Dự thảo thủ TƯỚng chính phủ



tải về 0.9 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.9 Mb.
#5150
1   2   3   4   5   6

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN


Danh mục các dự án ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030 thể hiện tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định này.

V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách


a) Sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đa dạng sinh học nhằm thống nhất các quy định hiện hành về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Việt Nam. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học; hướng dẫn và định mức kinh tế-kỹ thuật xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh; hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và quản lý hành lang đa dạng sinh học (theo từng loại hình hành lang); chỉ tiêu thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học trong khu bảo tồn; chỉ tiêu thống kê, đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và suy giảm đa dạng sinh học theo định kỳ 5 năm/lần; xây dựng thí điểm và ban hành các chính sách tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học.

b) Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn với chức năng khai thác, sử dụng đa dạng sinh học từ trung ương tới địa phương; rà soát chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học để bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất và sử dụng hiệu quả nguồn lực; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về đa dạng sinh học; củng cố và tăng cường quản lý nhà nước về đa dạng sinh học ở địa phương.

c) Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho cơ quan để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình; xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý về đa dạng sinh học với các cơ quan có liên quan.

d) Tăng cường công tác thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm; đào tạo chuyên nghiệp, tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm, kiểm ngư, cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan.

đ) Có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân lập dự án thành lập các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học phù hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học trong khu vực quy hoạch.

e) Có cơ chế phát triển, đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.

g) Xây dựng nội dung, kế hoạch lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp; quy hoạch phát triển các ngành có liên quan khác ở cấp trung ương và địa phương; kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của từng ngành, địa phương; đẩy mạnh lồng ghép nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia, ngành và địa phương.

2. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực


a) Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ trung ương đến địa phương; trong hệ thống khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.

b) Nâng cấp và thành lập các cơ sở đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực về đa dạng sinh học phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.

c) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, đặc biệt nhấn mạnh mối liên hệ giữa đa dạng sinh học với phát triển kinh tế, dịch vụ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

d) Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sâu rộng và thường xuyên tới mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng, các hành động nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nâng cao trách nhiệm xã hội của người dân và cộng đồng trong quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

đ) Đẩy mạnh lồng ghép nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học và tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học vào chương trình giảng dạy, đào tạo trong các trường phổ thông, đại học.

3. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ


a) Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong điều tra cơ bản về đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, đặc biệt là các loài hoang dã quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hệ sinh thái quan trọng quốc gia, quốc tế; theo dõi, quan trắc diễn biến đa dạng sinh học; thống kê hiện trạng đa dạng sinh học, nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học, suy giảm đa dạng sinh học định kỳ 5 năm/lần.

b) Xây dựng các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu về khai thác, nhân nuôi, sử dụng đa dạng sinh học phục vụ cho việc phát triển số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảm áp lực khai thác, sử dụng các đối tượng này.

c) Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.

d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; tập trung các nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên, sử dụng bền vững loài, nguồn gen, các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả; phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

đ) Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ mới trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học; phát hiện các vật liệu di truyền và dẫn xuất có giá trị ứng dụng cho phát triển kinh tế - xã hội.

4. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế


a) Trao đổi nguồn lực, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; ưu tiên tiếp cận, trao đổi thông tin về các phương pháp, công cụ mới trong quản lý đa dạng sinh học, đặc biệt phương pháp quản lý dựa vào hệ sinh thái và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái; phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài hoang dã; bảo vệ các loài di cư; tham gia các chương trình, dự án bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học trong khu vực và quốc tế.

b) Chủ động tham gia và thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; đề xuất các sáng kiến hợp tác quốc tế, tham gia và tổ chức thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên.

c) Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, dự án đầu tư nước ngoài cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

d) Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học; đẩy mạnh hợp tác khu vực và trên thế giới, tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

đ) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học tại Việt Nam.

5. Nhóm giải pháp về đầu tư


a) Bảo đảm kinh phí để xây dựng quy hoạch chi tiết và thành lập 41 khu bảo tồn mới và 21 hành lang đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước giai đoạn đến năm 2030.

b) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, dự báo nhu cầu sử dụng đa dạng sinh học phục vụ tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước Giai đoạn đến năm 2020, định hướng Giai đoạn đến năm 2030; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật và hoạt động quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.

c) Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn; xác định các hạng mục đầu tư, xây dựng định kinh tế - kỹ thuật đầu tư cho khu bảo tồn do nhà nước thành lập.

d) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

đ) Ưu đãi về thuế và chính sách hưởng lợi đầu tư phát triển khu bảo tồn (chia sẻ lợi ích trong sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái; sử dụng các sản phẩm trong khu bảo tồn).

e) Có chính sách hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.

f) Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng cơ chế đa dạng hoá nguồn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt thông qua các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học và các cơ chế tài chính khác thông qua thị trường cácbon và khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân để đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn.

g) Tăng cường và mở rộng sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.



Каталог: lichcongtac
lichcongtac -> Thanh tra chính phủ LỊch công tác tuầN
lichcongtac -> TRƯỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh
lichcongtac -> KẾ hoạch tuầN 46- tháng 11/2011 (Từ ngày 7/11/2011 đến ngày 11/11/2011)
lichcongtac -> LỊch công tác xhcđ quí 2 / 2015 CỦa quỹ doanh nhân vì CỘng đỒNG
lichcongtac -> Tuần 13, từ ngày 23/03/2015 đến ngày 29/03/2015
lichcongtac -> LỊch công tác tuầN 37 (Từ ngày 10 đến 14/9/2012)
lichcongtac -> LỊch công tác tuầN 38 (Từ ngày 17 đến 21/9/2012)
lichcongtac -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
lichcongtac -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
lichcongtac -> SỞ NÔng nghiệp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương