắn với nhân vật lịch sử Trương Vĩnh Ký. Mộ gồm các kiến trúc: cổng mộ, mộ hình bát giác mái hình chóp nón, lợp ngói vẩy cá, gờ mái trang trí phù điêu hình rồng, giữa mộ là ba ngôi mộ chôn dưới mặt đất nằm song song, trong cùng là án thờ. Toàn bộ các kiến trúc của nhà mồ được xây dựng bằng ximăng và gạch theo kiến trúc phương Tây, nội thất và mái trang trí phù điêu hình rồng, cúc dây của phương Đông. Mặt trên của ba ngôi mộ là ba tấm bia cẩm thạch khắc chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.


2015




QUẬN 9

5.

Mộ ông Nghị viên Địa Hạt Đặng Tân Xuân và các ngôi mộ trong khuôn viên Phân viện Chính trị quốc gia.

Trong khuôn viên Phân viện Chính trị quốc gia, phường Hiệp Phú, quận 9.

Ngôi mộ được xây dựng vào năm 1928, ngôi mộ gồm các kiến trúc theo thứ tự từ ngoài vào: cổng mộ, ngôi mộ, bình phong hậu. Toàn bộ các kiến trúc của ngôi mộ được xây dựng bằng ximăng cốt sắt với nghệ thuật kiến trúc kiểu Pháp, phù điêu trang trí gồm các đề tài bông hoa, các khối hình học đối xứng. Ngôi mộ hình chữ nhật uy nghi.

2012




QUẬN GÒ VẤP

6.

Mộ Hòa thượng Thích Tâm Hữu, mộ Hòa thượng Thích Trừng Tập, mộ Hòa thượng Thích Tâm Thông

Đường Phan Văn Trò, phường 7, quận Gò Vấp.

Kiến trúc mộ tháp Phật giáo. Các di tích mộ của các Hòa thượng gắn với di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Sắc tứ Trường Thọ.

2011




7.

Khu mộ dòng họ Trương Minh Giảng (Mộ ông Thành Tín hầu Lễ bộ Thượng thư Trương Minh Thành; mộ ông bà Bình Thành bá Lễ bộ Thượng thư Trương Minh Giảng ?).


Số 82/5 Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp.

Ngôi mộ nằm trong khuôn viên Đền thờ họ Trương; được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, kiến trúc các ngôi mộ gồm: bình phong tiền, cổng mộ, hai ngôi mộ hình chữ nhật nằm song song, bình phong hậu, vòng tường bao xung quanh, không còn bia mộ. Toàn bộ các kiến trúc của ngôi mộ được xây dựng bằng hợp chất cổ, kết hợp đá ong, gạch.

2011




QUẬN PHÚ NHUẬN

8.

Lăng Võ Tánh

Hẻm 19 Hồ Văn Huê, tổ 49, khu phố 4, phường 9, quận Phú Nhuận.

Lăng Võ Tánh được xây dựng vào năm Nhâm Tuất – 1802, gắn với công lao chiến trận của danh tướng Võ Tánh thời Chúa Nguyễn Ánh. Lăng gồm các kiến trúc: cổng lăng có đề 4 chữ Hán “Võ Quốc công lăng”, bình phong tiền, ngôi mộ hình vuông hai tầng, bình phong hậu, vòng tường bao xung quanh. được xây dựng bằng hợp chất cổ, hiện tại không còn bia mộ.


2015

Khuôn viên xung quanh mộ, và Đền thờ được tôn tạo, tu sửa, khuôn viên được chỉnh trang.

9.

Mộ Huỳnh Quang hầu Tổng trấn Phiên An Phan Tấn Huỳnh

Hẻm 120A Huỳnh Văn Bánh, phường 12, quận Phú Nhuận.

Ngôi mộ được xây dựng vào năm thứ 5 niên hiệu Minh Mệnh – 1824. Ngôi mộ gồm các kiến trúc: bình phong tiền, cổng mộ, hương án, bia mộ, ngôi mộ hình vuông hai tầng, bình phong hậu, vòng tường bao xung quanh, được xây dựng bằng hợp chất cổ. Phía chân ngôi mộ là tấm bia mộ.


2012




10.

Mộ bà Lý Chánh Từ và bà Lý Thị Ly.


Số 49 đường Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận.

Ngôi mộ gắn với di tích lịch sử Chùa Từ Vân.

Ngôi mộ gồm các kiến trúc: cổng mộ, hai ngôi mộ trong đó 1 ngôi mộ hình tháp, vòng tường bao xung quanh, được xây dựng bằng những phiến đá lớn, uy nghi vững chắc.




2010




QUẬN THỦ ĐỨC

11.

Mộ chánh tổng Nguyễn Mỹ Bửu

Tổ 1, khu phố 1, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức.

Ngôi mộ được xây dựng vào thời Đại Nam (1820 trở về sau). Ngôi mộ gồm các kiến trúc: bia mộ, cổng mộ, bình phong hậu, vòng tường bao xung quanh, được xây dựng bằng những khối đá lớn (cự thạch), có độ bền vững cao. Trên đỉnh của cổng và bình phong hậu có kiến trúc mái giả ngói ống diềm chân bằng rất nghệ thuật. Bia mộ bằng đá khắc chữ Hán chỉ đọc được các chữ có nghĩa là: Mộ ông Nguyễn Mỹ Bửu, nguyên Chánh tổng An Điền. Bình phong hậu khắc bài thơ chữ Hán có giá trị.


2012




HUYỆN NHÀ BÈ

12.

Mộ ông Tri huyện họ Nguyễn và bà họ Đào

Ấp 3, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè.

Ngôi mộ được xây dựng năm Quí Hợi – 1923.

Ngôi mộ gồm các kiến trúc: có 3 lần cổng mộ; có hai bức bình phong tiền; bình phong tả, bình phong hữu; bia mộ; có hai ngôi mộ kiến trúc ba tầng hình chữ nhật nằm song song; có hai bức bình phong hậu; có hai lớp vòng tường bao xung quanh. Ngôi mộ được xây dựng bằng những phiến đá trắng lớn (đá Non Nước). Phần trên cùng của cổng mộ thứ ba, bình phong tả hữu, bình phong hậu đều có kiến trúc mái giả ngói ống, diềm mái bằng. Xung quanh ngôi mộ trang trí nhiều phù điêu: tùng nai, rồng phượng, chim hoa cây lá quả. Phía chân của hai ngôi mộ là bia đá màu trắng (đá núi Non Nước) khắc chữ Hán.




2015






2.5. KHU PHỐ CỔ: 01


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Tóm tắt nội dung giá trị kiến trúc

Thời gian thực hiện nghiên cứu xác lập

lý lịch di tích

Ghi chú

QUẬN 5

1

Khu phố cổ đường Hải Thượng Lãn Ông

Ngã tư Hải Thượng Lãn Ông – Triệu Quang Phục. Hai dãy nhà đối diện (số chẵn, số lẻ) có 16 căn nhà xưa, quận 5

Còn giữ được hình dáng phố cổ phía ngoài cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhưng nội thất bị chia nhỏ.




Mặt tiền khối nhà 57-59 thuộc Khu phố cổ được trùng tu năm 2000.

II. CÁC CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM ĐỀ NGHỊ BẢO TỒN THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 4 ĐIỀU 33 CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬN DI SẢN VĂN HÓA NĂM 2009: 78
1. CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIỆN LỊCH SỬ, NHÂN VẬT LỊCH SỬ: 32


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Ghi chú

QUẬN 1

1.

Trường Tôn Thọ Tường

84A Trần Hưng Đạo, quận 1




2.

Nhà Văn Hóa Thanh Niên

4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1




QUẬN 2

3.

Mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Nghĩa trang Văn Giáp, phường Bình Trưng Đông

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và những năm tiếp theo của Văn Giáp được định hướng là công viên cây xanh.

QUẬN 3

4.

Chùa Khánh Hưng

390/8 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3




QUẬN 9

5.

Đình Long Hòa

Đường Nguyễn Xiển, ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9




QUẬN 10

6.

Bia liệt sĩ Trần Văn Ơn

479 Hòa Hảo, phường 7, quận 10




QUẬN GÒ VẤP

7.

Hầm bí mật

132/870A Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp




8.

Hầm bí mật

481/21 Thống Nhất, phường16, quận Gò Vấp




9.

Đình Hội An

21/5 đường Cây Trâm, phường 8, quận Gò Vấp




QUẬN PHÚ NHUẬN

10.

Chùa Pháp Hoa

229/243 Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận




QUẬN TÂN BÌNH

11.

Đình Tân Phước

18/9B Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình




QUẬN TÂN PHÚ

12.

Bia truyền thống Cầu Xéo

329A đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú




13.

Bia Tưởng niệm trận đánh Mậu Thân 1968

Cạnh số nhà 194/13/27 Phan Anh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú




14.

Đền thờ Trần Hưng Đạo

92 Dương Khuê, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú




15.

Đình Tân Sơn Nhì

Đường Tân Kỳ Tân Quí, quận Tân Phú




16.

Đình Tân Thới

300 Dương Văn Dương, phường Tân Quí, quận Tân Phú




QUẬN THỦ ĐỨC

17.

Hầm bí mật

22/3/6 Lê Thị Hoa, khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức




18.

Hầm bí mật

269/12 khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức




HUYỆN BÌNH CHÁNH

19.

Khu tưởng niệm bộ đội du kích An Điền

Âp 2, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh




20.

Khu di tích Vườn Thơm - Bà Vụ (đình Gò Xoài)

Ấp 2, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh




21.

Đồn Bình Hưng

Xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Đồn do Pháp xây dựng khoảng 1906, khi xung quanh còn trống trải không có người ở. Đồn Bình Hưng có hai vị trí (gọi là đồn 1 và đồn 2) cách nhau 5km. Đồn xây dựng với vật liệu bê tông cốt sắt có hai tầng, tầng trên với hệ thống 35 lỗ châu mai, tầng dưới là nơi nấu ăn, nghỉ ngơi của binh sĩ, cũng có 45 lỗ châu mai, các cửa hình bán nguyệt.

Đây là một trong những số ít đồn bót duy nhất kiên cố do Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 còn lại đến nay.

Đồn có giá trị lịch sử và kiến trúc quân sự.


HUYỆN CỦ CHI

22.

Căn cứ Tỉnh ủy Gia Định

Xã An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Tân Lập Thượng, An Phú, huyện Củ Chi




23.

Di tích Sông Lưu


Ấp An Hòa, xã Trung An

Di tích là nơi giặc Pháp sát hại hàng trăm cán bộ chiến sĩ cách mạng và nhân ngày 5/2/1950 (nhằm ngày 19/12/1949) (âm lịch).

Đề nghị xây dựng nhà bia tưởng niệm.



24.

Di tích Ngã ba Dốc Mộ

Ấp Tây, xã Tân An Hội

Di tích là nơi ghi dấu tội ác, giết hại dã man hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cách mạng của tên Quận trưởng Bình ở Củ Chi từ năm 1959 – 1963

Đề nghị xây dựng nhà bia tưởng niệm.



25.

Di tích Trạm phẫu tiền phương

Ấp 7, xã Bình Mỹ

Nơi ghi dấu tội ác của giặc Mỹ ném bom sát hại hàng trăm bộ đội, thương binh Xuân Mậu Thân 1968

Đề nghị xây dựng nhà bia tưởng niệm.



26.

Căn cứ địa cách mạng An Phú xã

ấp Bốn Phú, xã Trung An, huyện Củ Chi




27.

Di tích Trận Ràng – Trung Hưng

Ấp Trung Hưng, xã Trung Lập Thượng

Di tích ghi dấu chiến công quân dân ta tiêu diệt bán lữ đoàn lê dương số 13 của thực dân Pháp năm 1946.

Đề nghị xây dựng bia chiến tích.



28.

Di tích trận đồng bưng

Ấp Bốn Phú, xã Trung An



Di tích ghi dấu chiến công của quân đội ta tiêu diệt 24 máy bay trực thăng Mỹ năm 1966.

Đề nghị xây dựng bia chiến tích.



29.

Di tích Trận Gò Đình

Ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức

Nơi ghi dấu chiến công quân dân ta tiêu diệt 21 xe tăng Mỹ năm 1967.

Di tích Trận Ràng – Trung Hưng



Đề nghị xây dựng bia chiến tích.

30.

Di tích Trận vận động phục kích tiêu diệt đoàn xe 53 chiếc của đế quốc Mỹ trên quốc lộ 22 ngày 20/3/1975

Ấp Cây Trôm, xã Phước Hiệp


Đề nghị xây dựng bia chiến tích.

HUYỆN HÓC MÔN

31.

Nhà thương Giếng Nước

65/2B đường Bà Triệu, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn




32.

Nhà ông Trần Văn Hy

65/3 ấp Tân Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn

Nơi tổ chức Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 tháng 11.1939.


tải về 446.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương