Danh mục kiểm kê di tích lịch sử VĂn hóa trêN ĐỊa bàn thành phố HỒ chí minh



tải về 446.49 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích446.49 Kb.
#37044
1   2   3   4   5   6

2. DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT: 66
2.1. CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO: 26


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Tóm tắt nội dung giá trị kiến trúc

Thời gian thực hiện nghiên cứu xác lập lý lịch

di tích

Ghi chú

QUẬN 1

1.

Nhà thờ Đức Bà

Số 1 Công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1

Nhà thờ  được xây dựng theo đồ án kiến trúc của kiến trúc sư Bourard, mang phong cách Roman pha trộn phong cách Gothic. Được khởi công vào ngày 07/10/1877, khánh thành vào ngày 11/4/1880 (Lễ phục sinh), chi phí xây dựng 2.500.000 France Pháp do Soái phủ Nam kỳ đài thọ. Toàn bộ vật liệu được mang từ Pháp sang, gạch sản xuất tại Marseille, cửa kính màu của hãng Lorin (ở tỉnh Chartres, Pháp). Sáu quả chuông trong nhà thờ cũng được đúc ở Pháp, trong số đó có một chuông được cho là quả chuông lớn nhất thế giới (nặng 8.785kg).

2011

 

2.

 Nữ tu viện Thánh Phaolô

(Tu viện Saint Paul)



Số 4 đường Tôn  Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1

Tu viện do người Pháp xây dựng theo bản thiết kế của Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1874), việc xây dựng chủ yếu dựa vào binh lính. Toàn bộ công trình tu viện nằm trong một công viên rộng lớn trồng nhiều cây xanh, gồm có nhà dòng thánh Phaolô, tu viện, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic và Roman, nội thất trang trí công phu.

2012




3.

Nhà thờ Huyện Sĩ

Số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1

Được xây dựng từ năm 1900 đến năm 1903 do đức cha Boutier thiết kế và sự đóng góp tài chính quan trọng của ông Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ). Nhà thờ mang phong cách kiến trúc tân Gothic, các môtip trang trí khá đa dạng, đặc biệt là việc sử dụng đá granit Biên Hòa ốp mặt tiền.

2013




4.

Phụng Sơn tự

Số 338 – 340 đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1

Do bang Phước Kiến Sài Gòn xây dựng, là nơi trụ trì của cố Hòa thượng Trưởng hệ phái Hoa tông.

2012




5.

Chùa Linh Sơn

Số 149 đường Cô  Giang, phường Cô Giang, quận 1

Được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, là hội sở của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học.

2013




QUẬN 3

6.

Nhà thờ Tân  Định

289 đường Hai Bà  Trưng, phường 8, quận 3

Nhà thờ  được xây dựng vào năm 1874, là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nghệ thuật.

2013




QUẬN 5

7.

Nhà thờ thánh Jean d’Arc

Số 111B đường Hùng Vương, phường 9, quận 5

Nhà thờ  thánh Jean d’Arc được xây dựng từ năm 1922, đến năm 1928 thì hoàn thành. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, công trình được trang trí tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và không gian chung quanh.

2014




8.

Nhà thờ Chợ  Quán

Số 120 đường Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5

Nhà thờ Chợ Quán là nhà thờ được xây dựng đầu tiên ở  Phiên Trấn (nay thuộc thành phố  Hồ Chí Minh).

Theo lưu truyền ngôi nhà nguyện  ở họ đạo Chợ Quán được xây dựng năm 1674. Sau nhiều lần bị phá sập do cấm đạo, do chiến tranh, do dẹp loạn Lê Văn Khôi, năm 1862.

Nhà  thờ được xây dựng lại, chính thức hoàn thành vào ngày 16/2/1896.

Nhà thờ  được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, nội thất trang trí tinh xảo.




2015




9.

Nhà thờ Cha Tam

Số 25 đường Học Lạc, phường 14, quận 5

Từ năm 1865 đến năm 1898 đã có hai nhà thờ được xây dựng tại khu vực Chợ Quán cho các tín đồ Công giáo người Hoa.

Ngày lễ thánh Phanxicô Xaviê  3/12/1890 đức Cha Giám mục Sài Gòn đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Cha Tam (tức cha Đàm Á Tô) tại đường Triều Châu tức đường Học Lạc hiện nay. Nhà  thờ có phong cách kiến trúc Gothic, cổng và  hoa văn trang trí theo phong cách Trung Hoa với nhiều hoành phi, liễn đối chữ Hán.




2014




10.

Hội quán Tam Sơn

Số 116 đường Triệu Quang Phục, phường 10, quận 5

Được người Hoa quê ở Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc), xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật.

2011




11.

Hội quán Phú Nghĩa

Số 16 đường Phú  Đinh, phường 11, quận 5

Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, hiện còn giữ được một số khám thờ, bao lam, liễn đối có giá trị nghệ thuật.

2014




12.

Chùa Bửu Sơn

Số 24 đường Xóm Vôi, phường 14, quận 5

Trước kia là  một ngôi đình. Sau một thời gian không người trông coi, đại đức Thích Minh Thanh đã về đây quản lý. Trong chùa còn khá nhiều cổ vật quí.


2012




QUẬN 6

13.

Đình Bình Tây

Số 219/24 đường Mai Xuân Thưởng, phường 6, quận 6

Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, hiện còn giữ được kiến trúc cổ và nhiều hiện vật giá trị.

2013




14.

Đình Tân Hòa Đông

Số 137 đường Tân Hòa Đông, phường 14, quận 6

Đình là di tích của một làng nghề đúc đồng nổi tiếng. Trong đình còn nhiều hiện vật giá trị.

2013




15.

Chùa Giác Hải

Số 345 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6

Chùa được xây dựng vào năm 1780 nhưng hiện nay kiến trúc đã thay đổi nhiều. Trong chùa còn nhiều hiện vật quí như tượng Phật, chuông cổ, bàn thờ…


2014




16.

Chùa Sắc tứ  Từ  Ân

Số 23 đường Tân Hóa, phường 14, quận 6

Được xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII tại khu vực Chợ Đũi, quận 3. Được vua Gia Long ban tặng tên Từ Ân. Khi Pháp chiếm Sài Gòn, chùa được dời về vị trí hiện nay. Trong chùa còn khá nhiều hoành phi, liễn đối được làm vào đầu thế kỷ XIX và nhiều bộ tượng quí.


2014




17.

Chùa Kiểng Phước

Số 80/3 đường Tân Hòa Đông, phường 14, quận 6

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII, còn giữ được nhiều hiện vật quí và kiến trúc cổ

2014




QUẬN 9

18.

Chùa Bửu Sơn


Số 341 đường Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9

Chùa Bửu Sơn thuộc hệ phái Bắc tông, chi phái Lâm Tế dòng Liễu Quán. Chùa được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Chính điện được xây dựng theo kiểu tứ trụ: giữa chính điện có bốn cột gỗ tròn lớn, đỡ lấy bộ vì kèo bằng gỗ mở rộng ra bốn phía. Các kèo, xà, cột được lắp ghép lại với nhau bởi các mộng, giống kỹ thuật làm nhà rường của người dân Nam Bộ xưa. Các hiện vật bao lam, hoành phi, câu đối phản ánh nét tinh xảo của người nghệ nhân chạm khắc gỗ vùng Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.

2009




QUẬN GÒ VẤP

19.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây (nhà thờ Thông Tây Hội)

số 53/7 đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp

Được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1925 mới hoàn thành. Mang phong cách kiến trúc Gothic.

2014




20.

Miếu Phúc Đức Chính Thần

Số 123 đường Lê  Lợi, phường 1, quận Gò Vấp

Miếu thờ  Thần Thổ Địa, còn khá nhiều tượng và hoành phi, liễn đối giá trị

2011




21.

Miếu Phù Châu (miếu Nổi)

Trên sông Vàm Thuật Bến Cát, phường 5, quận Gò Vấp

Miếu Nổi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19 trên một cồn đất nổi lên giữa dòng sông Vàm Thuật để thờ Ngũ Hành Nương Nương và Tề Thiên Đại Thánh. Từ đầu thế kỷ 20 Miếu Nổi đã nổi tiếng linh thiêng, đông đảo du khách đến cúng bái. Hiện nay Miếu Nổi được trùng tu và các công trình kiến trúc trong miếu đều được trang trí bằng mảnh gốm, sứ tạo nên nét đặc biệt, độc đáo.

2010




QUẬN THỦ ĐỨC

22.

Đình Linh Đông

Số 28 đường Chương Dương, tổ 2, khu phố 3, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức

Đình Linh Đông được xây dựng vào Năm Quí Mùi (1823), thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh. Nổi bật trong kiến trúc là tiền điện và chính diện. Tiền điện là nếp nhà năm gian hai chái, chính điện theo kiểu tứ trụ, được xây bằng vật liệu gỗ quý. Đến nay kết cấu hệ thống cột, vì kèo, câu đầu, xà, đòn tay, rui hầu như còn nguyên vẹn. Đình còn lưu giữ sắc phong bằng chất liệu giấy dó do vua Tự Đức ban vào năm Tự Đức thứ năm (1852) và nhiều hiện vật quý như: long đình, ngai Thần, hoành phi, liễn đối, hương án, bao lam và nhiều đồ thờ cúng.


2006




HUYỆN CẦN GIỜ

23.

Chùa Thạnh Phước

Số 171/1 đường Lê Thương, ấp Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ


Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, là  ngôi chùa cổ nhất tại huyện Cần Giờ.

2011




24.

Lăng Ông Thủy Tướng

Thị trấn Cần Thạnh

Lưu giữ địa điểm, một số kiến trúc truyền thống và giá trị phi vật thể.


2012




25.

Đình Bình Khánh

Ấp Bình An, xã Bình Khánh

Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh vốn là nhân thần (Trần Quang Đạo) người có công quy tụ dân các nơi về khai phá vùng đất mới lập nên làng Bình Khánh.

Trong kháng chiến chống Pháp, đình được sử dụng làm địa điểm họp của chi bộ liên xã An Khánh – Bình Khánh, sau là chi bộ xã Bình Khánh. Là địa điểm luyện tập của dân quân, du kích, nơi hội họp của các đoàn thể của Ủy ban kháng chiến hành chính xã Bình Khánh.

Nơi diễn ra và lưu dấu sự kiện hy sinh anh dũng của 32 dân quân, du kích và người dân xã Bình Khánh ngày 12.8.1948.

Đình có giá trị về lịch sử, là nơi trực quan sinh động để tuyền truyền, cổ động truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ bậc Tiền hiền Hậu hiền và các chiến sĩ đã hy sinh cho quê hương Bình Khánh – Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.




2009




HUYỆN NHÀ BÈ

26.

Đình Phú Xuân


Đường Huỳnh Tấn Phát, tổ 16, khu phố 5, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè

Đình Phú Xuân được xây dựng vào năm 1900, cấu trúc theo trục dọc, kiến trúc theo kiểu dân gian “tứ trụ”. Các đề tài trang trí, chạm khắc trên cột gỗ, liễn đối, khám thờ thể hiện tài hoa trong nghệ thuật chạm khắc của người Việt. Đình thể hiện tốt đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt, tưởng nhớ các bậc Tiền Hiền đã có công khai phá lập thôn làng.


2009





tải về 446.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương