Danh mục chữ viết tắT



tải về 6.75 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích6.75 Mb.
#1785
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




  • Khi lũ lên thì xả bằng lưu lượng đến, giữ hồ ở MNTL. Căn cứ vào dự báo thủy văn xác định một giá trị đỉnh lũ, và nếu lưu lượng đến bằng một lưu lượng Qcắt lũ (quy định ở bảng 3.4) thì chuyển sang điều tiết cắt lũ.

  • Cắt lũ bằng cách xả một lưu lượng bằng lưu lượng xả cuối cùng của bước 1. Tích nước đến MNDBT.

  • Khi mực nước trong hồ bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT.

  • Khi đã mở hết cửa xả mà lũ vẫn lên thì vận hành an toàn hồ, sử dụng dung tích ở phần trên và báo cáo cơ quan có trách nhiệm.

Dưới đây là một số kết quả điều tiết đơn hồ theo qui trình mới.


Hình 3.21. Đường quá trình điều tiết hồ Ayun Hạ năm 2009 theo qui trình mới



Hình 3.22. Đường quá trình điều tiết hồ sông Hinh năm 2009 theo qui trình mới


Hình 3.23. Đường quá trình điều tiết hồ Ba Hạ năm 2009 theo qui trình mới

Hình 3.24. Đường quá trình lưu lượng Củng Sơn năm 2009 theo qui trình đơn hồ và liên hồ.

3.5. Kết luận

Sau khi áp dụng quy trình điều tiết từng hồ riêng lẻ: Ayun Hạ [3], sông Hinh [7] và sông Ba Hạ [2] và quy trình mới do PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải đề xuất để tính toán điều tiết đơn hồ và liên hồ chứa thì tác giả có một số nhận xét như sau:



  • Đối với quy trình điều tiết đơn hồ riêng lẻ chỉ đảm bảo lợi ích cho mình hồ đó mà chưa kết hợp được giữa các hồ với nhau. Hồ Ayun Hạ thì chỉ có nhiệm vụ chính là cấp nước tưới sinh hoạt và phát điện, hồ sông Hinh chỉ có nhiệm vụ tích nước để phát điện, còn hồ Ba Hạ thì có nhiệm vụ cung cấp điện và tham gia hạn chế lũ, tạo nguồn nước cho hạ du.

  • Nhưng đối với quy trình liên hồ thì đã giải quyết được nhiệm vụ đa mục tiêu: an toàn công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, đảm bảo an toàn phát điện.

  • Kết quả mô phỏng điều tiết và diễn toán lũ xuống đến Củng Sơn của quy trình liên hồ so với đơn hồ là khá tốt, chứng tỏ được hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du của quy trình liên hồ mà PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải đề xuất. Lưu lượng tại trạm hạ du Củng Sơn đã giảm được 1708m3/s.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để thiết lập các quy trình điều tiết hồ chứa các mô hình mô phỏng và tối ưu thường được sử dụng. Tuy nhiên với hệ thống đa hồ, đa mục tiêu thì việc thiết lập và giải bài toán tối ưu là khá khó khăn nên các mô hình mô phỏng được sử dụng rộng rãi hơn.

Vận hành cửa van hệ thống hồ chứa trên sông Ba để cắt lũ khá phức tạp. Các cửa được mở theo từng nấc 0.5 m, các cửa được mở từ giữa ra. Hết một chu trình thì mở tiếp nấc mới. Các hồ đã đi vào hoạt động, việc vận hành của van tuân theo quy trình đã được phê duyệt. Mặc dù có sẵn một số các mô hình tổng quát, vẫn cần thiết phải phát triển các mô hình mô phỏng cho một (hệ thống) hồ chứa cụ thể vì mỗi hệ thống hồ chứa có những đặc điểm riêng. Do đó tác giả đã sử dụng một chương trình riêng mô phỏng lại đúng quy trình đóng mở cửa van hồ chứa để điều tiết lũ. Mô hình này được phát triển bới Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các hồ chứa trên lưu vực sông Ba đều không có dung tích phòng lũ và cố gắng giữ mực nước hồ cao nhất trong suốt mùa lũ. Khi dự báo có lũ lớn xẩy ra, tùy theo tình hình lũ mà các hồ xả bớt nước để dành dung tích cắt giảm lũ cho hạ du. Sau khi điều tiết lũ, đóng dần các cửa van để đưa mực nước hồ về mực nước dâng bình thường. Do dung tích cắt giảm lũ nhỏ so với lượng lũ, nên mục tiêu của việc điều hành hệ thống hồ là cắt giảm đỉnh lũ cho hạ du và tránh gây lũ chồng lũ. Điểm khác biệt trong điều hành của hệ thống hồ chứa lưu vực sông là: chưa biết trước dung tích phòng lũ của các hồ và toàn hệ thống, quy mô lũ cần phải bảo vệ cho hạ du không cố định, mục tiêu là cố gắng cắt lũ vừa dưới mức báo động 2 đối với lũ trung bình (lũ sớm và muộn), giảm tối đa đối với lũ lớn và rất lớn (lũ chính vụ). Đưa ra quy trình cắt lũ hợp lý để thoả mãn các yêu cầu là rất khó.

Nằm trong vùng thường xuyên chịu tác động của các hình thế nguy hiểm gây mưa lớn, sông Ba được xếp vào một trong những con sông có tiềm năng sinh lũ lớn nhất nước ta. Với đặc điểm lũ lên nhanh, đỉnh lũ cao, trong khi đó dung tích phòng lũ cho hạ du của các hồ chứa lại nhỏ. Lũ lớn ở hạ du xẩy ra chủ yếu phần trung và hạ du của lưu vực gây ra. Khi xẩy ra lũ lớn đến rất lớn ở hạ du thì hầu hết các nhánh sông trên hệ thống sông Ba đều có lũ. Đặc biệt hai nhánh sông Krông H’Năng, sông Hinh lũ rất đồng bộ với lũ Củng Sơn ở mức độ lũ trung bình trở lên.

Phương thức hạ mực nước hồ sớm và cắt đỉnh lũ đã giảm lũ cho hạ du đồng thời không gây ra lũ chồng lên lũ. Hoạt động điều tiết cắt giảm lũ của cụm hai hồ Knak, Ayun Hạ không gây tác động lớn đến dòng chảy vào sông Ba Hạ. Hồ Sông Ba Hạ, Ayun Pa có vai trò quan trọng trong việc giảm lũ cho hạ du, các hồ khác sẽ hỗ trợ trong quá trình cắt giảm lũ. Vì vậy, có gắng đưa mực nước hai hồ này đến mức thấp nhất cho phép có thể được.

Trong luận văn này trình bày việc tích hợp một số phần mềm với nhau để tạo thành một công cụ cho phép điều tiết liên hồ chứa trên hệ thống sông Ba.

Kết quả điều tiết và diễn toán lũ xuống đến Củng Sơn của quy trình liên hồ so với đơn hồ là khá tốt, chứng tỏ được hiệu quả cắt giảm lũ của quy trình liên hồ mới.

Các kết quả tính toán trong luận văn đã chứng tỏ được khả năng ứng dụng của công cụ tích hợp mà tác giả đã xây dựng.

Công cụ này không chỉ sử dụng cho hệ thống liên hồ chứa trên sông Ba mà có thể áp dụng cho hệ thống các hồ chứa khác.

Việc thu thập được đầy đủ các số liệu khí tượng thủy văn và địa hình, cũng như các đặc tính của hồ chứa, lưu vực nghiên cứu thì việc mô phỏng được tốt hơn, nâng cao tính hiệu quả trong việc xây dựng vận hành cắt lũ.

Mô hình thủy văn Marine mà tác giả sử dụng trong luận án rất cần số liệu chi tiết về địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ cấu trúc đất, số liệu trạm đo mưa chi tiết hơn. Nếu có được những loại số liệu chi tiết này thì việc tính toán thủy văn sẽ được tốt hơn.

Với đặc điểm lũ lên nhanh, đỉnh lũ cao, trong khi đó dung tích phòng lũ cho hạ du của các hồ chứa lại nhỏ. Lũ lớn ở hạ du xảy ra chủ yếu ở phần trung và hạ du của lưu vực gây ra. Khi xẩy ra lũ lớn đến rất lớn ở hạ du thì hầu hết các nhánh sông trên hệ thống sông Ba đều có lũ. Đặc biệt hai nhánh sông Krông H’Năng, Hinh lũ rất đồng bộ với lũ ở Củng Sơn ở mức độ lũ trung bình trở lên. Vì các hồ không có dung tích phòng lũ, việc xả nước đón lũ rất phụ thuộc vào dự báo, ảnh hưởng rất lớn đến việc ngập lụt hạ du (đoạn từ Củng Sơn ra đến Cửa Đà Rằng). Ngập lụt hạ du chủ yếu do lưu lượng xả từ hai hồ Ba Hạ và sông Hinh nên việc kết hợp hai hồ này điều tiết là rất quan trọng. Để có được bức tranh ngập lụt ở vùng này thì cần phải có thêm thời gian và áp dụng thêm một số mô hình khác nữa.

Do thời gian hạn chế nên luận văn mới chỉ tính cho 3 hồ chứ chưa tính được cho nhiều hồ và mới chỉ tính điều tiết liên hồ chứa cho năm 2009, chứ chưa tính được cho nhiều năm lũ lớn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương (6/6/2005), “Qui trình vận hành hồ chứa thủy điện Hòa Bình và các công trình cắt giảm lũ hàng năm”.

  2. Bộ Công Thương (6/2009), Quyết định: Ban hành quy trình vận hành hồ chứa thủy điện sông Ba Hạ, số 3024 /QĐ-BCT.

  3. Bộ NN&PTNT (2004), Quyết định: về việc ban hành quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ tỉnh Gia Lai, số 64/2004/ QĐ-BNN.

  4. Bộ NN&PTNT (10/2007), Quy định: Phê duyệt “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Ba”, số 2994 /QĐ-BNN-KH.

  5. Nguyễn Tiến Cường, Marie Madeleine Maubourguet (2004), Thử nghiệm mô hình thủy văn cho lưu vực sông Đà, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội nghị cơ học toàn quốc 2004, T2.

  6. Dự án quốc tế FLOCODS, Hệ thống hỗ trợ ra quyết định nhằm kiểm soát lũ lụt đảm bảo phát triển bền vững môi trường sinh thái châu thổ sông Hồng-Trung Quốc, Việt Nam.

  7. Trịnh Quang Hoà (1997), Xây dựng công nghệ nhận dạng lũ thượng nguồn sông Hồng phục vụ điều hành hồ chứa Hoà Bình chống lũ hạ du.

  8. Nguyễn Hữu Khải. Lê Thị Huệ (2007), Điều tiết lũ hệ thống hồ chứa lưu vực sông Hương bằng mô hình HEC-RESSIM. Tạp chí KTTV số 11. Hà Nội, Việt Nam.

  9. Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (8/2002), Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, “Quy trình xả lũ hồ chứa sông Hinh”, số 2775/QĐ-EVN-KTNĐ.

  10. PEC1 (2003), Điều kiện khí tượng thủy văn thủy điện sông Ba Hạ.

  11. Quyết định số 1936/QĐ-UBND, (2009): “Ban hành Quy định phối hợp vận hành điều tiết lũ các hồ chứa thủy điện lưu vực sông Ba trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, Phú Yên.

  12. Quyết định số 1757/QĐ-TTg, (2009), Quyết định về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng, Ayun Hạ và An Khê – Ka Nak trong mùa lũ hàng năm, Hà Nội.

  13. Lâm Hùng Sơn (2005), Nghiên cứu cơ sở điều hành hệ thống hồ chứa lưu vực sông Hồng.

  14. Trần Hồng Thái (2005) và Ngô Lê Long (2006), Bước đầu áp dụng thuật tối ưu hoá trong vận hành hồ Hoà Bình phòng chống lũ và phát điện.

  15. Hoàng Minh Tuyển (2002), Phân tích đánh giá vai trò của một số hồ chứa thượng nguồn sông Hồng cho phòng chống lũ hạ du

  16. Ven Te Chow, David R. Maidment, Larry W. Mays (1994), Thủy văn ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

.

.


.

.


PHỤ LỤC

Bảng thông số kỹ thuật chủ yếu của các hồ chứa thủy điện

STT

Thông số

Đơn vị

An Khê Ka Nak

Iayun
Hạ


Krông
H' năng


Sông Ba
Hạ


Sông
Hinh


KaNak

An Khê

I

Các đặc trưng lưu vực

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích lưu vực

km2

833

1236

1670

1196

11115

772

2

Lượng mưa TB nhiều năm

mm

1821

1726

 

1780

1776

2154

3

Lưu lượng TB nhiều năm

m3/s

18.60

27.80

447

32.5

227.2

40.2

4

Lưu lượng TB mùa kiệt

m3/s

7.27

10.80

 

14.5

146.8

15.7

5

Tổng lượng dòng chảy TBNN

106m3

588.00

875.00

 

1025

7099

1270

6

Lưu lượng đỉnh lũ

 

 

 

 

 

 

 




P = 0,1%

m3/s

4586.00

6021/5309

 

6383

35685

1164




P = 0,5%

m3/s

3505.00

4601/4408

 

5101

28483

8930




P = 1%

m3/s

 

 

 

4545

25334

7830




P = 5%

m3/s

 

 

 

3240

17842

5460




P = 10%

m3/s

 

 

 

2669

14477

4490

II

Hồ chứa

 

 

 

 

 

 

 




MNDBT

m

515.00

429.00

204.0

255

105

209




MNC

m

485.00

427.00

195.0

242.5

101

196




MN max ứng P=0,5%

m

515.32

429.88

 

255.16

105.96

211.85




MN max ứng P=0,1%

m

516.80

431.45

 

257.4

108.05

212.35




Dung tích toàn bộ (Wtb)

106m3

313.70

15.90

253.0

171.6

349.7

357




Dung tích hữu ích(Whi)

106m3

285.50

5.60

201.0

112.3

165.9

323




Dung tích chết (Wc)

106m3

28.20

10.30

52.00

59.3

183.9

34




Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT

km2

17.00

3.40

 

13.67

54.66

41

III

Công trình cụm đầu mối

 

 

 

 

 

 

 

1

Loại đập

 

Đập CFRD

Đập đất

 

Đập đất

Đập đất

Đập đất




- Cao trình đỉnh đập

m

520.4

433.3

 

258.2

110.9

214




- Chiều cao đập max

m

68

23.5

 

48.6

50

42




-C.T đỉnh tường chắn sóng

m

521.6

 

 

258.8

111.9

215

2

Tràn xả lũ

 

 

 

 

 

 

 




-Số khoang tràn

kh.

3

4

 

 

12

6




-Kích thước cửa van

m x m

12x14.7

12x14.7

 

12x14.5

15x16.5

12x13.2




-Qxả max với P=0,1%

m3/s

3873.50

5093.20

 

6194

28945

7180




-Cao trình ngưỡng tràn

m

502

416

 

241

89

196




-Tràn sự cố

 

 

 

 

không có

không có

b= 5.50m

IV

Lưu lượng qua nhà máy

 

 

 

 

 

 

 

1

Q đảm bảo (90%)

m3/s

11.00

9.60

 

12.9

56.7

19

2

Q lớn nhất

m3/s

42.00

50.00

 

68

393

57.3

V

Công suất

 

 

 

 

 

 

 

 

Công suất lắp máy

MW

13

160

3

64

220

70

 

Công suất đảm bảo (90%)

MW

6.5 

 80

 

12.1

33.3

22.9

 

Số tổ máy

 

2

2

 

2

2

 


tải về 6.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương