Dự thảo thủ TƯỚng chính phủ


III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030



tải về 0.9 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.9 Mb.
#5150
1   2   3   4   5   6

III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030


1. Vùng Đông Bắc:

Đến năm 2020:

- Bảo vệ và phục hồi 15% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ vùng núi phía Bắc (lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm,...);

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các KBT đã được thành lập tại vùng Đông Bắc;

- Bảo vệ, khôi phục các kiểu rừng trên núi đá vôi (rừng các cây Hạt trần - Pơ mu, Bách xanh, Sa mu dầu, Du sam, rừng nghiến...).

- Bảo vệ sinh cảnh của các loài linh trưởng quý, hiếm;

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Chế Tạo (Yên Bái) - VN018, Bản Bung (Tuyên Quang) - VN 027, Sinh Long (Tuyên Quang) - VN028, Bản Thi - Xuân Lạc, Tam Đảo - VN032: Tây Côn Lĩnh - VN054, Du Già - VN055, Fan Si Pang - VN057, Văn Bàn - VN058; khôi phục 2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi (Cao Bằng và Hà Giang).

- Đề xuất thành lập mới 05 khu bảo tồn với tổng diện tích dự kiến khoảng 121.500 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 42 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 457.558 ha để bảo vệ các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng lùn hay rừng rêu rất độc đáo; bảo vệ các loài động vật, thực vật quý, hiếm: Vọoc mũi hếch, hươu xạ, sóc bay, gấu ngựa, báo gấm, sơn dương, vù hương, hoàng liên chân gà, thông 5 lá, pơ mu, bách xanh, ngọc lan, v.v… nguy cấp, quý, hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN.

- Nâng cấp và thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: 01 trung tâm cứu hộ động vật; 01 vườn thực vật; và 01 vườn cây thuốc hỗ trợ cứu hộ động vật và bảo tồn các nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm của vùng này.

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 01 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 500 ha để kết nối các sinh cảnh giữa các khu bảo tồn Na Hang và Bắc Cạn.

Đến năm 2030:

- Bảo vệ và phục hồi 25% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ vùng núi phía Bắc (lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm).

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các KBT đã được thành lập tại vùng Đông Bắc.

- Đề xuất thành lập mới 01 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 5.300 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 43 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 462.858 ha.

- Nâng cấp và thành lập 04 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: 03 vườn thực vật và 01 vườn cây thuốc để đáp ứng nhu cầu bảo tồn các nguồn gen thực vật và thảo dược nguy cấp, quý, hiếm rất phong phú của vùng;

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 04 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 31.000 ha.

2. Vùng Tây Bắc:

Đến năm 2020:

- Bảo vệ rừng ở các đai cao trên 1.500m;

- Bảo vệ và phục hồi 15% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ vùng núi phía Bắc;

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn đã được thành lập tại vùng Tây Bắc;

- Bảo vệ và phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt các loài cây thuốc quý;

- Đề xuất thành lập mới 03 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 46.456 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 16 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 215.939 ha để bảo vệ loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm và một số loài thực vật đặc hữu, như sâm và pơ mu (Fokienia hodginsii);

- Nâng cấp, thành lập 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: 01 Trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.

Đến năm 2030:

- Bảo vệ và phục hồi 25% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ vùng núi phía Bắc;

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn đã được thành lập tại vùng Tây Bắc;

- Đề xuất thành lập mới 2 khu bảo tồn với tổng diện tích dự kiến khoảng 19.615 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 18 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 235.555 ha.

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 02 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 19.700 ha.

3. Vùng Đồng bằng sông Hồng:



Đến năm 2020:

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững 30 triệu ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ các vùng đất ngập nước tự nhiên quan trọng.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Nghĩa Hưng - VN0012, Tiền Hải - VN013, Thái Thuỵ - VN014, Tiên Lãng - VN015, An Hải - VN016, Xuân Thuỷ - VN017, Cúc Phương - VN034.

- Đề xuất thành lập mới 05 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 66.575 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 16 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 103.900 ha để bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh;

- Nâng cấp, thành lập 08 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: 02 trung tâm cứu hộ động vật; 01 vườn thực vật; 01 vườn động vật; 01 vườn cây thuốc; và 03 ngân hàng gen.



Đến năm 2030:

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển 25% diện tích rừng ngập mặn tự nhiên ở vùng ven biển;

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Đề xuất thành lập mới 4 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 16.700 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 20 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 120.600 ha;

- Nâng cấp, thành lập 01 vườn thực vật;

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 01 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 20.000 ha. Loại hình hành lang không liên tục, chủ yếu nhằm mục tiêu bảo tồn các loài chim nước.

4. Vùng Bắc Trung Bộ:

Đến năm 2020:

- Đầu tư bảo vệ và duy trì 15% diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh;

- Bảo vệ và phục hồi 15% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh.

- Phát triển và phục hồi 15% diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển.

- Bảo vệ các hệ sinh thái kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, núi thấp và trung bình; kiểu rừng trên núi đá vôi của Thanh Hoá và Quảng Bình.

- Bảo vệ các sinh cảnh của các loài thú, chim đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm: sao la, mang lớn, vọoc quần đùi, voọc Hà Tĩnh, trĩ sao, gà lôi lam mào tím.

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Kẻ Gỗ - VN019, Phong Điền - VN021, Vũ Quang- VN022, Da krong - VN 031, Khe Nét - VN035, Phong Nha - VN039, Kẻ Bàng -VN040, Truong Son (Quảng Bình) - VN041, Pù Mát - VN042;

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Bắc trung bộ; phục hồi 50% diện tích hệ sinh thái các đầm phá Tam Giang, Cầu Hai.

- Đề xuất thành lập mới 5 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 140.902 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 26 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 772.261 ha để bảo vệ các rừng nhiệt đới thường xanh ở vùng đất thấp, các loài đặc hữu hẹp vùng thấp Trường Sơn: loài thú nguy cấp, quý, hiếm. Đặc biệt các loài mang lớn, vượn má trắng, vọoc Hà Tĩnh, chà vá chân nâu, cheo cheo, tê tê, gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis), gà lôi Hà Tĩnh (Lophura hatinhensis), trĩ sao, khướu mỏ dài, khướu bạc má xám được xếp vào vùng chim đặc hữu của Thế giới;

- Nâng cấp, thành lập 02 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.



Đến năm 2030:

- Đầu tư bảo vệ và duy trì 25% diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh;

- Bảo vệ và phục hồi 25% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh.

- Phát triển và phục hồi 40% diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển;

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Bắc trung bộ.

- Đề xuất thành lập mới 03 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 28.590 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 29 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 800.851 ha;

- Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn thực vật;

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 05 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 244.700ha.

5. Vùng Nam Trung Bộ:

Đến năm 2020:

- Đầu tư bảo vệ và phục hồi 15% diện tích các HST rừng phòng hộ lưu vực sông Cái, sông Côn, sông Đà Rằng, Sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn.

- Bảo vệ các khu rừng giàu đa dạng sinh học giáp vùng Tây Nguyên.

- Bảo vệ các sinh cảnh các loài thú lớn và cảnh quan đẹp ven biển.

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Phước Bình (Ninh Thuận) - VN038, Lò Xo (Quảng Nam) - VN046.

- Phát triển và phục hồi 15% diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển.

- Bảo vệ, phục hồi 15% diện tích hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển (Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải); phục hồi 50% diện tích hệ sinh thái các đầm Thị Nại Trà Ổ, Cù Mông, Ô Loan, Nha Phu.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Nam trung bộ.

- Đề xuất thành lập mới 09 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 272.057 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 29 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 531.907 ha để bảo vệ các loài quý, hiếm và khôi phục tài nguyên sinh vật bị cạn kiệt, đặc biệt là bảo tồn các loài đặc hữu của khu vực trường Sơn: quần thể vượn má trắng (Nomascus gabriellae); vọoc xám (Pygarthrix cinerea) và vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), Cheo cheo (Tragulus kanchii), mang lớn và mang Trường Sơn;

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 03 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 118,700 ha.



Đến năm 2030:

- Đầu tư bảo vệ và phục hồi 25% diện tích các HST rừng phòng hộ lưu vực sông Cái, sông Côn, sông Đà Rằng, Sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn.

- Phát triển và phục hồi 40% diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển.

- Bảo vệ, phục hồi 40% diện tích hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển (Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải).

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Nam trung bộ.

- Đề xuất thành lập mới 04 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 10.070 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 33 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 541.977 ha.

- Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn động vật.

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 02 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 12.000 ha.

6. Vùng Tây Nguyên:

Đến năm 2020:

- Đầu tư bảo vệ và duy trì 15% diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

- Bảo vệ và phục hồi 15% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn đã được thành lập tại vùng Tây Nguyên.

- Bảo vệ các hệ sinh thái và kiểu rừng nguyên sinh đặc trưng của Tây Nguyên: rừng trên núi trung bình (Ngọc Linh, Chư Yang Sin); rừng nửa rụng lá (rừng bàng lăng), rừng rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp).

- Bảo vệ các sinh cảnh của các loài nguy cấp, quý, hiếm.

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Chư Prông - VN 023, A Yn Pa - VN024, Kon Cha Răng - VN025, Chư yang Sin (Dac Lak) - VN030, EA Sô - VN033, Yok Đon - VN044, Dak Dam (Dak Lak) - VN045, Ya Lop (Dak Lak) - VN047, Kon Plong - VN049, Chu Ma Lanh -VN050.

- Đề xuất thành lập mới 03 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 56.450 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 18 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 544.963 ha để bảo tồn các loài đặc hữu Đông Dương: vọoc chà vá chân đen (Pygathrix nemaeus nemaeus); vượn (Hylobates gabriellae), các loài thú bị đe doạ mức độ toàn cầu Đây, bảo vệ vùng chim quan trọng, đặc biệt là công (Pavo muticus).

- Nâng cấp, thành lập 02 trung tâm cứu hộ động vật cho vùng Tây Nguyên.

Đến năm 2030:

- Đầu tư bảo vệ và duy trì 25% diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh;

- Bảo vệ và phục hồi 25% diện tích các hệ sinh thái rừng phòng hộ lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn đã được thành lập tại vùng Tây Nguyên.

- Đề xuất thành lập mới 03 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 7.199 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 21 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 552.162 ha.

- Nâng cấp, thành lập 01 vườn thực vật.

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 01 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 9.500 ha.

7. Vùng Đông Nam Bộ:



Đến năm 2020:

- Đầu tư bảo vệ và duy trì 15% diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh;

- Bảo vệ, phục hồi 15% diện tích cá hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển (Cà Ná, Côn Đảo); phục hồi 50% diện tích hệ sinh thái Đầm nại.

- Bảo vệ các HST rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng Tràm tại Cần Giờ.

- Bảo vệ các sinh cảnh của các loài thú lớn nguy cấp, quý, hiếm như tê giác, bò tót, voi.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn đã được thành lập tại vùng Đông nam bộ.

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Bi Doup - VN 936, Lang Biang - VN037, Tuyền Lâm - Lâm Đồng - VN048, Cần Giờ - VN051, Cát Lộc - VN052, Nam Cát Tiên - VN053, Cổng Trời (Lâm Đồng) - VN055, Lò Gò Xa Mát - VN059.

- Đề xuất thành lập mới 04 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 32.332 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 18 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 299.342 ha.

- Nâng cấp, thành lập 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: 02 trung tâm cứu hộ động vật; 02 vườn thực vật; 01 vườn cây thuốc; và 01 vườn động vật.

Đến năm 2030:

- Đầu tư bảo vệ và duy trì 25% diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

- Bảo vệ, phục hồi 25% diện tích cá hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển (Cà Ná, Côn Đảo).

- Bảo vệ các HST rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng Tràm tại Cần Giờ.

- Bảo vệ các vùng chim quan trọng.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn đã được thành lập tại vùng Đông nam bộ.

- Đề xuất thành lập mới 01 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 700 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 19 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 300.042 ha.

- Nâng cấp, thành lập 01 vườn thực vật.

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 01 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 16.700 ha.

8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:



Đến năm 2020:

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững 30 triệu ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên.

- Bảo vệ, phục hồi 15% diện tích hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển (Phú Quốc).

- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng Tràm như tại Tràm Chim, U Minh.

- Bảo vệ các sinh cảnh của các loài chim quý: sếu đầu đỏ; bảo vệ các vùng chim quan trọng (IBA): Bãi Bồi - VN001, Đất mũi - VN002, Hà Tiên - VN003, U Minh Thượng - VN004, Kiên Lương - VN005, Tràm Chim - VN006, Láng Sen - VN007, Bạc Liêu - VN008, Trà Cú - VN009, Chùa Hang - VN010, Cà Mau - VN011, Bình Đại (Bến Tre) - VN062, Ba Tri (Bến Tre) - VN063.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 15% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất thành lập mới 07 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 38.629 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 26 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 144.894 ha.

- Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật.



Đến năm 2030:

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững 25% diện tích và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển.

- Bảo vệ, phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển (Phú Quốc).

- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng Tràm như tại Tràm Chim, U Minh.

- Phục hồi đưa về nguyên trạng 50% diện tích các phân khu phục hồi sinh thái trong các khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước và biển đã được thành lập tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất thành lập mới 05 khu bảo tồn với diện tích dự kiến khoảng 6.150 ha, nâng số lượng khu bảo tồn lên 31 khu với tổng diện tích dự kiến khoảng 151.045 ha.

- Quy hoạch chi tiết, thành lập 01 hành lang với tổng diện tích dự kiến khoảng 90.200 ha. Đây là kiểu hành lang không liên tục (step-stone) kết nối các khu bảo tồn Mũi Cà Mau, sân chim Đầm Dơi, Thạnh phú và Cần Giờ.

Danh mục các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030 chi tiết tại các Phụ lục 1, 2 và 3 kèm theo Quyết định này.



Каталог: lichcongtac
lichcongtac -> Thanh tra chính phủ LỊch công tác tuầN
lichcongtac -> TRƯỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh
lichcongtac -> KẾ hoạch tuầN 46- tháng 11/2011 (Từ ngày 7/11/2011 đến ngày 11/11/2011)
lichcongtac -> LỊch công tác xhcđ quí 2 / 2015 CỦa quỹ doanh nhân vì CỘng đỒNG
lichcongtac -> Tuần 13, từ ngày 23/03/2015 đến ngày 29/03/2015
lichcongtac -> LỊch công tác tuầN 37 (Từ ngày 10 đến 14/9/2012)
lichcongtac -> LỊch công tác tuầN 38 (Từ ngày 17 đến 21/9/2012)
lichcongtac -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
lichcongtac -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
lichcongtac -> SỞ NÔng nghiệp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương