Dự thảo Đơn vị tư vấn: Viện nc quản lý Kinh tế Trung ương Tháng 6 năm 2011


PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG



tải về 0.7 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.7 Mb.
#20601
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và Hưng Yên, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và các tiềm năng phát triển khác. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như: đường 5A, 18, 37, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Bắc Giang - Phả Lại,…; nằm gần cảng biển Hải Phòng và Cái Lân; hệ thống giao thông đường thuỷ tương đối thuận lợi.

Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng.


1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2001-2005 đạt mức 10% và giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 9,8%/năm. Quy mô kinh tế của tỉnh được nâng lên, tổng sản phẩm năm 2010 gấp 2,3 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người đạt 17,9 triệu đồng, tương đương 964 USD (mục tiêu 17 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 27,1% - 43,6% - 29,3% năm 2005 sang 23,0% - 45,4% - 31,6% năm 2010. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tương ứng từ 70,5% - 15,9% - 13,6% năm 2005 sang 54,5% - 27,3% - 18,2% năm 2010.

Biểu 1. Tăng trưởng kinh tế 2001-2005 và 2006-2010



Đơn vị: %

Ngành

2001-2005

2006-2010

Tăng trưởng toàn nền kinh tế

10,0

9,8

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

4,0

2,2

1.1. Nông nghiệp và lâm nghiệp

2,8

1,4

1.2. Thủy sản

10,1

6,6

II. Công nghiệp và xây dựng

15,6

11,6

2.1. Công nghiệp khai thác mỏ

0,9

13,5

2.2 Công nghiệp chế biến

14,2

10,7

2.3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

14,3

3,6

2.4. Xây dựng

7,8

5,4

III. Dịch vụ

10,5

11,9

3.1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

5,3

10,6

3.2. Khách sạn và nhà hàng

9,0

8,9

3.3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

11,3

14,9

3.4. Tài chính, tín dung

11,3

17,6

3.5. Hoạt động khoa học và công nghệ

4,6

5,9

3.6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

2,8

7,4

3.7. Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc

6,1

5,2

3.8. Giáo dục và đào tạo

10,0

11,3

3.9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

5,5

8,9

3.10. Hoạt động văn hóa và thể thao

8,4

22,2

3.11. Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

3,7

5,2

3.12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

0,0

6,2

3.13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

 

 

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản trong giai đoạn 2006-2010 đạt 2,2%, thấp hơn gần 2 điểm phần trăm so với giai đoạn 2001-2005. Ngành công nghiêp và xây dựng cũng có dấu hiệu tăng chậm lại, tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác mỏ có tốc độ tăng đột biến từ 0,9% (2001-2005) lên 13,5% (2006-2010).


2. Thu chi ngân sách và đầu tư phát triển


Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá, từ 2.407,6 tỷ đồng năm 2005 lên 4.005 tỷ đồng năm 2010, bình quân tăng 10,7%/năm, trong đó thu nội địa tăng 15,2%/năm (mục tiêu tăng 10%/năm). Chi ngân sách cơ bản đáp ứng cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi các chương trình mục tiêu, đảm bảo an sinh xã hội và các nhu cầu thiết yếu khác.

Môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện, hoạt động xúc tiến đầu tư được đổi mới cả về nội dung và hình thức, cải cách thủ tục hành chính đạt kết quả bước đầu. Trong 5 năm, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 73.500 tỷ đồng (mục tiêu trên 40.000 tỷ đồng), tăng bình quân 24,7%/năm; trong đó vốn nhà nước chiếm 21,6% (tăng bình quân 15,9%/năm), vốn đầu tư từ khu vực dân doanh chiếm 57,2% (tăng bình quân 30,4%/năm), vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,2% (tăng bình quân 22,5%/năm). Trong tổng vốn đầu tư xã hội, tỷ trọng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 7,8%, tăng bình quân 15,9%/năm; khu vực công nghiệp, giao thông, xây dựng 53,9%, tăng bình quân 26,1%/năm; khu vực dịch vụ 38,3%, tăng bình quân 24,3%/năm.


3. Thực trạng phát triển của các ngành và lĩnh vực


Ngành nông, lâm, thủy sản phát triển tương đối ổn định, kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong các năm qua, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 2,1%/năm (mục tiêu tăng 4,5%); trong đó: trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân 1,3%/năm (mục tiêu 3,6%/năm), lâm nghiệp tăng bình quân 3,3%/năm (mục tiêu 4,3%/năm), thuỷ sản tăng bình quân 11,9%/năm (mục tiêu 11-12%/năm).

Công nghiệp và xây dựng phát triển theo hướng hiện đại; quy mô, năng lực sản xuất, sản phẩm một số ngành được nâng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13,2%/năm (mục tiêu 20%/năm); trong đó công nghiệp tăng bình quân 13,9%/năm, quy mô sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp gần hai lần so với năm 2005. Cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước - ngoài nhà nước - khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 41,2% - 20,9% - 37,9%, năm 2010 là 25,1% - 26,3% - 48,6%). Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt bình quân 13,9%/năm. Các ngành công nghiệp công nghệ cao và có lợi thế cạnh tranh tăng trưởng cao (bình quân 15,2%/năm); trong đó công nghiệp cơ khí, điện tử tăng 2 lần, sản lượng xi măng tăng hơn 2 lần, thức ăn chăn nuôi tăng 2,7 lần so với năm 2005. Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.

Biểu 2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh



(GDP theo giá thực tế)


Ngành

2001

2005

2010

GDP

Lao động

GDP

Lao động

GDP

Lao động

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Tổng số

6.712

100,0

916.033

100,0

13.334

100,0

942.186

100,0

30.732

100,0

959.779

100,0

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.243

33,42

742.533

81,06

3.614

27,1

664.619

70,54

7.068

23,00

569.881

59,38

II. Công nghiệp và xây dựng

2.539

37,83

92.886

10,17

5.819

43,60

149.264

15,84

13.914

45,28

224.520

23,39

III. Dịch vụ

1.930

28,75

80.294

8,77

3.901

29,30

128.303

13,62

9.750

31,73

165.378

17,23

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Dịch vụ phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,8%/năm (mục tiêu 13%/năm). Một số lĩnh vực tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng như: xuất khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, bảo hiểm…

Nhìn chung, tại Hải Dương, chuyển dịch cơ cấu về lao động diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông nghiệp khá lớn mặc dù phần đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng GDP là nhỏ. Điều đó cho thấy năng suất lao động của khu vực nông nghiệp là thấp hơn tương đối so với các khu vực khác.

Trong thời gian 2001-2010, lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp đã giảm, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới gần 60% lực lượng lao động vào năm 2010. Tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong cùng thời kỳ đã tăng từ 10,5% năm 2001 lên 27,2% năm 2010. Tỷ trọng lao động dịch vụ cũng tăng lên trong khoảng thời gian từ 2001-2010 từ 9,3% lên 18,2%.



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương