Danh mục kiểm kê di tích lịch sử VĂn hóa trêN ĐỊa bàn thành phố HỒ chí minh


CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ ĐÔ THỊ: 18



tải về 446.49 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích446.49 Kb.
#37044
1   2   3   4   5   6


2.2. CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ ĐÔ THỊ: 18


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Tóm tắt nội dung giá trị kiến trúc

Thời gian thực hiện nghiên cứu xác lập

lý lịch di tích

Ghi chú

QUẬN 1

1.

Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Số 86 đường Lê  Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1

Khởi công xây dựng năm 1898, khánh thành năm 1909. Được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Gardès. Phần trang trí nội thất do họa sĩ Bonnet thực hiện. Từ khi khánh thành đến nay tòa nhà luôn được sử dụng đúng công năng là trụ sở của chính quyền thành phố nên thường xuyên được tu bổ nhưng không bị thay đổi kiến trúc. Đây là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc hiện đại đầu thế kỷ XX ở Sài Gòn.


2011




2.

Bưu điện thành phố  Hồ Chí Minh

Số 2 Công Trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1

Công trình do kiến trúc sư Auguste Vildieu và phụ tá Foulhoux thiết kế. Được xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891. Từ khi khánh thành đến nay tòa nhà chính vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu, là công trình điển hình của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp kiến trúc bản địa.


2011




3.

Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh

Số 7 Công trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1

Được khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành năm 1900, là nhà hát đầu tiên ở Sài Gòn được xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại, có thiết kế điển hình của một nhà hát châu Âu.

2008




4.

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

131 đường Nam Kỳ  Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1

Được xây dựng từ năm 1881 đến năm 1885 theo phong cách kiến trúc châu Âu nhưng phù điêu trang trí mặt tiền là hình người Việt Nam.

2008




5.

Bảo tàng thành phố  Hồ Chí Minh

Số 65 đường Lý  Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1

Được khởi công xây dựng từ năm 1885, khánh thành năm 1890 với mục đích làm Bảo tàng thương mại nhưng sau đó trở thành dinh Thống đốc Nam kỳ, rồi dinh Thủ hiến Nam phần, dinh Tổng thống, trụ sở Tối cao pháp viện.

2009




6.

Khách sạn Continental

Số 132-134 đường Đồng Khởi, quận 1

Là khách sạn cổ xưa, xây dựng sớm duy còn lại tại thành phố.

Có giá trị kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử. Phát huy tốt giá trị.



2009




7.

Bảo tàng Lịch sử - TPHCM

Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.

Năm 1927 Bảo tàng được xây dựng và khánh thành năm 1929.Lúc đầu bảo tàng được đặt theo tên Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse, người đã ký Nghị định thành lâp Bảo tàng. Sau cách mạng Tháng Tám, bảo tàng được đổi tên là Bảo tàng Gia Định. Từ năm 1956 đến năm 1975 bảo tàng mang tên Viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Năm1979 bảo tàng được đổi tên là Bảo tàng Lịch sử - thành phố Hồ Chí Minh.Bảo tàng là một trong số ít các công trình kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Dương, phối hợp nghệ thuật kiến trúc truyền thống bản địa với bố cục, kỹ thuật phương Tây. Bảo tàng Lịch sử - thành phố Hồ Chí Minh là bảo tàng đầu tiên ở Nam Bộ và hoạt động xuyên suốt, lâu đời nhất ở TPHCM.

2010




8.

Trụ sở Cục Hải quan

Số 21 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1

Khi Pháp mới chiếm Sài Gòn, Wang Tai (một thương gia người Hoa) đã xây một tòa nhà tại vị trí này. Cánh trái tòa nhà được chính quyền thuê làm nhà hội đồng thành phố, sở thương mại…

Năm 1887 tòa nhà cũ bị phá bỏ để xây dựng tòa nhà mới làm trụ sở hải quan.

Công trình do kiến trúc sư A.Foulhoux thiết kế, có bố  cục cân đối, hài hòa theo phong cách kiến trúc tân cổ điển của Pháp, sử dụng các kiểu thức của kiến trúc châu Âu.


2011




9.

Bệnh viện Nhi đồng 2

Số 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1

Được xây dựng năm 1870, tổng diện tích là 86.620 mét vuông. Công trình được sử dụng kết cấu thép vừa đơn giản, thanh nhã, đồng thời ít phải duy trì bảo dưỡng, là một công trình bệnh viên tiêu biểu được sử dụng đúng chức năng cho đến ngày nay.


2012




10.

Cột cờ Thủ  ngữ

Gần ngã ba Nguyễn Huệ và Tôn Đức Thắng


Cột cờ  Thủ ngữ được xây trên nền cũ của dinh quan Thủ ngự chuyên chăm lo về thương chính của nhà Nguyễn. Cột cờ treo cờ bằng vải màu hay quả bóng sơn đen để hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng. Vào ngày 23/9/1945 tại cột cờ Thủ ngữ đã diễn ra trận đánh giữa một tiểu đội tự vệ cách mạng với quân Anh. Cả tiểu đội đã anh dũng hy sinh.


2012




11.

Bảo tàng Mỹ thuật

Số 97A đường Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1.

Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trước đây là ngôi biệt thự của gia đình ông Hui Bon Hoa (hay còn gọi là chú Hỏa). Tòa nhà được xây dựng những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Kiến trúc của tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách châu Âu và châu Á, đạt về bố cục và đường nét tạo hình. Bên cạnh giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc, bảo tàng còn là nơi lưu giữ những tác phẩm hội họa đặc biệt nhất của nền mỹ thuật phía Nam, những bộ sưu tập mỹ thuật độc đáo với các chất liệu đồng, gốm.


2010




QUẬN 3

12.

Trường THPT Lê Quý  Đôn

Số 110 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3

Trường được xây dựng từ năm 1874 đến năm 1877. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ) sau đó  đổi thành Collège Chaseloup Laubat, Lycée Jean Jacque Rousseau Từ năm 1970 mang tên trường Lê Quý Đôn.

Hai dãy nhà phía đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Võ Văn Tần hầu như vẫn giữ nguyên.



Trường THCS Lê Quý Đôn được tách ra từ sau năm 1975.


2012




13.

Viện Pasteur

Số 167 đường Pasteur, phường 8, quận 3

Do bác sĩ  Albert Calmette thành lập theo ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur. Là viện vi trùng học duy nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ và là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris.

2012




14.

Trường THPT Nguyễn Thị  Minh Khai

Số 275 đường Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3

Được xây dựng vào năm 1913, khánh thành  năm 1915. Trước kia mang tên trường Gia Long, sau năm 1975 đổi tên thành trường Nguyễn Thị Minh Khai. Trường được xây dựng theo phong cách kiến trúc Tây Âu, một số vật liệu như xi măng, thép, ngói  được mang từ Pháp sang.







15.

Trường THPT Marie Curie

Số 159 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3

Được xây dựng theo kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 với các họa tiết trang trí nhẹ nhàng thanh thoát.







QUẬN 4

16.

Nhà số 236 đường Bến Vân Đồn, phường 5, quận 4

Số 236 đường Bến Vân Đồn, phường 5, quận 4.

Công trình được xây dựng vào khoảng những năm 1929-1935, ảnh hưởng một phần phong cách kiến trúc thuộc địa và kiến trúc truyền thống.

2010




QUẬN 5

17.

Trường Đại học Sài Gòn

Số 6 đường An Dương Vương, phường 3, quận 5

Công trình được xây dựng năm 1908, gồm 5 dãy nhà và 2 hội trường trong khuôn viên khoảng 32.734m2. Phong cách kiến trúc kết hợp kiến trúc Hoa-Pháp, mô-típ trang trí thể hiện trên công trình là sự chọn lọc rất chuẩn mực của kiến trúc Pháp, đồng thời thể hiện nét đẹp điển hình của kiến trúc Hoa.


2013




18.

Trường PTTH chuyên Lê  Hồng Phong

Số 235 đường Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5

Được xây dựng vào năm 1927 với tên gọi ban đầu là College de Cochinchin, sau đổi tên thành trường Pétrus Ký. Kiến trúc của trường kết hợp giữa truyền thống với yếu tố Tây Âu, chú trọng đến công năng sử dụng.

2009





2.3. NHÀ CỔ DÂN DỤNG: 9


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Tóm tắt nội dung giá trị kiến trúc

Thời gian thực hiện lập

lý lịch di tích

Ghi chú

QUẬN 3

1.

Nhà Nguyện - Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh


Số 180 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3

Còn lưu giữ kiến trúc nhà cổ.

2015




QUẬN 9

2.

Nhà ông Nguyễn Minh Chính


Số14/82, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

Xây dựng cách nay hơn 100 năm, gồm: Nhà chính phía trước, hành lang thiên tỉnh, nhà sau với cột kèo gỗ, mái ngói, khuôn viên 4600m2.


2013




3.

Nhà ông Huỳnh Hữu Thời


Số 14/176, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.


Xây dựng cách nay 150 năm trên khuôn viên 4000m2, loại nhà chữ Đinh ba gian hai chái, vì kèo chạm trổ, mái ngói.


2013




QUẬN GÒ VẤP

4.

Từ đường họ Lượng


Số 1/1 đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp.


Nhà xây dựng năm 1885 tại Biên Hòa, di dời về vị trí hiện nay năm 1941. Nhà ba gian hai chái, cột kèo gỗ, mái ngói.

Khuôn viên 500m2.



2015




QUẬN PHÚ NHUẬN

5.

Nhà bà Trần Thị Ngọc Thảo


Số 185/3 Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận.

Chưa rõ năm xây dựng, ước đoán niên đại khoảng 100 năm.

Loại nhà ba gian hai chái, cột, kèo gỗ, mái ngói, khuôn viên rộng 1300m2.

Nhà lưu giữ một số di vật, cổ vật.


2012




HUYỆN BÌNH CHÁNH

6.

Nhà ông Huỳnh Kim Phú


Ấp 1, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

Xây dựng năm 1900 trên khuôn viên hơn 1ha.

Loại nhà năm gian hai chái.

Lưu giữ nhiều di vật, cổ vật.


2012




HUYỆN HÓC MÔN

7.

Nhà bà Ngô Thị Anh Đào


Số 15/2 đường Lê Thị Hà, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn.

Xây dựng năm 1942, khuôn viên 4000m2, loại nhà năm gian, hai chái cột kèo gỗ, mái ngói, nóc trang trí kỳ lân.


2014




HUYỆN NHÀ BÈ

8.

Nhà ông Huỳnh Kim Chung


Khu phố 5, thị trấn Nhà Bè.

Xây dựng 1879.

Nhà ba gian, hai chái, chạm khắc gỗ mái ngói.

Còn nhiều di vật, cổ vật.

Khuôn viên 2ha.



2014




9.

Nhà bà Trần Thị Kim Hồng


Khu phố 5, thị trấn Phú Xuân, huyện Nhà Bè.

Xây dựng 1870.

Ba gian hai chái, chạm khắc nghệ thuật.



Lưu giữ nhiều di vật, cổ vật.

2014





tải về 446.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương